Adalbert của Phổ (1811–1873)

(Đổi hướng từ Adalbert của Phổ (1811-1873))

Hoàng thân Adalbert của Phổ (sinh ngày 29 tháng 10 năm 1811 tại Berlin – mất ngày 6 tháng 6 năm 1873 tại Karlsbad), tên khai sinh là Heinrich Wilhelm Adalbert là một hoàng tử Phổ, từng là một vị chỉ huy đầu tiên của lực lượng "Hải quân quốc gia Đức" (Reichsflotte) do Quốc hội Frankfurt thành lập năm 1848 (lực lượng này đã giải tán năm 1852), và được Friedrich Wilhelm IV phong làm Tổng chỉ huy tối cao của lực lượng Hải quân Phổ năm 1849, về sau ông đã được phong hàm Đô đốc của lực lượng Hải quân Phổ vào năm 1854. Ông chỉ huy Hải quân Phổ cho đến khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức kết thúc năm 1871.[1][2][3][4] Trên cương vị này, ông đã hết mình xây dựng lực lượng Hải quân, mặc dù quân chủng này chưa thể đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức (18641871), khi mà Adalbert đã phục vụ trong đại bản doanh của tướng Steinmetz trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ và Chiến tranh Pháp-Đức. Ông được ghi nhận vì lòng dũng cảm và xem nhẹ cái chết của mình trong những cuộc chiến tranh này.[5][6]

Hoàng thân Adalbert
Hoàng thân Adalbert của Phổ
Chân dung Hoàng thân Adalbert của Phổ.
Thông tin chung
Sinh(1811-10-29)29 tháng 10 năm 1811
Berlin, Vương quốc Phổ
Mất6 tháng 6 năm 1873(1873-06-06) (61 tuổi)
Karlsbad, Đại Công quốc Baden
Phu nhân
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Heinrich Wilhelm Adalbert
Hoàng tộcNhà Hohenzollern
Thân phụHoàng thân Wilhelm của Phổ
Thân mẫuNữ Bá tước Marie Anna xứ Hesse-Homburg

Ông được nhìn nhận là người sáng lập hàng đầu của lực lượng hải quân non trẻ của Đức, do bản tường trình của ông năm 1848 đã báo trước về một cường quốc hải quân độc lập và do ông thành lập Bộ Hải quân Phổ vào năm 1853. Qua vai trò của mình đối với Hải quân Phổ - Đức, ông đã hỗ trợ đắc lực đến thành công của quá trình cải cách quân đội Phổ của tướng Albrecht von Roon.[7][8]

Cuộc đời

sửa

Adalbert là con trai của Hoàng thân Friedrich Wilhelm Karl, người đã qua đời năm 1851, và Nữ Bá tước Amelia Marie Anna xứ Hesse-Homburg. Qua đó, ông là cháu nội của vua Phổ Friedrich Wilhelm II[2][2], cháu gọi vua Friedrich Wilhelm III bằng bác[3] đồng thời là em họ của vua Friedrich Wilhelm IVWilhelm I, vua PhổHoàng đế Đức về sau này. Cũng giống như mọi hoàng tử khác trong Hoàng gia Phổ, ông bị buộc phải gia nhập quân đội ngay từ thuở thiếu thời, và được đưa vào quân đoàn pháo binh Phổ. Nhưng, khác với phần lớn Hoàng tộc Hohenzollern, ông có lòng đam mê du lịch và mong muốn được nhìn thấy các nước khác.[2][9]. Và, để trau dồi tinh thần của mình (chứ không như phần lớn các du khách ở địa vị xã hội cao thời bấy giờ), ông đã đi nhiều nơi ở châu Âu, châu Áchâu Mỹ:[1] vào năm 1826, ông đến Hà Lan. Năm 1832, ông tới AnhScotland. Năm 1834, tới Sankt-PeterburgMoskva. Năm 1837, tới miền Trung Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạpquần đảo Ionia. Vào năm 1842, vua xứ Sardegna đã điều một tàu khu trục nhỏ phục vụ cho ông, và trên chiếc tàu này vị vương thân Phổ đã đến Genova, Gibraltar, Tangiers, Madeira, và Teneriffe. Ngoài ra, ông cũng vượt đại dương và khám phá bờ biển Brasil. Sau khi trở về nước, ông đã cho xuất bản một cuốn sách nói về chuyến hành trình của mình, tựa là "Ausmeinem Reisetagebuche", trong các năm 18421843.[2][9] Tác phẩm này đã được dịch sang tiếng Anh và xuất bản tại Luân Đôn vào năm 1848.[1]

