Hanafuda

loại bài lá của Nhật Bản, được sử dụng để chơi nhiều trò chơi bài
(Đổi hướng từ Bài hoa)

Hanafuda (tiếng Nhật: 花札はなふだ, n.đ.'lá bài hoa'[1]) là tên một loại bài láNhật Bản. Chúng có kích thước bé hơn lá bài Tây (5,4 cm × 3,2 cm) nhưng dày và cứng hơn.[2] Mặt trước của lá bài có hình vẽ nhiều loài cây, loài hoa, động vật, chim, mảnh giấy tanzaku (短冊たんざく) và một số đồ vật khác;[3][4] có duy nhất một lá bài có hình vẽ con người ở mặt trước. Mặt sau của lá bài không có hình ảnh hay hoa văn nào mà được tô bằng màu đen hoặc màu đỏ. Bài hanafuda được dùng để chơi nhiều loại trò chơi bài, chẳng hạn như Koi-Koi hay Hachi-Hachi [ja].

A typical setup of hanafuda for the game of Koi-Koi, on top a red zabuton with a peony pattern.
Một ván bài Koi-Koi sử dụng lá bài hanafuda.

Lịch sử

sửa

Chơi bài là một dạng nghệ thuật truyền thống của Nhật từng chỉ được chơi bởi tầng lớp quý tộc và không sử dụng với mục đích kiếm tiền.

Tuy nhiên, đến thế kỷ XVI, khi Francisco Xavier đặt chân đến Nhật, mang theo bộ bài thông dụng để đánh poker của người phương Tây, thì cờ bạc bắt đầu phát triển trên toàn Nhật Bản, giới bakuto đã xuất hiện trong thời gian này.

Nhưng đến thế kỷ XVII, khi Nhật Bản cấm giao thương với phương Tây, bài poker cũng bị cấm, và cũng vì cờ bạc là nguyên nhân của rất nhiều hỗn loạn.

Dù bài poker đã bị cấm, nhưng phong trào đánh bạc đang lên ở Nhật Bản không dễ bị dập tắt. Trong suốt thời Edo, các bakuto thường xuất hiện dưới dạng người giúp việc cho chủ nhà, tổ chức các cuộc bài bạc lén lút (dưới sự bảo hộ của chủ nhà), mục đích bòn rút lại tiền công của các người làm công khác cho ông chủ. Các dạng bài truyền thống đã được những người thợ làm bài vẽ cách điệu để che mắt luật pháp nhưng vẫn bị phát hiện và chính quyền shōgun tìm mọi cách dập tắt. Cứ mỗi dạng bài được vẽ ra và phổ biến cho người chơi của bakuto lại vấp phải sự ngăn cản quyết liệt từ phía chính phủ. Cuộc chiến giữa chính phủ và bakuto cứ diễn ra như vậy.

Giữa thế kỷ XVIII, một dạng bài lá với tên gọi là Mekuri Karuta đã ra đời thay thế cho Unsun Karuta (vốn được vẽ cách điệu theo văn hóa Trung Quốc). Mekuri Karuta là 1 bộ bài có 48 lá, nhanh chóng được phổ biến và phát triển nhờ cách chơi phong phú và khoa học nhưng nhanh chóng bị chính quyền dập tắt vào cuối thế kỷ XVIII.

Tiếp theo đó còn nhiều loại bài khác như Jomo Karuta, Iroha Garuta hay Obake Karuta, nhưng cũng không phát triển được dưới sự kiểm duyệt gắt gao của chính phủ. Nhưng dần dần chính quyền shōgun đều nhận ra rằng những việc mình làm đều không có hiệu quả nhất định: cứ một dạng bài bị cấm chơi thì một dạng khác lại được tạo ra. Chính những suy nghĩ đó đã dẫn đến việc ra đời của một loại bài "không có số" được phép chơi hợp pháp, nhưng không thể tính điểm trong mỗi cuộc chơi. Mỗi lá bài ứng với một loại hoa tượng trưng cho mỗi mùa, gọi là hanafuda. Và đương nhiên, bakuto vẫn soạn thảo được ra cách tính điểm để che mắt chính quyền. Cuộc chiến giữa bakuto và shōgun kết thúc.

