Aerosmith
Bài viết này là một bản dịch thô từ ngôn ngữ khác. Đây có thể là kết quả của máy tính hoặc của người chưa thông thạo dịch thuật. |
Aerosmith là một ban nhạc rock đến từ Mỹ, được nhận định là "Ban nhạc Rock 'n Roll xuất sắc nhất của Mỹ". Cho đến nay họ đã bán được hơn 150 triệu album trên toàn thế giới, mà riêng tại Mỹ là 66,5 triệu bản.
Brad Whitford, Steven Tyler, và Joe Perry của Aerosmith biểu diễn tại trận khai mạc NFL ở Washington, DC ngày 4 tháng 9 năm 2003 | |
Thông tin nghệ sĩ | |
Nguyên quán | Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ |
Thể loại | Hard rock, blues-rock,[1], Heavy metal.[2], rock and roll[3][4][5][6] |
Năm hoạt động | 1970 - nay |
Hãng đĩa | Columbia Geffen |
Hợp tác với | The Joe Perry Project, Whitford/St. Holmes, The Strangeurs/Chain Reaction, Run-D.M.C. |
Thành viên | Steven Tyler Joe Perry Tom Hamilton Brad Whitford Joey Kramer |
Cựu thành viên | Ray Tabano Jimmy Crespo Rick Dufay |
Website | Aerosmith.com |
Lịch sử của nhóm
sửaGiai đoạn thành lập nhóm (1964–1970)
sửaAerosmith là một trong những ban nhạc rock thành công và hoạt động lâu nhất mọi thời đại. Bắt nguồn từ một ban nhạc vô danh ở vùng nông thôn New Hampshire, Aerosmith chiếm lĩnh các sân khấu và sân vận động trên khắp thế giới. Sau bao khó khăn khổ cực và với 30 năm hoạt động âm nhạc, Aerosmith được xem như một huyền thoại của dòng nhạc heavy metal. Con đường vươn tới đỉnh cao thật không bằng phẳng với Aerosmith nhưng họ đã vượt qua gian nan. Đó là cả một câu chuyện dài…
"Chúng tôi không tham vọng nhiều khi mới bắt đầu chơi nhạc. Chúng tôi chỉ muốn được trở thành 1 thứ vĩ đại nhất trên thế giới- một ban nhạc rock vĩ đại nhất từ trước tới nay" (Steven Tyler)
Aerosmith có nguồn gốc sâu xa từ Sunapee, New Hampshire vào năm 1969 với 2 thiếu niên tài năng có tên Joe Perry và Tom Hamilton. Tay bass Hamilton và nghệ sĩ guitar Perry cùng chơi trong một ban nhạc địa phương có tên là Jam Band khi Joe làm thêm hè tại nhà hàng Anchorage - một nơi quen thuộc của ca sĩ kiêm tay trống đến từ New York tên Steven Tallarico. Perry và Tallarico gặp nhau nhờ món khoai tây chiên: Tallarico ấn tượng với món này đến nỗi lò dò vào bếp chào người chiên khoai. Hai người nói chuyện và Joe mời Steven đến xem ban nhạc của anh ta biểu diễn tại một CLB địa phương tên The Barn. Steven cũng đang rảnh rỗi nên nhận lời ngay. Steven thấy chẳng có gì đặc sắc cho đến khi xem ban nhạc hát lại bài "Rattlesnake Shake" của Fleetwood Mac.
" Tôi thấy Steven há hốc mồm. Cậu ấy tái người. Cậu ấy dán mắt vào Joe. The Jam Band kì diệu và tài năng và Steven nhận thấy điều đó trong mỗi phút nghe nhạc. Tôi nhìn Steven và Steven nhìn lại tôi. Đó chính là số phận khi các thành viên trong một ban nhạc lớn gặp nhau tại một nơi hẻo lánh của nước Mĩ. Khi họ chuyển sang bài hát tiếp theo, Steven ghé tai tôi thì thầm: "Zunky, đó sẽ là ban nhạc của tớ" (theo bạn thâm niên Zunk Buker của Steven).
Cuối mùa hè, Steven trở lại New York, quyết tâm trở thành ngôi sao nhạc rock. Nhưng mùa hè 1970, thất vọng và chán ngấy khung cảnh thành phố, Steven đã đóng gói hành lý, bắt xe về lại Sunapee, gắng tìm lại Joe Perry. Steven gặp được Joe tại nhà hàng Anchorage và được biết Joe và Tom dự định đến Boston theo đuổi nghiệp ca hát. Tháng 9-1970, cả ba chuyển đến số 1325 đại lộ Commonwealth gần Đại học Boston và thành lập ban nhạc. Bạn chí cốt của Steven ở New York là Ray Tabano được chọn làm tay guitar thứ 2. Steven muốn mời bạn là Don Solomon chơi bass nhưng Joe khăng khăng muốn Tom ở lại. Cuối cùng, người quản lý Berklee đưa Joey Kramer từ nước ngoài về chơi trống cho ban nhạc. Kramer chính là người đã đặt tên cho ban nhạc. Các thành viên quan tâm đến những cái tên khác như "The Hookers" và " Spike Jones" nhưng Joey nhớ đến một từ mà anh nghĩ và ghi tràn các cuốn sách suốt thời cấp 3: Aerosmith.
Mùa thu 1970, Aerosmith tập luyện trong tầng hầm ký túc xá ĐH Boston. "Tôi không có nhiều kinh nghiệm khi thành lập ban nhạc", Tom cho biết. "Steven thì suốt ngày ngồi chửi Stravinsky". Ban nhạc vật lộn, cãi vã nhau khi tập chơi nhạc như một đội hình thống nhất. Sau bao nỗ lực, Aerosmith cũng đã sẵn sàng cho buổi biểu diễn đầu tiên trước công chúng tại trường cấp 3 Nipmuc Regional High School. Cuối 1970, đầu 1971, Aerosmith biểu diễn không ngừng nghỉ tại các buổi ca nhạc ở trường trung học, đại học, cao đẳng, hội trường thị trấn, trung tâm thanh thiếu niên…bất cứ nơi nào họ được chào đón. Hầu như ngày nào họ cũng biểu diễn bên ngoài Đại học Boston vào buổi trưa. Những buổi diễn trong giờ ăn trưa bắt đầu được gọi là "món ngon trong bữa trưa" của Aerosmith.