Khi ông 29 tuổi, Adalbert được bổ nhiệm làm Chuẩn tướng trong lực lượng pháo binh Cận vệ Hoàng gia, và vào năm 1840, ông lên chức Thiếu tướng. Đến năm 1843, ông trở thành Tướng thanh tra của pháo binh Phổ, và năm 1848 ông được phong cấp Trung tướng.[9] Vào năm 1848, chính phủ lâm thời cách mạng của "Đế quốc Đức" (Quốc hội Frankfurt) đã mời ông làm cố vấn cho việc thành lập một lực lượng Hải quân quốc gia Đức, và được bổ nhiệm làm chủ tịch ủy ban dân tộc về vấn đề hải quân.[1][3] Adalbert vốn dĩ đã nghiên cứu về ngành hải quân của các cường quốc khác, nhất là Anh.[4] Những hoạt động của ông với vai trò là người tổ chức Hải quân quốc gia Đức đã dẫn đến việc ông viết một bản tường trình mang tên "Denkschrift fiber die Bildnng einer deutschen Flotte" vào tháng 5 năm 1848, trong đó ông đề ra những phương án tốt nhất để xây dựng một lực lượng hải quân có thể bảo vệ quyền lợi của nước Đức. Theo đó, tiến trình phải được thực hiện qua 3 bước: phòng ngự bờ biển, phòng ngự tích cực và bảo vệ quyền thương mại, và cuối cùng sẽ xây dựng một cường quốc hải quân độc lập. Qua đó, theo thời gian, Đức sẽ trở thành một quốc gia có khả năng quyết định tương lai của ngành hải quân của mình, và bản tường trình góp phần khiến ông trở thành một trong những người sáng lập hạm đội Đức.[8][10]

Không lâu sau đó, để đối phó với Đan Mạch trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất, vua Friedrich Wilhelm IV đã nâng cấp đội tàu (Küstenflotille) thành lực lượng hải quân của Phổ, và vào tháng 3 năm 1849 nhà vua ban chỉ dụ phong Adalbert làm Tổng tư lệnh tối cao của Hải quân Phổ, và với sắc chỉ này Adalbert đã trở thành chỉ huy của hai lực lượng hải quân riêng biệt: Hải quân quốc gia Đức và Hải quân Đức. Điều đó cũng chứng tỏ rằng hạm đội của nước Phổ phản động hầu như không hề hợp tác với hạm đội của Quốc hội Frankfurt. Việc vua Phổ đàn áp Quốc hội Frankfurt năm 1849 và hòa ước với Đan Mạch năm 1850 đã chấm dứt mọi hy vọng về một lực lượng hải quân Đức thống nhất, đồng thời làm chậm tiến trình phát triện của hải quân Phổ. Hạm đội Frankfurt bị giải tán vào năm 1852[4], và giờ đây Adalbert phải chú tâm vào việc xây dựng Hải quân Phổ[3]. Mặc dù Bộ Chiến tranh Phổ phản đối mọi sự phát triển của Hải quân, Hoàng thân Adalbert đã thuyết phục nhà vua loại hải quân ra khỏi quyền kiểm soát của Bộ Chiến tranh và thành lập Bộ Hải quân Vương quốc Phổ (Königliche Preussische Admiralität) vào tháng 11 năm 1853, mặc dù bộ này không phải là lúc nào cũng độc lập. Dù ông không phải là Bộ trưởng Bộ Hải quân, đến năm 1854, Adalbert được vua phong làm "Đô đốc của Các bờ biển Phổ", trong khi ông vẫn tiếp tục giữ cương vị Tổng tư lệnh tối cao của Hải quân. Trái với niềm tin của lục quân rằng hải quân chỉ có chức năng bảo vệ bờ biển, Adalbert chủ trương mở rộng sứ mệnh của hải quân ra ngoài bờ biển của Phổ.[4] Vào ngày 7 tháng 8 năm 1856[9], Adalbert chỉ huy tàu hộ tống Danzig tiến vào biển Địa Trung Hải trong chiến dịch bên ngoài vùng lãnh hải nước nhà đầu tiên của Hải quân Phổ, để chống lại bọn hải tặc RiffBắc Phi. Tuy nhiên, trong khi quân ông chỉ có 90 người, 500 tên hải tặc đã buộc họ phải rút lui, với 24 người chết và bị thương. Bản thân Adalbert cũng bị trúng đạn ở bắp vế.[1][4]

