Vương quyền Aragón
Vương quyền Aragón (/ˈærəɡən/; tiếng Tây Ban Nha: Corona de Aragón; tiếng Aragon: Corona d'Aragón; tiếng Catalunya: Corona d'Aragó; tiếng Anh: Crown of Aragon) là một chế độ quân chủ hỗn hợp[2] do một vị vua cai trị, khởi nguồn từ liên minh giữa Vương quốc Aragon và Bá quốc Barcelona, chính thức kết thúc do hậu quả của Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha. Ở đỉnh cao quyền lực của mình vào thế kỷ 14 và 15, Vương quyền Aragon là một đế chế hàng hải kiểm soát một phần lớn miền Đông Tây Ban Nha ngày nay, một phần của khu vực ngày nay là miền Nam nước Pháp, và một đế chế Địa Trung Hải bao gồm quần đảo Baleares, Sicily, Corsica, Sardinia, Malta, Nam Bán đảo Ý (từ năm 1442) và một phần của Hy Lạp (cho đến năm 1388).
Vương quyền Aragon
|
|||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên bản ngữ
| |||||||||||||||||||||
1162–1716 | |||||||||||||||||||||
Bản đồ Diachronic của các vùng lãnh thổ chịu sự quản lý của Vương quyền Aragon | |||||||||||||||||||||
Tổng quan | |||||||||||||||||||||
Vị thế | Chế độ quân chủ hỗn hợp[2] | ||||||||||||||||||||
Thủ đô | See Capital below | ||||||||||||||||||||
Ngôn ngữ thông dụng | Ngôn ngữ chính thức: Catalan, Aragonese, La tinh Ngôn ngữ thiểu số: Occitan, Sardinia, Corsica, Neapoli, Sicilia, Castilia, Basque,[1] Greek, Malta, Ả Rập Andalusia, Mozarabic | ||||||||||||||||||||
Tôn giáo chính | Majority religion: Công giáo La Mã Tôn giáo thiểu số: Hồi giáo Sunni, Sephardic Judaism, Chính thống giáo Hy Lạp | ||||||||||||||||||||
Chính trị | |||||||||||||||||||||
Chính phủ | Quân chủ phong kiến tuân theo các hiệp ước | ||||||||||||||||||||
Quân chủ | |||||||||||||||||||||
• 1162–1164 (first) | Petronilla | ||||||||||||||||||||
• 1479–1516 | Ferdinand II | ||||||||||||||||||||
• 1700–1716 (last) | Philip V | ||||||||||||||||||||
Lập pháp | Cortz d'Aragón Corts Catalanes Corts Valencianes | ||||||||||||||||||||
Lịch sử | |||||||||||||||||||||
Thời kỳ | Trung cổ / Thời kỳ cận đại | ||||||||||||||||||||
• Liên hiệp Vương quốc Aragon và Bá quốc Barcelona | 1162 | ||||||||||||||||||||
1231 | |||||||||||||||||||||
• Chinh phục Vương quốc Valencia | 1238–1245 | ||||||||||||||||||||
1324–1420 | |||||||||||||||||||||
19 tháng 10 năm 1469 | |||||||||||||||||||||
1501–1504 | |||||||||||||||||||||
1716 | |||||||||||||||||||||
Địa lý | |||||||||||||||||||||
Diện tích | |||||||||||||||||||||
• 1300[3] | 120.000 km2 (46.332 mi2) | ||||||||||||||||||||
Dân số | |||||||||||||||||||||
• 1300[3] | 1 000 000 | ||||||||||||||||||||
|
Các khu vực cấu thành nên thuộc vương quyền không được thống nhất về mặt chính trị, ngoại trừ tất cả lãnh thổ đều được cai trị bởi một vị vua,[4] người cai trị từng chính thể tự trị theo luật riêng, tạo ra nguồn thu theo từng cơ cấu thuế, giao dịch riêng với từng Cort hoặc Cortes, đặc biệt là Vương quốc Aragón, Thân vương quốc Catalunya, Vương quốc Majorca và Vương quốc Valencia. Vương quyền Aragón lớn hơn không được nhầm lẫn với Vương quốc Aragón, chỉ là một phần lãnh thổ thuộc vương quyền.
