Bình Long (tỉnh)
Bình Long là một tỉnh cũ của Việt Nam Cộng hòa.
Bình Long | |
---|---|
Tỉnh | |
![]() Vị trí của tỉnh Bình Long trên bản đồ hành chính Việt Nam Cộng hòa năm 1967 | |
Vị trí | Việt Nam Cộng hòa |
Tỉnh lỵ | An Lộc |
Phân chia hành chính | 3 quận |
Thành lập | 22/10/1956[1] |
Giải thể | 1975 |
Dân số (1967) | 59.922 người |
Địa lý
sửaTỉnh Bình Long có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp tỉnh Phước Long
- Phía tây giáp tỉnh Tây Ninh
- Phía nam giáp tỉnh Bình Dương
- Phía bắc giáp Campuchia.
Hành chính
sửaTỉnh Bình Long được chia thành 3 quận: An Lộc, Chơn Thành, Lộc Ninh.
Dân số tỉnh Bình Long năm 1967[2] | |
---|---|
Quận | Dân số (người) |
An Lộc | 26.449 |
Chơn Thành | 11.735 |
Lộc Ninh | 21.738 |
Tổng số | 59.922 |
Lịch sử
sửaNgày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ban hành Sắc lệnh số 143-NV[1] về việc thành lập tỉnh Bình Long trên cơ sở một phần của tỉnh Thủ Dầu Một. Tỉnh lỵ đặt tại An Lộc, trước đây thuộc quận Hớn Quản của tỉnh Thủ Dầu Một.
Ngày 3 tháng 1 năm 1957, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 4 về việc:
Năm 1960, quận An Lộc hợp nhất một số xã, nên còn 21 xã và quận Lộc Ninh hợp nhất một số xã, nên còn 10 xã.
Năm 1964, thành lập quận Chơn Thành, trên cơ sở 5 xã của quận An Lộc và thành lập thêm 7 xã.
Quận Chơn Thành có 12 xã.
Đối với chính quyền cách mạng, để phù hợp với yêu cầu chỉ đạo địa bàn hoạt động tương ứng với việc phân chia đơn vị hành chính của chính quyền Sài Gòn, tháng 10 năm 1961, Trung ương cục miền Nam quyết định tách tỉnh Bình Long khỏi tỉnh Thủ Dầu Một. Thành lập tỉnh mới Bình Long và tương ứng chia các địa danh gắn với các phiên hiệu. Tỉnh Bình Long có 3 quận được đặt theo 3 phiên hiệu mật danh để hoạt động đó là: C45 (quận Chơn Thành), C55 (quận Hớn Quản) và C65 (quận Lộc Ninh).[3]
Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 245-NQ/TW[4] về việc hợp nhất tỉnh Bình Long, tỉnh Phước Long và tỉnh Bình Dương thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên.
Ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 19/NQ[5] về việc hợp nhất tỉnh Bình Phước, tỉnh Thủ Dầu Một (bao gồm các huyện Dĩ An, Phú Giáo, Tân Uyên) thành một tỉnh mới, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên.
Ngày 24 tháng 2 năm 1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành Nghị định số 3/NQ/1976[6] về việc hợp nhất tỉnh Bình Phước và tỉnh Thủ Dầu Một thành tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Sông Bé.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[7] về việc chia tỉnh Sông Bé thành tỉnh Bình Phước và tỉnh Bình Dương.
Trong đó, tỉnh Bình Phước có địa giới bao gồm 2 tỉnh Bình Long và Phước Long cũ. Tỉnh lỵ tỉnh Bình Phước hiện nay là thành phố Đồng Xoài, vốn là quận lỵ quận Đôn Luân, tỉnh Phước Long trước đây.
Hiện nay, địa danh Bình Long chỉ còn được dùng để chỉ thị xã Bình Long, đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bình Phước.
Địa bàn tỉnh Bình Long cũ nay là một phần của tỉnh Bình Phước (gồm các thị xã Bình Long, Chơn Thành và các huyện Hớn Quản, Lộc Ninh) và một phần các huyện Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo của tỉnh Bình Dương.
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ a b Sắc lệnh số 143-NV về việc để thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam. Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng hòa gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh.
- ^ Việt Nam Cộng hòa bản đồ hành chánh (1967). Đà Lạt: Phân cục Địa dư Quốc gia.
- ^ "Chơn Thành có tự bao giờ - Đảng bộ tỉnh Bình Phước". Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2021.
- ^ Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước".
- ^ Nghị quyết số 19/NQ về việc điều chỉnh việc hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam Việt Nam.
- ^ Nghị định số 3/NQ/1976 về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam.
- ^ "Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh". Hệ thống pháp luật. ngày 6 tháng 11 năm 1996.