"Chúng tôi chưa bao giờ nằm trong số những ban nhạc chuyên chơi trong các quán bar ở Boston. Chúng tôi thấy những band chơi 4 ca một đêm với giá 800$/tuần", Joe Perry cho biết. Aerosmith biết rõ nơi họ muốn đến. Họ không muốn là ban nhạc chơi trong quán bar, họ muốn chiếm lĩnh sân khấu và sân vận động. Bởi vậy, họ tránh xa các quán bar, CLB và đến các thị trấn ở Connecticut, New Hampshire và Western Massachusetts, biểu diễn ở các trường trung học ngoại ô và giành được thiện cảm của khán giả. "Họ là ban nhạc rock lành mạnh và học sinh trung học yêu mến họ" - người quản lý cũ George Paige của Edga Winter . Đầu năm 1971, guitarist Ray Tabano có vấn đề. Anh ta không chơi đúng nhịp và không hoà hợp với những người khác trong ban nhạc nên đã bị thay thế bởi Brad Whitford - dân Boston chính cống, 19 tuổi, thạo nghề. Thế là đã đủ các thành viên ban nhạc.
Đạt được hợp đồng ghi âm, các album Aerosmith, Get Your Wings, và Toys in the Attic (1971–1975)
sửaMùa thu 1971, Aerosmith đã biểu diễn một buổi hoành tráng đầu tiên mở đầu cho Edga Winter và Humble Pie tại lễ trao giải âm nhạc New York. Đó là bước nhảy vọt đầu tiên. Bước nhảy thứ hai là khi cả nhóm bị đuổi khỏi tầng hầm Đại học Boston và suýt bị đuổi khỏi số nhà 1325 vì chậm trả tiền thuê nhà. Sau đó, thật tình cờ, cả nhóm đã có chỗ tập luyện mới tại nhà hát Fenway. John O’toole, người quản lý nhà hát nhân hậu đã cho cả nhóm tập luyện miễn phí cả ngày. Dạo đó là vào giữa mùa đông và không có hệ thống sưởi ấm nhưng như thế đã là quá tốt rồi.
John đã rất ấn tượng với ban nhạc trẻ. Ông là bạn của Frank Connelly, một người quảng bá âm nhạc có tiếng ở Boston. Một chiều đông 1972, John rủ Connelly đến xem Aerosmith tập luyện. Connelly là người đầu tiên trong ngành công nghiệp âm nhạc nhận thấy tiềm năng của Aerosmith. "Bố" Frank Connelly đã chắp cánh cho ban nhạc. Ông thích Aerosmith đến nỗi đã nhận làm ông bầu cho ban nhạc. Ông hứa sẽ trả cho Aerosmith đủ tiền để họ không phải lo lắng về vấn đề tài chính, để họ nghỉ việc và tập trung hoàn toàn vào âm nhạc. Ông trả lương đế Aerosmith yên tâm về những buổi biểu diễn, dồn sức phát triển khả năng âm nhạc.
"Chúng tôi ngồi quanh bàn ăn trong bếp, một tay cầm hợp đồng quản lý, tay kia là các quy định trong làm việc. Chúng tôi nhìn nhau, không tin nổi" (Joe Pery)
Đầu xuân 1972, "bố" Frank bảo với Aerosmith rằng ông đang tìm một người ở New York có khả năng giúp ban nhạc ký hợp đồng thu âm. Ông đã giúp Aerosmith ký hợp đồng với nhóm quản lý rất có thế lực ở New York gồm Steve Leber và David Krebs - những người đã quản lý ban nhạc trong 12 năm tiếp theo. Leber và Krebs đã tổ chức một buổi triển lãm (tạm gọi thế) mà khách mời là các công ty băng đĩa ở New York tại 1 CLB rock có tên là Max’s Kansas City. Sau khi ban nhạc kết thúc buổi diễn dài 40 phút, hầu hết các công ty đều lắc đầu, nói rằng Aerosmith chưa sẵn sàng để ký kết hợp đồng. Tất cả, trừ chủ tịch Clive David của Columbia Record, người nghĩ Aerosmith có tiềm năng lớn. David đã ký với ban nhạc một hợp đồng trị giá 125.000$. Mọi thứ thay đổi với Aerosmith từ khi hợp đồng đầu tiên được ký kết vào năm 1972. Mùa hè năm đó, tiền thuê nhà tại 1325 tăng cao nên cả nhóm đã dời khỏi chỗ trú ngụ quen thuộc ra sống trong những căn hộ riêng. Đa số sống với bạn gái mà sau này một vài người trong số đó trở thành vợ của họ. Họ cũng chuyển đến tập luyện tại Boston Garden. Steven quyết định bỏ họ "Tallarico" để lấy một nghệ danh khác. Anh thích tên "Tyler Britt" nhưng sau đó lại chuyển thành "Steven Tyler".
