Đặng Đức Ngao thường được biết đến với bút danh Bùi Đình Thảo (1931-1997) là nhạc sĩ người Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2022.[1]

Nhạc sĩ
Bùi Đình Thảo
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Đặng Đức Ngao
Ngày sinh
(1931-02-04)4 tháng 2, 1931
Nơi sinh
Duy Tiên, Hà Nam, Việt Nam
Mất
Ngày mất
22 tháng 12, 1997(1997-12-22) (66 tuổi)
Nơi mất
Hà Nam, Việt Nam
Nguyên nhân
Viêm phổi
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Sự nghiệp âm nhạc
Đào tạoNhạc viện Hà Nội
Dòng nhạc
Ca khúcEm đi giữa biển vàng
Đi học
Bàn tay mẹ
Sách bút thân yêu ơi
Tiếng hát gọi mây
Giải thưởngGiải thưởng Âm nhạc Nguyễn Khuyến
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2022
Văn học Nghệ thuật

Tiểu sử

sửa

Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo, tên đầy đủ là Đặng Đức Ngao, sinh ngày 4-2-1931 tại Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam[2]. Ông bắt đầu tự sáng tác những bài hát khi công tác tuyên truyền văn nghệ trong vùng ở Hà Nam vào năm 1956. Bài hát Tiếng hát quê ta là bài hát đầu tiên của ông được công chúng biết đến. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội với bản giao hưởng thơ Mùa xuân Hồ Chí Minh-Mùa xuân thống nhất, Bùi Đình Thảo hoạt động sáng tác chuyên nghiệp đồng thời tham gia các công tác quản lý văn hóa, nghệ thuật tại địa phương[3].

Phong cách nghệ thuật

sửa

Bùi Đình Thảo sinh ra tại Hà Nam và suốt đời gắn bó với Hà Nam, nơi có truyền thống hát văn, hát chèohát dặm, nền âm nhạc của ông có giai điệu dung dị, đầm ấm, mềm mại, mang âm hưởng âm nhạc dân gian và mang miêu tả con ngườithiên nhiên quê hương và trong nhiều đề tài khác, không chỉ trong ca khúc mà trong nhiều thể loại khác như nhạc sân khấu chèo, múa rối, kịch nói, ca cảnh và tổ khúc hát múa. Nhạc cho múa của Bùi Đình Thảo có nhiều tác phẩm đoạt giải[3] trong đó có Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Khuyến, [4]

Các sáng tác[5]

sửa
  • Gửi người yêu dấu (1957)
  • Chuyện vợ chồng ông Ba (1958)
  • Em cấy khác xưa (1959)
  • Theo Đảng ta đi (1960)
  • Đi học (1970, phổ thơ Minh Chính)
  • Em đi giữa biển vàng (1975)
  • Bàn tay mẹ (1976)
  • Đời con tung cánh (1976)
  • Sách bút thân yêu ơi (1977)
  • Bà thương em (1978)
  • Chúng em làm chị Tấm (1979)
  • Tay thơm tay ngoan (1980)
  • Thư biên giới (1981)
  • Tiếng hát vào ca (1981)
  • Lúa uốn câu (1982)
  • Cây lúa tình em (1983)
  • Xôn xao Cúc Phương (1983)
  • Lời ca từ biên cương phía Bắc (1984)
  • Bác còn sống mãi (1985)

Qua đời

sửa

Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo mất ngày 22-12-1997 tại nhà riêng ở phường Đồng Văn sau một thời gian dài bị bệnh viêm phổi năng, hưởng thọ 66 tuổi.[6]

Vinh danh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “25 tác giả được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2022”. TTXVN. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo
  3. ^ a b Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 43
  4. ^ Tiểu sử Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo
  5. ^ Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 43,44
  6. ^ Báo Văn Nghệ Công an Nhân dân - "Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo : Xa rồi nốt nhạc tuổi thơ"

Xem thêm

sửa