Ngày nay hanafuda đã trở thành một trò chơi truyền thống phổ biến ở Nhật Bản.

Lá bài

sửa

Một bộ bài hanafuda có tổng cộng 48 lá bài, được phân thành 12 chất đại diện cho 12 tháng trong năm. Mỗi một chất có 4 lá bài và được gán cho một loài hoa hay loài cây.[5] Bên cạnh đó, bộ bài hanafuda còn có thêm một lá bài trống để thay thế khi cần. Trong bộ bài hwatu của Hàn Quốc còn có những lá joker (조커패) được dùng để thưởng điểm.[6]

Bảng dưới đây trình bày cách phân loại cũng như giá trị của từng lá bài. Nên chú ý rằng mỗi trò chơi bài khác nhau thì có cách phân loại khác nhau cũng như gán giá trị cách khác nhau cho từng lá bài. Chẳng hạn, trong trò chơi Hachi-Hachi [ja], tất cả 4 thẻ theo tháng 11 được coi là thẻ kasu (1 điểm), còn trong trò chơi Sakura thì giá trị các lá bài được định cách khác.

Tháng / chất

Hoa / Cây

Hikari

(20 điểm)

Tane

(10 điểm)

Tanzaku

(5 điểm)

Kasu

(1 điểm)

Tháng Một

Cây thông

  Con sếuMặt trời   Tanzaku với câu thơ 2 lá
Tháng Hai

Hoa mơ

  Vành khuyên Nhật Bản[a]   Tanzaku với câu thơ 2 lá
Tháng Ba

Hoa anh đào

  Cái rèm   Tanzaku với câu thơ 2 lá
Tháng Tư

Hoa tử đằng

  Chim cu cu[b]   Tanzaku trống không 2 lá
Tháng Năm

Hoa diên vĩ

  Cầu Yatsuhashi   Tanzaku trống không 2 lá
Tháng Sáu

Hoa mẫu đơn[c]

  Bươm bướm   Tanzaku màu xanh 2 lá
Tháng Bảy

Mã biên thảo [d]

  Heo rừng   Tanzaku trống không 2 lá
Tháng Tám

Cây chè vè [e]

  Trăng tròn [f]   Con ngỗng[g] 2 lá
Tháng Chín

Hoa cúc[h]

  Chén rượu sake   Tanzaku màu xanh 2 lá
Tháng Mười

Cây phong

  Con hươu   Tanzaku màu xanh 2 lá
Tháng Mười một*

Cây liễu

  Ono no Michikaze

hay hình một người cầm ô[i]

  Chim én[j]   Tanzaku trống không [k] 1 lá
Tháng Mười hai*

Cây hông lông

  Phượng hoàng 3 lá

* Trong bộ bài hwatu của Hàn Quốc, các chất của tháng 11 và tháng 12 được gán ngược lại.

Ý nghĩa của văn bản tiếng Nhật

sửa

Một vài lá bài hanafuda có chứa văn bản tiếng Nhật. Thời xa xưa, người ta viết các câu thơ lên lá bài hanafuda để ngụy trang chúng cho giống như loại bài lá uta-garuta (n.đ.'bài lá câu thơ'); tuy vậy hiện nay thì phần chữ viết trên các lá bài đã được giản lược. Bên cạnh các ví dụ như mấy lá bài bên dưới, thì các lá bài kasu của chất theo tháng 12 thường có thêm tên và con dấu của nhà sản xuất, tương tự như quân át bích trong bộ bài Tây.