Tháng 10, cả nhóm thu âm đĩa nhạc đầu tiên tại Intermedia Sound Studio. Ban nhạc rất căng thẳng vì đó là lần đầu tiên họ ghi âm tại phòng thu nhưng cuối cùng mọi việc cũng qua. Khi đĩa nhạc chuẩn bị phát hành, họ nhận ra rằng hãng đĩa đã không chú ý đến họ. Columbia quan tâm đến album đầu tiên của một kẻ lạ hoắc khác tên là Bruce Springsteen và phớt lờ Aerosmith. Hãng không phát hành đĩa đơn, cũng không làm bất cứ việc gì để quảng bá album. "Cứ mỗi $ họ (Columbia) cho Aerosmith lại có hàng trăm $ được rót vào Springsteen vì anh ta hợp với những khán giả ưa nhạc dân ca", David Crebs nói. "Chiến lược của chúng tôi là: nếu bạn là người hùng trên quê hương và ở nơi khác bạn cũng là anh hùng thì chà, thật tuyệt. Không phải ban nhạc nào cũng làm được điều ấy".
Aerosmith nhận ra rằng nếu Columbia không làm gì để quảng bá album thì họ sẽ phải tự tay mình đưa âm nhạc đến với công chúng.Họ bắt đầu đi tour khắp Đông Bắc nước Mĩ bằng xe lửa, biểu diễn tại các CLB và trường ĐH, và bắt đầu có thính giả ở các thành phố. Từng bước một, họ đã thấy nhạc của mình trên sóng phát thanh.Trong tour diễn đầu tiên, Aerosmith mở đầu buổi diễn của nhóm jazz-rock Mahavishnu Orchestra, đó là một điều dại dột. Đám đông hippy thế hệ mới ghét Aerosmith. Nhưng "Sau đó chúng tôi cũng chú ý chơi tốt hơn để chiếm được cảm tình của khán giả".
Có chút tiếng tăm nhưng khi lên mặt báo, Aerosmith lại bị kết tội đạo nhạc của Rolling Stones. Khi album được phát hành, hãng đĩa gần như bỏ rơi ban nhạc vì mọi thứ không như mong đợi. Hãng đĩa không kì vọng vào Aerosmith vì hãng vốn dựa nhiều vào những nhạc công chơi nhạc dân gian như Paul Simon trong khi Aerosmith là rock band -_trái ngược với truyền thống của hãng.Tuy nhiên Steve Leber và David Krebs đã làm căng, thuyết phục hãng không bỏ Aerosmith và phát hành "Dream On" dưới dạng đĩa đơn. Đĩa đơn đầu tiên "Dream on" phát hành mùa hè năm 1973 và trở thành bài hát được yêu thích nhất ở Boston trong mùa hè năm đó. Kết quả là Aerosmith được mời tham dự một vài festival lớn trong vùng. Columbia vẫn không quan tâm đến Aerosmith nhưng một vài nhà quảng bá âm nhạc làm việc cho hãng đĩa đã bắt đầu đẩy mạnh việc quảng bá Aerosmith. Họ bán đĩa đơn trong các CLB, các hội trường nhỏ trong và quanh khu vực Boston và "Dream on" bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi trên đất nước.
Mùa hè đó, các thành viên ban nhạc chuyển đến ở cùng nhau để ghi âm "Get Your Wings". Lần đầu tiên, ban nhạc làm việc với nhà sản xuất Jack Douglas của hãng đĩa The Record Plant ở NY. Album phát hành vào tháng 3-1974 và ban nhạc có cơ hội chứng tỏ mình lần thứ 2. Đó là album "được ăn cả, ngã về không". Nếu thất bại, mọi thứ sẽ chấm hết.
Columbia phát hành đĩa đơn "Same old song and dance". Đĩa đơn này không lọt vào bảng xếp hạng nhưng album ở vị trí thứ 100 trong suốt 1 năm bởi vì ban nhạc đã đi lưu diễn trong suốt năm 1974.Họ mở đầu buổi diễn của các ban nhạc khác như Santana, Proco Harum, The Guess who…và lưu diễn ở New England và Detroit - những nơi mà khán giả đã biết tiếng họ. Album không xuất hiện nhiều trên truyền hình và sóng phát thanh nhưng những chuyến lưu diễn đã gặt hái được những kết quả đáng ngạc nhiên.Cuối 1974, "Get your wings" bán được nửa triệu bản và đoạt đĩa vàng. "Chúng tôi thực sự đã tìm được hướng đi trong âm nhạc" (Joey Kramer). Tháng 1-1975, ban nhạc quay trở lại phòng thu ghi âm album thứ 3 "Toys in the Attic". Họ đã biểu diễn không ngừng nghỉ suốt cả năm và tay nghề cũng được cải thiện rất nhiều. Họ đã trở thành một rock band như hằng mơ ước, họ tự tin rằng họ đã giành được đĩa vàng. "Tôi trở thành một người khác và ban nhạc cũng trở nên hoàn toàn khác. Chúng tôi biết rằng album sắp tới sẽ đưa chúng tôi lên bệ phóng" (Tom Hamilton). "Toys in the Attic" phát hành năm 1975 và bán được hàng triệu bản. Album có những bản hit như "Walk This Way", "Sweet Emotion". Đột nhiên, Aerosmith trở thành một trong những ban nhạc nổi tiếng nhất đất nước. "Có những thời điểm khi bạn là một ban nhạc nhỏ, mọi người đến buổi diễn của bạn, và bạn cảm giác như đang cưỡi ngựa. Con ngựa to hơn bạn, rất khó điều khiển nhưng thật tuyệt khi được cưỡi nó. Đầu tiên là bạn bè đến nghe, rồi bạn của những người bạn, rồi cả thế giới đến xem và đột nhiên có những điều kì diệu đến với ban nhạc khi bạn nghe tin người ta xếp hàng để mua vé, đánh nhau giành vé, đầu cơ tích trữ vé. Rồi bạn bắt đầu biểu diễn ở những nơi mà với đám đông hâm mộ thật quá chật chội. Đó là khi mọi thứ thay đổi…chúng tôi bắt đầu có cảm giác chúng tôi là ban nhạc của cả nước Mĩ. Chúng tôi không phải tung hô nước Mĩ mà cả nước Mĩ tung hô chúng tôi". (Joe Perry)
Thời gian còn lại của năm, Aerosmith lại đi biểu diễn, mở đầu cho buổi diễn của Rod Stewart và Faces. Ban nhạc bỗng nhiên thấy mình biểu diễn trong 1 sân vận động 80.000 chỗ ngồi. Họ được đặt ngang với Led Zeppelin và Rolling Stones. Họ bỏ các toa xe lửa, chuyển sang dùng xe bus chuyên dụng và máy bay riêng. Họ bán Boston Garden. "Sau buổi diễn, Joe Perry và tôi ngồi ở băng sau chiếc xe limousine đi dọc theo khu Storrow Drive và chúng tôi cùng ngoái lại nhìn Boston Garden như thường làm hồi mới đến. Joe hét toáng lên: Này Tom, chúng ta vừa mới chơi nhạc ở đó xong"-Tom Hamilton-"Tôi muốn nói rằng cảm giác lúc đó thật khó tả".