Năm 1469, một liên minh mới được thiết lập giữa Vương quyền Aragon với Vương quyền Castilla bởi Quân chủ Công giáo, tạo ra thuật ngữ mà người đương thời gọi là "Tây Ban Nha",[5] dẫn đến việc hình thành Quân chủ Tây Ban Nha, như một chế độ quân chủ hỗn hợp dưới thời các quân chủ Habsburg. Vương quyền vẫn duy trì cho đến khi nó bị bãi bỏ bởi Sắc lệnh Nueva Planta do Vua Felipe V ban hành vào năm 1716, đến từ hậu quả của sự thất bại của Đại Công tước Karl (với tư cách là Carlos III của Aragón) trong Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha.
Bối cảnh
sửaVề mặt hình thức, trung tâm chính trị của Vương quyền Aragon là Zaragoza, nơi các vị vua lên ngôi tại Nhà thờ chính tòa La Seo. Thủ đô 'trên thực tế' và trung tâm văn hóa, hành chính và kinh tế hàng đầu của Vương quyền Aragon là Barcelona,[6][7] tiếp theo là Valencia. Cuối cùng là Palma trên đảo Majorca là một thành phố và cảng biển quan trọng.
Vương quyền Aragon bao gồm Vương quốc Aragon, Thân vương quốc Catalunya (cho đến thế kỷ XII là Bá quốc Barcelona và những lãnh thổ xung quanh), Vương quốc Valencia, Vương quốc Majorca, Vương quốc Sicily, Malta, Vương quốc Napoli và Vương quốc Sardinia. Trong một thời gian ngắn, Vương quyền Aragon cũng kiểm soát Montpellier, Provence, Corsica và Công quốc Athens và Công quốc Neopatras ở Frankokratia.
Các quốc gia ngày nay được gọi là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã trải qua thời Trung Cổ sau năm 722, thông qua một cuộc đấu tranh không liên tục được gọi là Reconquista. Cuộc đấu tranh này đã khiến các vương quốc Cơ đốc giáo ở phía Bắc chống lại các vương quốc nhỏ của người Hồi giáotaifa ở Al-Andalus ở phía Nam, và bản thân các quốc gia Cơ đốc này cũng chống lại nhau.
Vào cuối thời Trung cổ, việc mở rộng Vương quyền của người Aragon về phía Nam đã bị chặn lại bởi quân đội của Vương quyền Castile đang tiến về phía Đông đến Vùng Murcia. Sau đó, Vương triều Aragon tập trung vào việc đánh chiếm các lãnh thổ ở Địa Trung Hải, cai quản các vùng xa thuộc Hy Lạp và Bờ biển Barbary, trong khi Bồ Đào Nha, quốc gia hoàn thành Reconquista vào năm 1249, tập trung vào Đại Tây Dương. Lính đánh thuê từ các vùng lãnh thổ trong vương quyền, được gọi là Almogavars đã tham gia vào việc thành lập "đế chế" Địa Trung Hải này, và sau đó đã tìm được việc làm tại các quốc gia trên khắp Nam Âu.
Vương quyền Aragon đã được coi là một đế chế[7] cai trị ở Địa Trung Hải trong hàng trăm năm, với quyền lực dân chủ được thực hiện để thiết lập các quy tắc trên toàn bộ vùng biển, (ví dụ như đã được ghi lại trong "Llibre del Consolat del Mar" hoặc "Book of the Consulate of the Sea", viết bằng tiếng Catalan, là một trong những tập hợp luật hàng hải lâu đời nhất trên thế giới). Vương quyền Aragon ở thời kỳ đỉnh cao, thực sự là một trong những cường quốc ở châu Âu.
Tuy nhiên, các lãnh thổ khác khau trong vương quyền không được thống nhất về chính trị, chúng chỉ được cai trị chung bởi một vị vua, giống với Đế quốc Achaemenes trước đây. Một nhà sử học hiện đại, Juan de Contreras y Lopez de Ayala, Marqués de Lozoya[8] đã mô tả Vương quyền của Aragon giống như một liên minh hơn là một vương quốc tập trung, chứ chưa nói đến một đế chế. Cũng không có tài liệu chính thức nào đề cập đến nó như một đế chế (Imperium hoặc bất kỳ từ ghép nào); thay vào đó, nó được coi là một liên minh triều đại của các vương quốc tự trị.
