Đan Hà Tử Thuần
Thiền Sư Đan Hà Tử Thuần (1064–1117) (tiếng Trung: 丹霞子淳; Wade–Giles: Tan-hsia Tzu-ch'un; tiếng Nhật: Tanka Shijun) là một thiền sư Trung Quốc sống vào đời Bắc Tống nối pháp Thiền sư Phù Dung Đạo Khải Tào Động tông. Sư có 2 vị đệ tử nối pháp xuất sắc là Hoằng Trí Chính Giác và Chân Yết Thanh Liễu.
Đan Hà Tử Thuần 丹霞子淳 | |
---|---|
![]() Thiền sư Đan Hà Tử Thuần | |
Tôn giáo | Thiền Tông |
Tông phái | Tào Động tông |
Cá nhân | |
Sinh | 1064 |
Mất | 1117 |
Chức vụ | |
Chức danh | Thiền sư |
Tiền nhiệm | Phù Dung Đạo Khải |
Kế nhiệm | Hoằng Trí Chính Giác Chân Yết Thanh Liễu |
Hoạt động tôn giáo | |
Sư phụ | Phù Dung Đạo Khải |
Đồ đệ | Hoằng Trí Chính Giác Chân Yết Thanh Liễu |
Cơ duyên hành trạngSửa đổi
Thiền sư Đan Hà Tử Thuần họ Cổ, người Kiến Châu, 20 tuổi xuất gia rồi đến tham học với rất nhiều vị tăng thời bấy giờ.
Sư từng đến tham học với Thiền Sư Đạo Khải và triệt ngộ, được tổ ấn chứng trở thành tổ thứ 12 của phái Thanh Nguyên Hành Tư.
Sau sư đến trụ trì tại núi Đan Hà ở Đặng Châu, chuyên tâm hoằng pháp cho đến khi viên tịch.
Mùa xuân năm Đinh Hợi (1117), niên hiệu Tuyên Hoà 48 thứ nhất, đời Tống Huy Tông, Sư an nhiên thị tịch, trụ thế 54 năm, tháp được an trí ở phía nam núi Hồng Sơn.
Sư có để lại cuốn Đan Hà Thiền Sư Ngữ Lục (丹霞子淳禪師語錄) (2 quyển), còn gọi là: Tùy châu đại hồng sơn Thuần thiền sư ngữ lục, Diệu tục đại sư ngữ lục. Được thu vào Vạn Tục Tạng tập 124, nguyên bản của cuốn này đã bị thất lạc. bản hiện tại do sư Lương Cơ( con cháu xa của Thiền Sư) biên soạn lại. Nội dung Quyển thượng gồm: Thướng đường pháp ngữ, Chân tán ... được . Quyển hạ thu tập thêm về : Một số Thướng đường pháp ngữ, Cử cổ và các bài tụng cổ nói về cơ duyên ngữ cú của các bậc tông sư trong Thiền lâm như: Thanh nguyên Hành Tư , Dược sơn Duy Nhiễm, Đạo ngô Viên trí, Vân nham Đàm Thạnh, Động sơn Lương Giới, Tào sơn Bản Tịch, Huyền sa Sư bị, Đầu tử Nghĩa Thanh, Phù Dung Đạo khải.
Pháp NgữSửa đổi
" Trong càn khôn giữa vũ trụ, ở trong có một hòn ngọc ẩn tại hình sơn." Triệu Pháp sư nói thế ấy, chỉ khéo chỉ dấu nói vết, vẫn không thể chỉ bày cho người. Ngày nay Đơn Hà mở hoác vũ trụ đập nát hình sơn, vì mọi người chỉ ra, người đủ mắt biện lấy. Sư cầm cây gậy chao một cái nói: Lại thấy chăng? Cò trắng trên tuyết sắc vẫn khác, trăng sáng hoa lau chẳng giống nhau.."
"Sư thượng đường, nhắc lại Đức Sơn dạy chúng nói: "tông ta không ngữ cú, không một pháp cho người". Đức Sơn nói thoại thế ấy, đáng gọi là chỉ biết vào cỏ tìm người, bất chợt toàn thân bùn nước. Chín chắn xem ra, chỉ đủ một con mắt. Nếu là Đơn Hà thì không thế. Tông ta có ngữ cú đao vàng cắt chẳng mở, sâu xa chỉ huyền diệu, ngọc nữ đêm mang thai."
"Sư thượng đường: Dừng dừng đúng ngọ còn thiếu nửa, lặng lặng canh ba vẫn chửa tròn, sáu cửa chẳng từng biết hơi ấm, lại qua thường ở trước trăng trong."
"Trăng sáng chiếu soi đầm trong bày bóng, nước không có ý thấm trăng, trăng không có tâm soi nước, trăng nước cả hai đều quên mới đáng gọi là đoạn. Vì thế nói: Việc lên trời cần phải thổi mất, việc thập thành cần phải dẹp mất, ném vàng vang tiếng chẳng cần xoay nhìn. Nếu hay như thế, mới hiểu nhằm trong dị loại mà đi. Quí vị! Đến trong ấy lại thấu hiểu chăng? Sư im lặng giây lâu nói: Thường đi chẳng cất nhân gian bước, mang lông đội sừng lẫn đất bùn."
Tham khảoSửa đổi
- Thiền Sư Trung Hoa(tập 1,2,3) do hòa thượng thích thanh từ dịch.
- Phật Tổ Đạo Ảnh(Tập 1,2) do Hoà Thượng Hư Vân và Tuyên Hóa biên soạn.
- Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
- Dumoulin, Heinrich:
- Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
- Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986