Tháng 5, Aerosmith biểu diễn ở Mandison Square Garden lần đầu tiên và vào tháng 6, họ biểu diễn tại SVĐ 80.000 chỗ tại Michigan. Cả mùa hè, họ biểu diễn tại những SVĐ và đại lộ lớn nhất nước Mĩ và đến mùa thu, họ thực hiện chuyến lưu diễn quốc tế đầu tiên qua 17 thành phố ở Châu Âu.
Các album Rocks, Draw the Line, và Live! Bootleg (1976–1978)
sửaCuối 1976, họ có 2 đĩa bạch kim và vô số đĩa đơn được khán giả mến mộ. Họ có nhà to, xe xịn, máy bay riêng và hàng triệu người hâm mộ. Họ là một trong những ban nhạc rock thành công nhất trên thế giới. Họ lên đến đỉnh cao và ngoài tuột dốc ra thì chẳng còn nơi nào mà họ chưa đến. Ban nhạc đã luôn nghiện ngập nhưng giờ đây họ có hàng triệu đô , họ dư sức tiêu xài. Kết quả là họ bắt đầu chơi thứ ma tuý nặng đô hơn như cocaine và heroin. Họ tạo ra hình tượng xấu: những chàng trai phá phách trong khách sạn, khóc lóc trong phòng thay đồ, kích động đám đông, uống rượu trên sân khấu, đập phá nhạc cụ. Dùng ma tuý quá liều là một phần trong số đó và thực sự là nó đã gây hoạ lớn. Lưu diễn và ghi âm liên miên không ngơi nghỉ cũng có tác động xấu tới ban nhạc. Cuối 1976, Aerosmith đã đi tour không nghỉ trong 3 năm liền và họ đã kiệt sức. Nhưng họ không thể ngừng lại. Họ phải cho ra một album khác.
Đầu 1977, họ bắt đầu ghi âm album thứ 5, "Draw the line" tại một khu riêng biệt có tên Cenacle ở Armonk, NY. Khi ghi âm album này, ban nhạc gần như ngưng trệ, kết quả của việc dùng ma tuý quá nhiều, suy sụp tinh thần và áp lực phải tạo ra được album đạt nhiều thành công như "Toys in the Attic" và "Rocks". Áp lực duy trì vị trí đỉnh cao đã bóp nghẹt ban nhạc.Aerosmith sống trong bầu không khí sặc khói ma tuý và làm tất cả những gì có thể để trốn ghi âm. Joe và Steven lên gác, ngủ vùi và im hơi lặng tiếng cả ngày. Brad, Tom và Joey chơi trốn tìm hoặc lái xe đi loanh quanh." Ban nhạc là một dòng sông và album là một xô nước lấy ra từ đó. Album là những khoảnh khắc trong cuộc đời ban nhạc. "Draw The Line" không có sự hợp sức vì lúc đó chúng tôi không phải là một đội hình thống nhất. Thứ duy nhất kết nối chúng tôi lại với nhau là headphone. Chúng tôi là những con nghiện tập tành chơi nhạc chứ không phải là những nhạc sĩ tập tành chơi ma tuý". (Joe Perry)
Mùa hè năm 1977, album làm chưa xong nhưng ban nhạc đã lại ra phố, đi tour quanh các SVĐ ở Mĩ và tham gia những festival mùa hè lớn ở Bỉ và Đức. Chuyến lưu diễn thật sự tồi tệ. Trận chiến giữa các thành viên không có hồi kết. Steven uống rượu và bất tỉnh trên sân khấu. Lối sống vô độ của 1 ban nhạc rock đã khiến Aerosmith sa sút, làm tắt ngúm ngọn lửa đã từng đưa họ lên đỉnh vinh quang. "Tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc những gì mình đang làm. Tôi thực sự muốn về nhà". (Joey Kramer). Chuyến lưu diễn của ban nhạc kết thúc tại Philadenphia Spectrum khi có người ném lựu đạn M-80 lên sân khấu khiến Joe đứt động mạch tay và Steven bị bỏng giác mạc.
Kể từ lúc Joe và Steven bị thương khi biểu diễn, ban nhạc quay trở lại studio ở Manhattan để tiếp tục ghi âm. Khi "Draw The Line" phát hành, đó là album bán chạy nhất của Columbia từ trước tới nay: 1,5 triệu bản nhưng album chỉ chiếm vị trí số 11 trong bảng xếp hạng. Vấn đề thần kinh, những chuyến lưu diễn kiệt sức và áp lực giữ vị trí đỉnh cao là nguyên nhân dẫn đến những căng thẳng trong ban nhạc. Vợ và bạn gái của các thành viên ban nhạc thường xuyên châm chích lẫn nhau càng khiến ban nhạc xa nhau. "Chúng tôi nghe những tin đồn rằng nhóm sắp tan rã. Báo chí đặt biệt hiệu cho Joe và Steven là "Toxic Twins"…" (Tom Hamilton)
1978, lối sống của Aerosmith ngày càng tệ hại. Nhóm lưu diễn đến kiệt sức, tham gia festival lớn nhất thập kỉ có tên Cal Jam 2. Buổi tiếp theo là festival rock tên Texxas Jam. Ban nhạc cũng đóng bộ phim đầu tiên, vai ban nhạc Future Villain trong phim Sgt Pepper’s lonely hearts club band. Bài hát trong phim, hát lại "Come Together" của The Beatles cũng được khán giả mến mộ.