Nguồn gốc
sửaVương quyền Aragon được hình thành từ năm 1137, khi Vương quốc Aragon và Bá quốc Barcelona (cùng với Bá quốc Provence, Bá quốc Girona, Bá quốc Cerdanya, Bá quốc Osona và các vùng lãnh thổ khác) được hợp nhất thành một liên minh [9][10] sau cuộc hôn nhân của Petronilla xứ Aragon và Ramon Berenguer IV, Bá tước xứ Barcelona; Các tước vị cá nhân của họ đã được thừa kế bởi con trai họ là Alfonso II của Aragon, người lên ngôi vào năm 1162. Liên minh này tôn trọng các thể chế và nghị viện hiện có của cả hai lãnh thổ. Nhà nước kết hợp ban đầu được gọi là Regno, Dominio et Corona Aragonum et Catalonie, và sau đó là Corona Regum Aragoniae, Corona Aragonum hoặc đơn giản là Aragon.
Cha của Petronilla là Vua Ramiro, "Thầy tu" (trị vì 1134–1137), người lớn lên trong Tu viện Saint Pons de Thomières, với tư cách là một tu sĩ dòng Biển Đức, là con út trong gia đình có ba anh em. Anh trai của ông là Peter I (trị vì 1094–1104) và Alfonso I El Batallador (trị vì 1104–1134) đã anh dũng chiến đấu chống lại Castile để giành quyền bá chủ ở bán đảo Iberia. Sau cái chết của Alfonso I, giới quý tộc Aragon thân cận với ông lo sợ bị áp đảo bởi ảnh hưởng của Castile. Và vì vậy, Ramiro buộc phải rời bỏ cuộc sống tu hành của mình và tự xưng là Vua của Aragon. Ông kết hôn với Agnes, em gái của Công tước xứ Aquitaine và hứa hôn đứa con gái duy nhất của mình là Petronilla xứ Aragon cho Raymond Berenguer IV, Bá tước Barcelona. Thỏa thuận đám cưới đã cung cấp cho Berenguer tước hiệu Princeps Aragonum và Dominator Aragonensis (Người cai trị Vương quốc và Chỉ huy Quân đội Aragon) nhưng danh hiệu Vua của Aragon được dành cho các con trai tương lai của Ramiro II và Berenguer.
Raymond Berenguer IV, người cai trị đầu tiên của vương triều thống nhất, tự xưng là Bá tước Barcelona và "Hoàng thân xứ Aragon".[11]
Sự bành trướng
sửaAlfonso II kế thừa hai vùng đất và đã thực hiện hai lần mở rộng lãnh thổ. Triều đại Jiménez tiến về phía Nam trong trận chiến chống lại Castile để giành quyền kiểm soát thung lũng sông Ebro ở bán đảo Iberia. Nhà Barcelona có nhiều ảnh hưởng ở phía Bắc, nơi thông qua các mối quan hệ gia đình, đặc biệt là ở Toulouse, Provence và Foix, về phía Nam dọc theo bờ biển Địa Trung Hải và các hải đảo trên biển Địa Trung Hải.
Chẳng bao lâu, Alfonso II của Aragon và Barcelona cam kết chinh phục Valencia theo yêu cầu của giới quý tộc Aragon. Giống như cha mình, ông dành ưu tiên cho việc mở rộng và củng cố ảnh hưởng của Nhà Barcelona ở Occitania.
Alfonso II đã ký Hiệp ước Cazorla, một hiệp ước đa phương giữa Navarre, Aragón, León, Bồ Đào Nha và Castile để xác định lại biên giới và khu vực mở rộng của mỗi vương quốc. Alfonso II đảm bảo với Valencia bằng cách từ bỏ quyền của người Aragon trong việc thôn tính Murcia để đổi lấy việc đảm bảo biên giới của người Aragon với Castile. Hành động này nên được coi là kết quả của sự ưu tiên đã nói ở trên đối với các quyền thống trị của Vương quyền Aragon ở vùng Occitan và Catalan.[12]
Từ thế kỷ thứ IX, các Công tước xứ Aquitaine, các vị vua của Vương quốc Navarre, các Bá tước xứ Foix, các Bá tước xứ Toulouse và các Bá tước xứ Barcelona là những đối thủ của nhau trong nỗ lực kiểm soát các bá quốc khác nhau của Marca Hispanica và thôn tính Occitania. Và Nhà Barcelona đã thành công trong việc mở rộng ảnh hưởng của mình đến khu vực ngày nay là miền Nam nước Pháp thông qua các mối quan hệ gia đình bền chặt, tại các khu vực Bá quốc Provence, Bá quốc Toulouse và Bá quốc Foix. Cuộc nổi dậy của những người Cathars hay Albigensian, những người từ chối thẩm quyền và giáo lý của Giáo hội Công giáo, đã dẫn đến việc mất những tài sản này ở miền Nam nước Pháp. Giáo hoàng Innôcentê III kêu gọi Philippe II của Pháp đàn áp những người Albigensian — Cuộc Thập tự chinh chống lại người Albigensian trong 20 năm đã dẫn đến việc đưa vùng đất Occitania nằm dưới sự kiểm soát của Vua Pháp và Vương triều Capet.