Lá bài Mô tả
   akayoroshi (あかよろし akayoroshi?, "màu đỏ là màu tốt lành") với chữ ka được viết theo kiểu hentaigana𛀙
  mi-Yoshino (みよしの mi-Yoshino?, "Yoshino xinh đẹp") nhắc đến thị trấn Yoshino, tỉnh Nara, nổi tiếng với loài cây anh đào lai Somei-Yoshino
  kotobuki (寿 kotobuki?, "sống lâu")

Chú thích

sửa
  1. ^ Vào trung kỳ Edo, chỉ có lá bài với con chim vành khuyên Nhật Bản mới có hoa mơ màu đỏ, các lá bài cùng chất khác thì có hoa mơ màu trắng nhạt. Mặc dù trên lá bài ngày nay, mắt của con chim vành khuyên có màu đỏ, tuy nhiên vào trung kỳ Edo, con mắt ấy có màu khá mờ đục (đậm hơn màu của hoa diên vĩ và hoa hông lông) và gần với màu mắt của chim vành khuyên Nhật Bản trên thực tế. [7]
  2. ^ Bài lá hanafuda vào thời trung kỳ Edo không có phông nền mà chỉ có cành hoa tử đằng và một con chim cu cu. Màu sắc của hoa khi đó có phần nhợt nhạt. Đến thời kỳ Meiji, màu sắc của hoa dần đậm hơn và bắt đầu xuất hiện những đám mây màu đỏ ở phía sau. Vào khoảng thập niên 1880, bắt đầu xuất hiện "vầng trăng khuyết màu đỏ" ở phía sau. [7]
  3. ^ Vào trung kỳ Edo, lá bài có điểm có bông hoa mẫu đơn màu trắng, còn lá bài Kasu có hoa mẫu đơn màu tím hay là hai bông hoa đỏ và một bông hoa trắng. [7]
  4. ^ In the mid-Edo period, the color of the flowers were quite pale, but in later periods, the color became darker.[7]
  5. ^ Sometimes 芒 susuki is translated as pampas (grass).
  6. ^ The "bright red night sky" is said to have changed from plain or light blue in the early period, to yellow or light pink in the late Edo period, to bright red in the Meiji period. Also, during the era of woodblock printing, the moon was hidden at the bottom or left edge (sometimes a crescent moon). White was the color of the unprinted parts, so it was difficult to paint around it and leave it alone while using woodblocks.[7]
  7. ^ Throughout the Edo period to today, the three geese are depicted flying in the shape of the letter く, but around the 1880s, they were flying in a parallel line like 三 and filled the entire sky. For this reason, geese were considered large birds and formed a yaku with the Crane and Phoenix in some games.[7]
  8. ^ In the mid-Edo period, one of the kasu had a red chrysanthemum while the rest were white chrysanthemums. From the late Edo period onwards, cards with yellow-red flowers began to appear.[7]
  9. ^ Originally, the figure with umbrella was a yōkai (amefurikozō), whom people from the Edo period recognized as the highwayman Sadakurō from the play Kanadehon Chūshingura.[7] In 1886, the publisher Maeda Kihei (前田喜兵衛) negotiated with manufacturers in Kyoto and Osaka to change the design from Sadakurō to the calligrapher Ono no Michikaze to improve the image.
  10. ^ Today, the swallows are brightly colored yellow and red, but in the mid-Edo period, they were normal swallow colors (black with a red throat).[7]
  11. ^ This card's design is significantly different from the other rain cards, but from the Edo to early Meiji periods, it was like other kasu with only a willow tree drawn on it. In the early 1880s, it began being painted solid red, and in the late 1880s, the picture was changed from a sunny willow tree to the lightning drum in the rain.[7]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Pakarnian, John, "Game Boy: Glossary of Japanese Gambling Games", Metropolis, Tháng Một 22, 2010, p. 15.
  2. ^ “Hanafuda | cards”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2021.
  3. ^ “映画「ちはやふる」の隠れた聖地!京都・大石天狗堂”. ORICON NEWS. 13 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2021.
  4. ^ “The Sloperama Hanafuda/Go-Stop Zone”. www.sloperama.com. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2021.
  5. ^ “Hanafuda: Japanese "Flower Cards" Designed to Circumvent Ban on Western Decks”. 99% Invisible (bằng tiếng Anh). 2 tháng 11 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2021.
  6. ^ Sloper, Tom. “Go-Stop”. www.sloperama.com. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2017.
  7. ^ a b c d e f g h i j 江橋崇 (2014). 花札. ものと人間の文化史. 法政大学出版局. ISBN 9784588216718.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)

Liên kết ngoài

sửa