Mùa thu, họ cho ra đời live album tên "Live Bootleg" và đi lưu diễn trong tháng 12 nhằm quảng bá album. Tại Philadenphia Spectrum, có người đã ném một chai bia vào Steven. Cả nhóm sống vật vờ trong suốt chuyến lưu diễn. Họ dùng ma tuý nhiều một cách đáng sợ đến nỗi người ta thật sự phải kéo lê Steven trên sàn, mang đến sân khấu để biểu diễn. Những người khác cũng không khá hơn. "Trong năm 1978, Aerosmith tiêu biểu cho đời sống tinh thần của những ban nhạc rock ‘n’ roll Mĩ" –David Krebs-"Thật bi kịch khi nhìn họ tự huỷ hoại mình, sống bê tha và không quan tâm đến bất cứ thứ gì". Mâu thuẫn cá nhân cũng tăng lên. Joe và Steven đấu khẩu cả ngày. "Thật đau lòng", Steven nói "ban nhạc tôi có với những con người này thế là đã hết".
Joe Perry và Brad Whitford rời nhóm, các album Night in the Ruts, and Rock in a Hard Place (1979–1984)
sửaMùa xuân 1979, Aerosmith bắt đầu ghi âm "Night in the Ruts" nhưng mọi người đều nghiện ngập, lờ đờ và căng thẳng và Joe Perry rời xa ban nhạc đến nỗi Aerosmith gần như vô dụng. Tháng ngày trôi qua mà chẳng làm được việc gì. Ban nhạc rất hào hứng với việc biểu diễn chung với Led Zeppelin tại Anh vào mùa hè nhưng album chưa xong khiến ai nấy càng thất vọng và giận dữ. Trong suốt thời gian ghi âm, người quản lý nói với Joe rằng anh ta nợ ban nhạc 80.000$ và chỉ bằng cách tách nhóm hát riêng thì anh mới có thể trả hết nợ nần. Thế là Joe xúc tiến việc thành lập ban nhạc riêng tên là " Joe Perry Project". Trong khi đó, Aerosmith đang rối tinh. Họ không thể hoàn thành việc thu âm. Họ không thể đi lưu diễn mà không có bài hát mới khiến Joe thêm phần thất vọng. Bất hoà nối tiếp, công việc trì trệ và Joe không thể chịu đựng được thêm một giây phút nào nữa.
Sau cánh gà, sau 1 buổi diễn tại Cleveland mùa hè 1979, tất cả áp lực và căng thẳng đã lên đến đỉnh điểm.Vợ của Tom, Terry, đã xúc phạm vợ của Joe là Elissa khiến Elissa hắt một cốc sữa vào Terry. Tranh cãi quyết liệt giữa các thành viên. Joe giận dữ bỏ đi, quay trở lại Boston và thề rằng từ giờ đến lúc chết sẽ không bao giờ chơi nhạc cùng Aerosmith nữa.
Không có Joe, ban nhạc phải huỷ bỏ chuyến lưu diễn, tìm kiếm guitarist khác thay thế và cuối cùng đã chọn Jimmy Crespo. Joe bắt đầu với ban nhạc mới của mình: hát chính Ralph Mormon, bassist David Hull, tay trống Ronnie Stewart. Ban nhạc biểu diễn buổi đầu tiên tại cao đẳng Boston. Joe ký một hợp đồng mới với Columbia và cho ra album solo đầu tiên "Let The Music Do The Talking" vào mùa xuân năm1980 nhưng đáng tiếc là album không xuất hiện nhiều trên sóng phát thanh cũng như không được lọt vào bảng xếp hạng. Khi Joe rời Aerosmith, mọi thứ cũng ra đi với Joe và các thành viên còn lại. Joe không thể đạt được những thành công như đã có với Aerosmith và người hâm mộ bỏ rơi cả Aerosmith lẫn Joe bởi "thiếu Joe thì không còn là Aerosmith nữa". Mọi thứ đã thay đổi. Không còn xe limo, không còn khách sạn hạng sang. Aerosmith quay trở lại lưu diễn bằng xe lửa và sống trong những khu nhà rẻ tiền. Nhưng Joe cương quyết tự lập và thành viên trong Aerosmith tự an ủi rằng sớm muộn gì thì mâu thuẫn và tranh cãi giữa Joe và Steven cũng kết thúc.