Peter II của Aragon trở về từ Trận Las Navas de Tolosa vào mùa thu năm 1212, lúc đó Simon de Montfort, Bá tước thứ 5 xứ Leicester, đã chinh phục Toulouse, đày ải Raymond VI, Bá tước xứ Toulouse, là anh rể và là chư hầu của Peter. Quân đội của Peter băng qua dãy núi Pyrénées và đến Muret, vào tháng 9 năm 1213, họ cùng với lực lượng của Raymond xứ Foix và Raymond xứ Toulouse đối đầu với quân của Montfort. Trận Muret bắt đầu vào ngày 12 tháng 9 năm 1213. Các lực lượng Catalan, Aragon và Occitan bị mất tổ chức và tan rã dưới sự tấn công của các phi đội của Montfort. Bản thân Peter cũng bị cuốn vào cuộc chiến dày đặc, và chết vì một hành động dũng cảm ngu ngốc. Do đó, giới quý tộc của Toulouse, Foix và các chư hầu khác của Vương quyền Aragon đã bị đánh bại. Xung đột kết thúc với Hiệp ước Meaux-Paris năm 1229, trong đó Vương quyền Aragon đồng ý từ bỏ các quyền của mình đối với phía Nam của Occitania với sự hợp nhất của các lãnh thổ này vào quyền thống trị của Vua Pháp.
Vua James I của Aragon (thế kỷ XIII) quay trở lại thời kỳ bành trướng về phương Nam, bằng cách chinh phục và sáp nhập Majorca, Ibiza, và một phần của Vương quốc Valencia vào vương quyền. Với Hiệp ước Corbeil (1258), dựa trên nguyên tắc biên giới tự nhiên,[13] người Nhà Capet được công nhận là người thừa kế của Vương triều Caroling, và vua của Capet là Louis IX của Pháp đã từ bỏ mọi tuyên bố về quyền lãnh chúa phong kiến đối với Catalonia. Nguyên tắc chung là rõ ràng, ảnh hưởng của Catalan ở phía Bắc dãy Pyrenees, ngoài Bá quốc Roussillon, Vallespir, Bá quốc Conflent và Capcir, sẽ chấm dứt.[13] James I đã nhận ra rằng việc lãng phí lực lượng và phân tán sức lực của mình để cố gắng chiếm đống ở Pháp sẽ chỉ kết thúc trong thảm họa.[13] Vào tháng 1 năm 1266, James I bao vây và bắt được Murcia, sau đó giải quyết những người của ông ta, chủ yếu là người Catalonia, ở đó; và giao Murcia cho Castile với Hiệp ước Cazorla.[14]
Vương quốc Majorca, bao gồm quần đảo Balearic, và các Bá quốc Cerdanya, Roussillon-Vallespir và thành phố Montpellier, được giữ độc lập từ năm 1276 đến năm 1279 bởi James II xứ Majorca và là một chư hầu của Vương quyền Aragon cho đến 1349, trở thành thành viên chính thức của Vương quyền Aragon từ năm 1349.
Valencia cuối cùng đã được thành lập như một vương quốc mới với các thể chế riêng của nó chứ không phải là một phần mở rộng của Aragón như các nhà quý tộc Aragon đã dự định trước cả khi Vương quốc Aragon được thành lập. Vương quốc Valencia trở thành thành viên thứ ba của vương quyền cùng với Aragon và Catalonia. Vương quốc Majorca có một địa vị độc lập với các vị vua của riêng mình cho đến năm 1349. Năm 1282, người Sicilia nổi lên chống lại vương triều thứ hai của Angevins trong cuộc nổi dậy Kinh chiều Sicilia và tàn sát những người lính đồn trú trên khắp hòn đảo. Peter III của Aragon đã đáp lại lời kêu gọi của họ, và đưa quân đến Trapani 5 tháng sau đó. Điều này khiến Giáo hoàng Máctinô IV ra vạ tuyệt thông đối với vua Peter III, đặt Sicily vào diện bị can ngăn, và trao Vương quốc Aragon cho con trai của Philip III của Pháp.[15][16]
Khi Peter III từ chối áp đặt Điều lệ của Aragon (Charters of Aragon) ở Valencia, các quý tộc và thị trấn đã thống nhất ở Zaragoza để yêu cầu xác nhận các đặc quyền của họ, mà nhà vua phải chấp nhận vào năm 1283. Do đó, Liên minh Aragon bắt đầu, phát triển sức mạnh của Justicia de Aragón để làm trung gian giữa nhà vua và giới tư sản Aragon.[15]
Khi James II của Aragon [17] hoàn thành cuộc chinh phục Vương quốc Valencia, Vương quyền Aragon đã tự khẳng định mình là một trong những cường quốc ở châu Âu.