Vào năm 1859, ông cũng tổ chức một lực lượng hải quân và phái đến Đông Á, với các mục đích khoa họcngoại giao. Sau khi vua Wilhelm I lên ngôi, Adalbert đã khuyến khích Wilhelm tích cực xây dựng lực lượng Hải quân Phổ.[4] Vào năm 1864, trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai, Adalbert đã tuần tra cùng với hạm đội của mình trên biển Baltic.[1] Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, tình hình cho thấy là bờ biển nước Phổ không bị đe dọa, và ông chuyển đến binh đoàn của Thái tử Friedrich Wilhelm. Hoàng thân Adalbert đã tham gia trong bộ tham mưu của Quân đoàn V dưới quyền tướng Steinmetz. Ông liên tiếp chứng tỏ sự can đảm và không sợ chết của mình trong các trận đánh ở NachodSkalitz, và điều đó khiến cho ông được binh lính Phổ mến mộ.[6][11] Vào năm 1870, ông dẫn một đội tàu đến thăm các hải cảng của Anh. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (18701871), các tàu thuyền của ông đã trú ẩn ở Wilhelmshaven. Ông nhận thấy hải quân Phổ - Đức chưa đủ mạnh, và một lần nữa, cũng giống như năm 1866, ông theo dõi cuộc chiến ở đại bản doanh của lục quân dưới quyền tướng Steinmetz. Vào ngày 14 tháng 8, ông dong ngựa lên phía trước Trung đoàn bộ binh Jäger số 7 thuộc Lữ đoàn Goltz trong chiến trận.[1][6][12] Trong trận Gravelotte vào ngày 18 tháng 8 năm 1870, ông luôn luôn đứng ở tuyến đầu, và điều này đã phấn khích tinh thần của binh sĩ Phổ[11]. Tại trận chiến này, con ngựa mà ông cưỡi đã bị bắn chết,[12] và một con ngựa khác bị thương. Sau đó, ông dành vài tuần ở Metz, dù không có một hoạt động quân sự thực sự nào.[6] Đến tháng 10, ông được triệu tập đến Tổng hành dinh của quân đội Phổ - Đức tại Versailles.[11] Sau cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, ông từ giã sự nghiệp quân sự vào năm 1871,[3] tuy vậy ông vẫn không từ bỏ mọi mối liên hệ của mình với lực lượng Hải quân Đế quốc Đức mới thành lập.[13] Ông qua đời hai năm sau đó do bị đau gan.[3]

Gia đình

sửa

Vào năm 1850, Hoàng thân Adalbert kết hôn không đăng đối với Theresa Elsser, một vũ công tài năng, và cuộc hôn nhân này đã mang lại cho Theresa Elsser tước hiệu là Nữ Nam tước von Barnim. Người con duy nhất của họ, Nam tước Adalbert von Barnim, sinh năm 1841, đã qua đời năm 12 tháng 7 năm 1860 tại Ai Cập.[1]

Tổ phụ

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e f g h "The American cyclopaedia: a popular dictionary of general knowledge. Edited by George Ripley and Charles A. Dana"
  2. ^ a b c d e The American Annual Cyclopedia and Register of Important Events of the Year..., Tập 13, trang 5
  3. ^ a b c d e f Cerue K. Diggs, Brazil After Humboldt---triangular Perceptions and the Colonial Gaze in Nineteenth-century German Travel Narratives, trang 15
  4. ^ a b c d e f Terell D. Gottschall, By order of the Kaiser: Otto von Diederichs and the rise of the Imperial German Navy, 1865-1902, trang 10
  5. ^ “Adalbert Heinrich Wilhelm - Deutsche Biographie”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2013.
  6. ^ a b c d “Adalbert (Heinrich Wilhelm A.) – Allgemeine Deutsche Biographie”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2013.
  7. ^ "Men who have made the new German empire. A series of brief biographic sketches"
  8. ^ a b Jack. Greene,Alessandro. Massignani, Ironclads at War: The Origin and Development of the Armored Battleship, 1854-1891, trang 253
  9. ^ a b c d George RIPLEY, The New American Cyclopaedia: A popular Dictionary of general Knowledge, trang 84
  10. ^ David H. Olivier, German Naval Strategy, 1856-1888: Forerunners to Tirpitz, trang 44
  11. ^ a b c Julius von Pflugk-Harttung, Wilfred James Long, Adolf Sonnenschein, The Franco-German war, 1870-1871 , trang 282
  12. ^ a b Lawrence Sondhaus, Preparing for Weltpolitik: German Sea Power Before the Tirpitz Era, trang 94
  13. ^ David H. Olivier, German Naval Strategy, 1856-1888: Forerunners to Tirpitz, trang 87