Đầu 1980, Aerosmith đi tour sau khi phát hành "Night in the ruts" với Jimmy Crespo thay thế vị trí của Joe. Tuy nhiên, tour sớm kết thúc khi Steven bị tai nạn xe máy suýt chết ở Sunapee. 2 tháng nằm viện, 1 năm nằm nhà dưỡng thương và gần như không đi được. Aerosmith gần như bị đông cứng, họ không thể đi tour, không thể ghi âm, chẳng làm được gì. Khi Aerosmith im hơi, những ban nhạc mới như Van Halen, Motley Crue bắt đầu leo cao. Lúc Aerosmith bắt đầu khởi động lại, khán giả đã có cả tá ban nhạc mới để nhảy múa cùng. Thế là đã hết, ngày tận thế đã đến. Ban nhạc chỉ còn là "đã từng". Joe Perry cũng không khá hơn. Theo Joe, hãng đĩa và người quản lý từ chối giúp anh cũng như không quảng bá cho album bởi họ muốn ép anh quay lại Aerosmith. Joe đi khắp nơi, tuyển lựa rồi lại sa thải các nhạc công và ca sĩ, tiêu những đồng xu ít ỏi vào ma tuý. Joe cho ra đời "I’ve Got Rock And Roll Again" nhưng hãng đĩa không làm gì để quảng bá nên cuối cùng album cũng lìa đời. Vài tháng sau, năm 1981, Brad cũng rời Aerosmith. Brad cảm thấy chán nản trong thời gian chờ Steven hồi phục và bắt đầu làm việc cùng lead singer Derek St JHolmes của ban nhạc Ted Nugent. Họ ghi âm đĩa nhạc cùng nhau nhưng đĩa không lọt được vào bảng xếp hạng. Sau đó Holmes cùng Brad đi tour cùng nhau trong 6 tuần nhưng Holmes lại quay về hát cùng Ted Nugent. Brad cảm thấy thất vọng và chán nản về Aerosmith và cảm thấy rất khó làm việc cùng Jimmy Crespo. Jimmy là người tốt nhưng nhỏ mọn và khắt khe. Brad cũng chán lối sống nhếch nhác và dùng ma tuý vô độ của Aerosmith. "Tôi quay trở lại Boston, thưởng thức thời tiết đầu hạ trước khi quay trở về NY. Bất cứ khi nào nghĩ đến, tôi cảm thấy nặng trĩu người và thấy thật kinh khủng" (Brad). Brad ra sân bay quay trở lại NY nhưng cuối cùng không lên máy bay. 2 năm rưỡi sau đó, Brad có những công việc nhỏ khác nhau nhưng không bao giờ tham gia 1 ban nhạc mới.
Năm 1983, Joe Perry có người quản lý mới, Tim Collins, người đã ảnh hưởng lớn đến tương lai của Aerosmith. Vào thời điểm này, Joe nghèo túng đến độ không thể thanh toán nổi nợ nần .Anh không có cả nhà lẫn xe hơi. Joe đang có nguy cơ bị hãng đĩa bỏ rơi và đĩa đơn thứ 3 "Once A Rocker, Always A Rocker" không bán được. Cuộc sống và sự nghiệp của Joe đang bế tắc. Joe li dị vợ là Elissa, bị sốc thuốc, suy dinh dưỡng, phải vào viện tâm thần, gặp rắc rối với luật pháp, nợ nần chồng chất. Brad thất nghiệp và túng quẫn đến mức phải vay tiền của bố mẹ vợ để mua nôi cho đứa con mới sinh. Aerosmith cũng không kém phần thảm thương. Chỉ mới vài năm trước, họ biểu diễn tại những sân vận động lớn nhất nước Mĩ thì nay họ thậm chí không vào được các CLB. Ban nhạc đang ngắc ngoải. Steven sống trong một khách sạn tồi tàn ở Manhattan và suốt ngày lang thang ngoài đường cố gắng tìm chút heroin rẻ tiền. Những người xung quanh ban nhạc đều nhận thấy Joe và Brad gặp khủng hoảng và những thành viên cũ của band đều mong nhớ họ. Rất nhiều người, kể cả hai guitarist được mời thay thế là Rick Dufay và Jimmy Crespo đều thuyết phục Aerosmith tái hợp nhưng ban nhạc không thèm quan tâm cho đến một đêm 1984 khi Joe suy sụp và quyết định gọi điện cho Steven. "Có vài chuyện đến với tôi. Elissa không còn ở bên tôi nữa. Tôi đã chống lại Steven vì cái gì? Tôi đã chống lại Tom vì cái gì? Điều đó khiến tôi suy nghĩ. Tôi quý mến những người trong ban nhạc. Chuyện gì đã xảy ra với ban nhạc của tôi?". (Joe Perry)
Đoàn tụ với Saddle tour, album Done with Mirrors, và cai nghiện (1984–1986)
sửaSteven và Joe đã bỏ qua chuyện cũ và hứa sẽ cùng nhau đưa ban nhạc trở lại như xưa. Valentine năm đó, Joe và Brad đến xem Aerosmith biểu diễn tại nhà hát Boston Orpheum. Đó là lần đầu tiên sau gần 5 năm ban nhạc mới lại bên nhau. Sau buổi diễn, nhóm gặp nhau tại nhà của Tom và đồng ý tái hợp. Joe Perry và Brad Whitford về với Aerosmith. Ban nhạc mới tái hợp có vô số thứ để làm. Họ sa thải Steve Leber và David Kreb và nhận Tim Collin làm người quản lý theo đề nghị của Joe. Họ cắt hết những mối quan hệ cũ và lại là một ban nhạc mới tinh. Bởi ban nhạc đã tuột dốc khá lâu nên họ không thể dễ dàng nhảy múa trên sân khấu và đoạt đĩa bạch kim như trước đây. Họ phải chứng minh khả năng của bản thân mình và quay trở lại vị trí đỉnh cao. Việc đầu tiên cần làm là kiếm tiền và đi tour với đội hình tái hợp. Nhóm cũng gặp khó khăn về tài chính. Thói quen nghiện ngập đã tiêu tốn của họ rất nhiều tiền bạc, Steve Leber và David Kreb đã lừa gạt, lấy đi của họ hàng ngàn đô la , nợ thuế cùng những khoản nợ khác khiến kiếm tiền trở thành vấn đề cấp bách đầu tiên. Cần phải cho cả thế giới biết rằng Aerosmith đã trở lại với phong độ tốt nhất từ trước tới nay. Ban nhạc bắt đầu tại Boston nhưng mọi người đều thấy cực kì căng thẳng và lo lắng. Họ đã quá tuổi 30 và phải cạnh tranh với rất nhiều ban nhạc mới trẻ trung hơn. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ban nhạc thất bại? Có rất nhiều chướng ngại và bất trắc khi ban nhạc tái hợp .