Năm 1297, để giải quyết tranh chấp giữa người Anjevins và người Aragon về Sicily, Giáo hoàng Bônifaciô VIII đã tạo ra Vương quốc Sardinia và Corsica và giao nó làm thái ấp cho Vua James II của người Aragon, bỏ qua các quốc gia bản địa đã tồn tại trước đó trên 2 hòn đảo này.[19] Năm 1324, James II cuối cùng bắt đầu chiếm các lãnh thổ Pisan ở các nhà nước Cagliari và Gallura trước đây. Năm 1347, Aragon gây chiến với các gia tộc Genoese Doria và Malaspina, vốn kiểm soát hầu hết các vùng đất của nhà nước Logudoro cũ ở Tây Bắc Sardinia, và sáp nhập các lãnh thổ này vào thái ấp của Vua Aragon. Arborea là nhà nước độc lập duy nhất còn lại trên đảo Sardinia, tỏ ra khó bị khuất phục hơn nhiều. Những người cai trị Arborea đã phát triển tham vọng thống nhất Sardinia dưới sự cai trị của họ và tạo ra một nhà nước Sardinia duy nhất, và vào các giai đoạn 1368–1388, 1392–1409 gần như đã đánh đuổi được người Aragon. Cuộc chiến giữa Arborea và Aragon đã diễn ra không ngừng trong hơn 100 năm; tình trạng này kéo dài cho đến năm 1409, khi quân Arborea bị thất bại nặng nề trước quân Aragon trong trận Sanluri; Kinh đô Oristano bị thất thủ vào năm 1410. Sau một vài năm nỗ lực, nhưng các nhà cai trị Arborean không thành công trong việc phục hưng lãnh thổ của mình, họ đã bán toàn bộ tài sản và đất đai với giá 100.000 florin vàng (tương đương với 9.331 lượng vàng ròng), và đến năm 1420, Vương quốc Sardinia của người Aragon cuối cùng đã mở rộng ra khắp hòn đảo. Việc khuất phục Sardinia đã mất một thế kỷ, Corsica, thứ chưa bao giờ bị người Genova giành giật, đã bị tước khỏi danh hiệu chính thức của Vương quốc.
Thông qua cuộc hôn nhân của Vua Peter IV với Maria xứ Sicily (1381), Vương quốc Sicily, cũng như các Công quốc Athens và Công quốc Neopatria, cuối cùng đã được đưa vào Vương quyền Aragon một cách vững chắc hơn. Các tài sản của Hy Lạp đã vĩnh viễn bị mất vào tay Nerio I Acciaioli vào năm 1388 và Sicily bị phân ly trong tay của Martin I từ năm 1395 đến năm 1409, nhưng Vương quốc Napoli cuối cùng đã được thêm vào vương quyền năm 1442 bởi cuộc chinh phục do Alfonso V của Aragon lãnh đạo.
Tài sản của Nhà vua Aragon bên ngoài Bán đảo Iberia và Quần đảo Balearic được cai trị theo ủy quyền thông qua giới tinh hoa địa phương như các vương quốc nhỏ (petty kingdom), thay vì trực tiếp chịu sự quản lý của một chính phủ tập trung. Họ là một bộ phận kinh tế của Vương miện Aragon hơn là một bộ phận chính trị.
Nhà vua quan tâm đến việc thành lập các vương quốc mới thay vì chỉ mở rộng các vương quốc hiện tại, đây là một phần của cuộc đấu tranh quyền lực nhằm cạnh tranh lợi ích giữa nhà vua với lợi ích của giới quý tộc hiện có. Quá trình này cũng đang được tiến hành ở hầu hết các quốc gia châu Âu đương thời, nó đã thực hiện thành công quá trình chuyển đổi từ thời kỳ lịch sử trung đại sang cận đại. Do đó, các lãnh thổ mới giành được từ người Moor - cụ thể là Valencia và Majorca - đã được trao cho Fuero như một công cụ tự chính để hạn chế quyền lực của giới quý tộc trong các cuộc thâu tóm mới này và đồng thời tăng lòng trung thành của họ đối với chế độ quân chủ. Xu hướng ở vương quốc láng giềng Castile khá giống nhau, cả hai vương quốc đều thúc đẩy Reconquista bằng cách cấp các quyền tự quản khác nhau cho các thành phố hoặc lãnh thổ, thay vì đặt các lãnh thổ mới dưới sự cai trị trực tiếp của giới quý tộc.
