Xuân Cẩm

xã thuộc Hiệp Hòa
(Đổi hướng từ Xuân Cẩm, Hiệp Hòa)

Xuân Cẩm là một xã thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.

Xuân Cẩm
Xã Xuân Cẩm
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhBắc Giang
HuyệnHiệp Hòa
Địa lý
Tọa độ: 21°17′23″B 105°55′39″Đ / 21,28972°B 105,9275°Đ / 21.28972; 105.92750
Xuân Cẩm trên bản đồ Việt Nam
Xuân Cẩm
Xuân Cẩm
Vị trí xã Xuân Cẩm trên bản đồ Việt Nam
Diện tích8,71 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng10.018 người[1]
Mật độ1.150 người/km²
Khác
Mã hành chính07873[2]

Lịch sử

sửa

Địa bàn xã Xuân Cẩm vào thời Lê là tổng Cẩm Bào, gồm 5 làng Cẩm Trung, Cẩm Bào, Xuân Biều, Cẩm Xuyên, Cẩm Hoàng.

Thời Lý, nơi đây từng là một cứ điểm thuộc phòng tuyến Như Nguyệt trong kháng chiến chống quân Tống.

Thời nhà Lý (1010-1225), Hiệp Hòa là huyện Phật Thệ, sau đó được đổi thành Thiên Thệ thời nhà Trần (1225-1400) và được mang tên Hiệp Hòa từ thời Lê Quang Thuận (1460-1469).

Trước năm 1945, huyện Hiệp Hòa có 9 tổng và 52 xã, xã Mai Trung thuộc tổng Cẩm Bào xưa, gồm có xã Xuân Cẩm, Mai Trung và thôn Trung Tâm xã Hợp Thịnh ngày nay.

Sau cách mạng tháng Tám, tổng Cẩm Bào được đổi tên thành xã Trung Nghĩa (Tức là xã Mai Trung và xã Xuân Cẩm ngày nay) gồm các thôn: Trung Định, Mai Phong, Cẩm Bào, Cẩm Trung, Cẩm Trang, Cẩm Xuyên, Cẩm Hoàng và Xuân Biều.

Đến tháng 10 năm 1954, xã Trung Nghĩa được chia thành hai xã là Xuân Cẩm và Mai Trung. Xã Mai Trung gồm các thôn Cẩm Trang, Mai Phong, Trung Hoà, Trung Hưng, Xuân Giang và Xuân Hoà.

Đến năm 1988, thôn Nội Xuân được tách thành thôn Xuân Hòa và Nội Quan.

Tổng Cẩm Bào (tức là Xã Mai Trung- Xuân Cẩm ngày nay) từ 1930-1945.

Cách mạng thánh Tám thành công Nhà nước Việt Nam dân chủ ra đời nhưng đến cuối năm 1945 thực dân Pháp lại quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa.

Để đáp ứng với nhiệm vụ trong tình hình mới xã Trung Nghĩa được ra đời ngày 20/12/1945 gồm các xã cũ thuộc Tổng Cẩm Bào. Ủy ban cách mạng lâm thời được thành lập gồm 3 ông: Nguyễn Văn Tỳ (Cẩm Bào) làm Chủ tịch, Nguyễn Văn Vĩnh (Trung Định) làm phó Chủ tịch, Ngô Huy Chính (Mai Phong) Thư ký Ủy ban.

Tháng 10/1946 Ủy ban hành chính xã được thành lập gồm 5 người thêm chức danh trưởng Công an và xã Đội trưởng đã lãnh đạo nhân dân nhanh chóng chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, ngày 19/12/1946 hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch với lời thề "Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" nhân dân Trung Nghĩa và nhân dân các xã khác cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Hiệp Hòa là lá chắn của căn cứ địa Việt Bắc tiến đến bảo vệ vùng tự do rộng lớn, là mục tiêu của các đồn giặc ở Đa Phúc, Bắc Ninh, Việt Yên và Tân Yên …