Tình hình tiến triển trong tour "Back In The Saddle" năm 1984 của Aerosmith nhưng nhóm lại rơi vào trận chiến pháp lý với nhóm quản lý Leber-Krebs vì trên hợp đồng, 2 người này vẫn nắm quyền quản lý ban nhạc. Họ muốn được chia lợi nhuận từ tiền bán vé các buổi diễn của Aerosmith. Tim Collin đã sử dụng những chiến thuật thông minh cố gắng buộc họ phải rút lui. Aerosmith cũng gặp rắc rối với những người quảng bá âm nhạc. Những năm qua, nhóm đã mang tiếng xấu: ngôi sao nhạc rock cư xử thô lỗ, nghiện ma tuý nặng, xỉu trên sân khấu, đến biểu diễn muộn 3 giờ liền… Những người quảng bá có lý do chính đáng để chường mặt Aerosmith. Aerosmith phải chứng minh rằng họ đáng tin. Họ phải làm việc cật lực để chiếm được không những cảm tình của người hâm mộ mà còn lòng tin của những người làm trong ngành công nghiệp âm nhạc.
Ban nhạc lưu diễn trong 1 năm đủ để trả nợ nần và ổn định tài chính. Bây giờ họ phải tập trung vào ghi âm. Nhưng thực tế nhóm vẫn còn đang bị Leber-Krebs kiện tụng và chẳng có mấy công ty băng đĩa ham hố 1 ban nhạc quá đát, nghiện ngập của thập kỉ 70. Hầu hết các công ty đều nhận định Aerosmith rồi sẽ chứng nào tật nấy. Ban nhạc phải tìm được 1 công ty tin rằng nhóm còn dư chất rock and roll trong người. John Kalodner của hãng đĩa Geffen Record rất quan tâm và quyết định ký hợp đồng với nhóm. Nhưng có một điều rắc rối là nhóm vẫn còn chịu ràng buộc pháp lý với Columbia. Tim Collin lại phải thuyết phục Columbia rằng thật vô ích khi đổ tiền của vào những tay nghiện già nua và ban nhạc được tự do. Columbia đồng ý để Aerosmith ra đi.
John Kalodner sẽ chịu trách nhiệm giúp Aerosmith cạnh tranh với những ban nhạc của thập niên 80. Nhạc nhẽo đã thay đổi rất nhiều. Khi ban nhạc đang ở thời kì tuột dốc , một kênh truyền hình ra đời đã làm thay đổi cả ngành công nghiệp âm nhạc. Đó chính là MTV. Vào năm 1984, Steven đã nói , khi bạn không xuất hiện trên MTV, bạn "gần như không tồn tại". MTV đã đưa các ban nhạc trẻ như Van Halen, Bon Jovi và Ratt lên đỉnh cao nhưng Aerosmith không nằm trong số đó. Nhóm phải chiếm được sàn diễn này để có được fan hâm mộ. Mọi thứ thật lạ lẫm với Aerosmith. Lần đầu tiên họ làm việc với những người làm A&D như John Kalodner-người hướng dẫn họ làm thế nào để có những bài hát phù hợp với sóng phát thanh. Họ làm việc với những người chuyên viết nhạc. Trong những năm 70, người bên ngoài duy nhất mà họ làm việc cùng là Jack Douglas nhưng giờ đây họ phải làm việc với nhiều người khác, những người đến, bảo họ phải làm gì và kiểm tra công việc của họ.
1985, Aerosmith làm album đầu tiên với Geffen "Done with the mirrors" nhưng ban nhạc xài thuốc, uống rượu và cãi nhau. Album mới chỉ bán được 400.000 bản, ít hơn rất nhiều so với mong đợi. Ban nhạc cần có nhiều nỗ lực và may mắn hơn nữa để quay lại vị trí dẫn đầu. Bước ngoặt lớn đến theo cùng một nhóm nhạc Rap có tên Run DMC. Nhóm này muốn hát rap trên nền nguyên bản của "Walk this way" nên đã mời Steven và Joe chơi nhạc và xuất hiện trong video clip. Đĩa đơn này đã leo lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng và MTV đã cho phát đi phát lại bài hát này. Đó là cơ hội cho Aerosmith xuất hiện trên sóng phát thanh và truyền hình và mở cánh cửa bước vào MTV, một sân khấu sẽ giúp ban nhạc tái phát triển sự nghiệp.
Phiên bản RAP của "Walk this way" thực sự là một cuộc cách mạng trong khoảng thời gian đó. Ngày nay không có gì là lạ khi 1 rapper sử dụng guitar điện trong đĩa hát của họ hay cũng chẳng lạ lùng gì khi band rock có DJ đứng cào đĩa nhưng tại thời điểm đó, kết hợp rock-rap chưa từng xảy ra. "Walk This ay" đã phá vỡ bức tường giữa rock và rap, mở đường cho những nhóm nhạc như Kid Rock, Rage Against the Machine, Limp Bizkit và vô số ban nhạc khác. Bài hát cũng đã tạo ra lượng fan đáng kể cho Aerosmith. Ban nhạc đi tour quảng bá cho "Done With The Mirrors" trong suốt mùa hè đó dù album gần như đã đứt. Cả nhóm lại ẩu đả, uống rượu khi biểu diễn và rõ ràng là 1 hit single và 1 hot video trên MTV không đủ để đưa nhóm trở lại vị trí như xưa.