Liên minh với Castile
sửaGiải tán
sửaChủ nghĩa xét lại theo chủ nghĩa dân tộc
sửaPennon
sửaThể chế
sửaThủ đô
sửaVăn hoá
sửaLãnh thổ cấu thành
sửaQuốc huy của Vương quyền Aragon
sửaChú thích
sửaTham khảo
sửa- ^ Jimeno Aranguren, Roldan; Lopez-Mugartza Iriarte, J.C. (Ed.) (2004). Vascuence y Romance: Ebro-Garona, Un Espacio de Comunicación. Pamplona: Gobierno de Navarra / Nafarroako Gobernua. tr. 250–255. ISBN 84-235-2506-6.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ a b Pablo Fernández Albaladejo (2001). Los Borbones: dinastía y memoria de nación en la España del siglo XVIII..., Marcial Pons Historia.
- ^ a b Reilly, Bernard F. (1993). The Medieval Spains (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 139. ISBN 9780521397414. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2019.
The new kingdom of Castile had roughly tripled in size to some 335,000 square kilometers by 1300 but, at the same time, its population had increased by the same factor, from one to three millions [...] In the new Crown of Aragon of 120,000 square kilometers the population density would have been about the same for its numbers reached about 1,000,000 in the same period.
- ^ Alan Ryder (2007). The Wreck of Catalonia. Civil War in the Fifteenth Century. Oxford University Press. tr. v. ISBN 978-0-19-920736-7.
This group of states comprised the kingdoms of Aragon, Valencia, and Majorca, the principality of Catalonia, and the counties of Roussillon and Cerdagne; further afield it embraced the kingdoms of Sicily and Sardinia. These states had no common institutions or bonds save allegiance to a common sovereign
- ^ Henry Kamen, Empire: how Spain became a world power, 1492-1762, 2002:20.
- ^ Helena Buffery; Elisenda Marcer (ngày 18 tháng 12 năm 2010). Historical Dictionary of the Catalans. Scarecrow Press. tr. 106. ISBN 978-0-8108-7514-2.
- ^ a b John Elliott (ngày 25 tháng 7 năm 2002). Imperial Spain. Penguin. ISBN 978-0141007038.
- ^ Marqués de Lozoya, Historia de España, Salvat, ed. 1952, vol. II page 60: "El Reino de Aragon, el Principado de Cataluña, el Reino de Valencia y el Reino de Mallorca, constituyen una confederación de Estados".
- ^ Thomas N. Bisson, The Medieval Crown of Aragon: a short history, 1986, chapter II. The age of the Early Count-Kings (1137–1213) (The Principate of Ramon Berenguer IV 1137–1162), page 31
- ^ Cateura Benàsser, Pau. “Els impostos indirectes en el regne de Mallorca” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2008. El Tall dels Temps, 14. (Palma de) Mallorca: El Tall, 1996. ISBN 84-96019-28-4. 127pp.
- ^ Stanley G. Payne. “Chapter Five. The Rise of Aragon-Catalonia”. A History of Spain and Portugal. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2008.
- ^ Bisson T. N. chapter II. The age of the Early Count-Kings (1137–1213) (Dynastic Policy 1162–1213), page 36
- ^ a b c H. J. Chaytor. “Chapter 6, James the Conqueror”. A History of Aragon and Catalonia. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2008.
- ^ Bisson 1986:67
- ^ a b Bisson 1986:87–88
- ^ H. J. Chaytor. “7, Pedro III”. A History of Aragon and Catalonia. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2008.
- ^ Not to be confused with James II of Majorca
- ^ Guillermo Fatás y Guillermo Redondo (1995). “Blasón de Aragón” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Zaragoza, Diputación General de Aragón. tr. 101–102. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2012.
- ^ The Giudicati, the city of Sassari, and the Genoese and Pisan local possessions.
Thư mục
sửa- T. N. Bisson (1986). The medieval Crown of Aragon. A short history. Oxford: Clarendon Press. ISBN 0-19-820236-9.
Liên kết ngoài
sửaWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Vương quyền Aragón. |