Chiến tranh càng lan rông địa bàn xã Trung Nghĩa gồm Mai Trung và Xuân Cẩm ngày càng có vị trí quan trọng. Đảng viên trong chi bộ được phát triển nhanh về số lượng và đạt chất lượng, năm 1950 đã có 203 đồng chí lãnh đạo nhân dân, tập trung mọi nhân tài phục vụ cho cuộc kháng chiến, nhiều thanh niên tình nguyện tòng quân tham gia quân chủ lực và tham gia du kích địa phương. Đánh giặc giữ làng với phương châm "Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến"

Trung Nghĩa (Mai Trung và Xuân Cẩm) là nơi đùm bọc nhường nhà dành nơi ở cho bộ đội và là nơi ở của các cơ quan Nhà nước trong thời chiến như: Viện kinh tế Việt Nam, Viện sử học, Viện văn học, Nha khí tượng thủy văn và các cơ quan tỉnh Bắc Ninh, Ban tiếp liệu Tỉnh Bắc Ninh, Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Cơ sở đúc đạn công binh và tiếp đón hàng trăm lượt gia đình vùng giặc chiếm đóng đến ở đã ở địa bàn xã Mai Trung. Năm 1949 cùng với bộ đội, du kích xã Trung Nghĩa đã hai lần đánh Pháp chống càn từ phía Bắc Ninh, bảo vệ vững chắc đầu mối giao thông, liên lạc. Cuối năm 1950 du kích Trung Nghĩa phối hợp với du kích Hương Lâm vượt sông cầu tập kích bọn địch đi càn và đánh bốt Chờ huyện Yên Phong. Dũng cảm cứu người, cứu máy khi bọn địch pháo kích xưởng in, đảm bảo an toàn và ổn định việc sản xuất của nhà nước. Trong chiến dịch 1951-1952 để bộ đội qua sông đánh địch làng Mai Phong đã tự nguyện tháo dỡ sàn Đình của làng lấy gỗ, làm cầu phao, bè mảng cho tiểu đoàn Thiên Đức (Bắc Ninh), bộ đội chủ lực vượt sông đánh giặc, nhiều gia đình cũng đã góp công, vật tư phục vụ chiến dịch. Thôn Cẩm Trang là hậu cứ, hậu cần trong chiến dịch Trung Du, đó là nơi tiếp nhận thương binh, tử sỹ từ mặt trận trở về, hiện tại Miếu cổ Nội Dinh thôn Cẩm Trang vẫn đang là nơi thờ tự 8 liệt sĩ quê ở Tỉnh xa trong chiến dịch thuộc bộ đội chủ lực hy sinh khi tham gia chiến dịch.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ với quyết tâm "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng", cán bộ nhân dân xã Trung Nghĩa đã đóng góp 3 trung đội du kích đi làm nhiệm vụ bảo vệ kho tàng, vận tải cứu thương, hơn 350 lượt người đi dân công, hơn 300 tấn lương thực phục vụ cho chiến dịch xứng đáng với lời khen ngợi của Huyện uỷ Hiệp Hòa đến tháng 6/1954 xã Trung Nghĩa hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu dân công vận tải lương thực, vượt hàng trăm cây số đi phục vụ chiến dịch.

Khắc phục những đau thương mất mát sau chiến tranh cán bộ và nhân dân xã Trung Nghĩa bước vào công cuộc xây dựng quê hương theo con đường XHCH mà Đảng và Bác Hồ đã chọn.

Văn hóa

sửa
  • Lăng họ Ngô, còn gọi là Lăng đá đã được nhà nước xếp hạng di tích. Lăng được xây dựng vào thế kỷ XVIII, do tướng công Ngô Đình Hoành cho xây dựng. Lăng được xây dựng hầu hết bằng chất liệu đá ong, nghệ thuật kiến trúc hoàn chỉnh, tường vây, mộ tượng vẫn giữ vẻ cổ kính uy nghi, trầm mặc cho đến ngày nay.
  • Đình cổ Xuân Biều
  • Chùa Xuân Biều
  • Di tích An toàn khu ATK thời chống Pháp.

Danh hiệu

sửa

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (tháng 12-2003).

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo

sửa