Nếu Aerosmith muốn trở thành 1 band đỉnh nhất trên thế giới thì họ cần phải bỏ rượu và ma tuý. Trước kia, Steven đã từng dăm lần bảy lượt vào trại cai nghiện nhưng đâu lại hoàn đó. Cuối cùng, được sự khích lệ của Tom Collin, Steven và cả nhóm quay lại trung tâm cai nghiện lần cuối. Trong năm 1986, Aerosmith cố sống điều độ và chuẩn bị cho album tiếp theo. "Chúng tôi ngừng uống rượu và ngừng dùng ma tuý. Chúng tôi bắt đầu làm việc ngoài trời và tập luyện như chuẩn bị cho chiến tranh . Chúng tôi lên cân, chạy bộ , tập thể thao ngoài trời. Thể dục đã thành hoạt động thường xuyên, nó giúp tôi suy nghĩ sáng suốt hơn".(Joe Perry)
Các album Permanent Vacation và Pump (1987–1991)
sửaMùa thu 1991, Aerosmith biểu diễn single đầu tiên "Dream On" tại lễ kỉ niệm lần thứ 10 của MTV và họ phát hành lại "Sweet Emotion" với phiên bản video mới. Sau đó họ lại tiếp tục ghi âm "Get a rip". Làm album này khá căng. Khi nhóm đưa cho hãng đĩa tác phẩm hoàn thành, Geffen bắt họ làm lại hầu hết các bài hát và chỉ cho ghi âm vài bài mới. Kết quả là họ mất gần 3 năm để hoàn thành album. Nhưng họ đã được trả công xứng đáng. "Get A Rip" được đón nhận nhiệt liệt. Album đứng vị trí số một trong bảng xếp hạng và đĩa đơn "Living In The Edge" được mọi người yêu thích. Đĩa đơn tiếp theo, "Eat the rich" gần như phá hỏng cả album nhưng tiếp theo đó là ba bản ballad "Crying", "Amazing", "Crazy" với sự góp mặt của nữ diễn viên tuổi teen Alicia Silverstone. 3 video này được phát đi phát lại trên MTV và đã đưa Alicia vào thế giới đầy sao Hollywood. "Crying" xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng Billboard và "Get A Rip" đoạt đĩa bạch kim.
Thành viên
sửaAerosmith đã trải qua nhiều lần thay đổi thành viên và cuối cùng họ lại trở về vời đội hình như cũ với 5 thành viên: Steven Tyler, Joe Perry, Brad Whitford, Tom Hamilton, Joey Kramer. Linh hồn của nhóm là hát chính Tyler và guitar Perry, với nickname là Toxic Twins. Họ là người viết nhạc chính cho nhóm, và cũng bị mang tiếng là "nhái" theo band Rolling Stones và Yardbirds.
Thành viên của nhóm qua các thời kì:
Aerosmith (1970 - 1971) |
|
---|---|
Aerosmith (1971 - 1979) |
|
Aerosmith (1979 - 1980) |
|
Aerosmith (1980 - 1984) |
|
Aerosmith (1984 - nay) |
|
Các album đã phát hành
sửaNgày phát hành | Tên album | Hãng phát hành | Vị trí cao nhất Billboard | Chứng nhận RIAA |
13 tháng 1 năm 1973 | Aerosmith | Columbia | #21 | 2x Bạch kim |
Tháng 3, 1974 | Get Your Wings | Columbia | #74 | 3x Bạch kim |
8 tháng 4 năm 1975 | Toys in the Attic | Columbia | #11 | 8x Bạch kim |
3 tháng 5 năm 1976 | Rocks | Columbia | #3 | 4x Bạch kim |
Tháng 12, 1977 | Draw the Line | Columbia | #11 | 2x Bạch kim |
Tháng 11, 1979 | Night in the Ruts | Columbia | #14 | Bạch kim |
1 tháng 10 năm 1982 | Rock in a Hard Place | Columbia | #32 | Vàng |
Tháng 11, 1985 | Done with Mirrors | Geffen | #36 | Vàng |
18 tháng 8 năm 1987 | Permanent Vacation | Geffen | #11 | 5x Bạch kim |
12 tháng 9 năm 1989 | Pump | Geffen | #5 | 7x Bạch kim |
20 tháng 4 năm 1993 | Get a Grip | Geffen | #1 | 7x Bạch kim |
18 tháng 3 năm 1997 | Nine Lives | Columbia | #1 | 2x Bạch kim |
6 tháng 3 năm 2001 | Just Push Play | Columbia | #2 | Bạch kim |
30 tháng 3 năm 2004 | Honkin' on Bobo | Columbia | #5 | Vàng |
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ Walser, Robert (1999). Running with The Devil. Wesleyan University Press. tr. s. 8, 13. ISBN 0819562602.
- ^ “Biography”. Allmusic.com.[liên kết hỏng]
- ^ "...signature rifts, and it becomes clear why Aerosmith has been tagged 'America's Greatest Rock and Roll Band.' Few bands on the globe—forget just the United States—have accomplished what Aerosmith have. The band has sold more than 150 million albums worldwide and has won countless awards, including three Grammys. And, with a few exceptions, Aerosmith has delivered on its promise: to make music that strikes the listener in the heart, feet, soul and groin." in Walker, Don (15 tháng 8 năm 1998), “Rock This Way: A Brief History of Roads Taken”, Billbaord, 110 (33), tr. 20, ISSN 0006-2510
- ^ Whatever there is to say now about Aerosmith, the long-lasting, hard-rocking quintet that has often been billed or hyped as America's greatest rock and roll band, it could've been said two decades ago. Mieses, Stanley (9 tháng 8 năm 1997), “Still Walking the Walk, Leading the Way”, Newsday, tr. B.05
- ^ “Aerosmith's Opening Night: Crazy Amazing For Hell's Angels And 'Jaded' Kids”. Brian Ives. MTV. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2010.
- ^ “Aerosmith — America's Rock and Roll Band”. NewHampshire.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2008.
Tham khảo
sửa- Aerosmith tại HizZon! - Nghe Online & Free Download Lưu trữ 2018-11-24 tại Wayback Machine
- Nghe Aerosmith online tại NhacRockOnline Lưu trữ 2007-05-20 tại Wayback Machine
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Aerosmith. |