Bộ [1] là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực. Hiện tại Chính phủ Việt Nam đang có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ.

Từ nguyên sửa

Từ "Bộ" bắt nguồn từ các bộ từng tồn tại dưới các triều đại phong kiến. Dưới thời phong kiến, đứng đầu một bộ là "Thượng thư", còn hiện tại đứng đầu một bộ là "Bộ trưởng".

Lịch sử sửa

Sau Cách mạng Tháng Tám, Chính phủ Cách mạng lâm thời được thành lập với 13 bộ, nhưng lại có tới 15 vị bộ trưởng, trong đó có 2 người là bộ trưởng không bộ. Đầu năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời được thành lập với 15 bộ và 16 bộ trưởng, trong đó có một bộ trưởng không bộ. Trong hai chính phủ đầu tiên của Nhà nước Việt Nam, Hồ Chí Minh phải kiêm nhiệm Chủ tịch nướcbộ trưởng ngoại giao, đến chính phủ thứ ba là Liên hiệp kháng chiến thì chức vụ này được giao cho Nguyễn Tường Tam đảm nhiệm. Trong chính phủ Liên hiệp kháng chiến có 13 bộ nhưng chỉ có 10 bộ trưởng, ông Trương Đình Tri kiêm nhiệm bộ trưởng của bốn bộ là Xã hội, Y tế, Cứu quốc và Lao động; đồng thời không còn chức bộ trưởng không bộ nữa, đây cũng là chính phủ đầu tiên chính thức được quốc hội thông qua.

Hiện tại Chính phủ Việt Nam có 18 bộ và 20 bộ trưởng, trong đó một vị là bộ trưởng của Ủy ban Dân tộc, một vị khác là bộ trưởng của Văn phòng Chính phủ.

Cơ cấu tổ chức sửa

Danh sách các bộ sửa

Hiện đang hoạt động sửa

STT Bộ Bộ trưởng Ngày thành lập
1 Quốc phòng Đại tướng Phan Văn Giang 27/8/1945
2 Công an Đại tướng Tô Lâm 19/8/1945
3 Ngoại giao Bùi Thanh Sơn 28/8/1945
4 Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà 28/8/1945
5 Tư pháp Lê Thành Long 28/8/1945
6 Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng 1/11/1995
7 Tài chính Hồ Đức Phớc 28/8/1945
8 Công Thương Nguyễn Hồng Diên 28/8/1945
9 Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan 14/11/1945
10 Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng 28/8/1945
11 Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị 29/4/1958
12 Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh 5/10/2002
13 Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng 28/8/1945
14 Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung 28/8/1945
15 Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng 28/8/1945
16 Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt 4/3/1959
17 Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn 28/8/1945
18 Y tế Đào Hồng Lan 28/8/1945

Từng tồn tại sửa

STT Bộ Thời gian tồn tại Tình trạng
1 Quốc phòng 27/8/1945 - 9/11/1946 hợp nhất với Quân sự Ủy viên hội thành Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy
2 Thông tin, Tuyên truyền 28/8/1945 - 31/12/1945 đổi tên thành Bộ Tuyên truyền cổ động
3 Thanh niên 28/8/1945 - 2/3/1946 giải thể
4 Quốc dân Kinh tế 28/8/1945 - 2/3/1946 đổi tên thành Bộ Kinh tế
5 Quốc gia Giáo dục 28/8/1945 - 1/3/1946 đổi tên thành Bộ Giáo dục
6 Giao thông Công chính 28/8/1945 - 1955 đổi tên thành Bộ Giao thông và Bưu điện
7 Lao động 28/8/1945 - 2/3/1946 giải thể
8 Cứu tế Xã hội 28/8/1945 - 2/3/1946 hợp nhất với Bộ Y tế thành Bộ Xã hội kiêm Y tế, Cứu tế và Lao động
9 Y tế 28/8/1945 - 2/3/1946 hợp nhất với Bộ Cứu tế Xã hội thành Bộ Xã hội kiêm Y tế, Cứu tế và Lao động
10 Nội vụ 28/8/1945 - 1/8/1975 hợp nhất với Bộ Công an thành Bộ Nội vụ
11 Canh nông 14/11/1945 - tháng 2/1955 giải thể
12 Tuyên truyền cổ động 1/1/1946 - 2/3/1946 giải thể
13 Kinh tế 3/2/1946 - 14/5/1951 đổi tên thành Bộ Công thương
14 Giáo dục 2/3/1946 - 1990 hợp nhất với Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề thành Bộ Giáo dục và Đào tạo
15 Xã hội 2/3/1946 - 3/11/1946 giải thể
16 Xã hội kiêm Y tế, Cứu tế và Lao động 2/3/1946 - 3/11/1946 tách ra Bộ Y tế
17 Lao động 3/11/1946 - 1987 hợp nhất với Bộ Thương binh và Xã hội thành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
18 Cứu tế 3/11/1946 - 1947 giải thể
19 Quốc phòng - Tổng Chỉ huy 9/11/1946 - tháng 7/1947 tách thành Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Chỉ huy
20 Công an 29/8/1953 - 1/8/1975 hợp nhất với Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ
21 Thương binh - Cựu binh 19/7/1947 - tháng 5/1959 giải thể
22 Quốc phòng tháng 7/1947 - tháng 10/1948 hợp nhất với Bộ Tổng Chỉ huy thành Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy
23 Tổng Chỉ huy tháng 7/1947 - tháng 10/1948 hợp nhất với Bộ Tổng Chỉ huy thành Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy
24 Quốc phòng - Tổng Chỉ huy tháng 10/1948 - 12/3/1949 đổi tên thành Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh
25 Quốc phòng - Tổng Tư lệnh 12/3/1949 - 1976 đổi tên thành Bộ Quốc phòng
26 Công thương 14/5/1951 - 22/9/1955 tách thành Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp
27 Tuyên truyền tháng 8/1954 - 20/9/1955 đổi tên thành Bộ Văn hóa
28 Nông lâm tháng 2/1955 - cuối năm 1960 tách thành Bộ Nông nghiệp và Bộ Nông trường
29 Thủy lợi và Kiến trúc 20/9/1955 - 29/4/1958 tách thành Bộ Kiến trúc và Bộ Thủy lợi
30 Văn hóa 20/9/1955 - 13/7/1977 hợp nhất với Tổng cục Thông tin thành Bộ Văn hóa và Thông tin
31 Thương nghiệp 22/9/1955 - tháng 4/1958 tách thành Bộ Nội thương và Bộ Ngoại thương
32 Công nghiệp 22/9/1955 - 26/7/1960 tách thành Bộ Công nghiệp nặng và Bộ Công nghiệp nhẹ
33 Kiến trúc 29/4/1958 - tháng 6/1973 hợp nhất với Ủy ban Kiến thiết Cơ bản Nhà nước thành Bộ Xây dựng
34 Thủy lợi 29/4/1958 - 26/7/1960 đổi tên thành Bộ Thủy lợi và Điện lợi
35 Nội thương tháng 4/1958 - 30/6/1990 hợp nhất với Bộ Kinh tế đối ngoại và Bộ Vật tư thành Bộ Thương nghiệp
36 Ngoại thương tháng 4/1958 - 28/6/1988 hợp nhất với Uỷ ban Kinh tế đối ngoại hợp nhất thành Bộ Kinh tế đối ngoại
37 Giao thông và Bưu điện 1955 - 1960 đổi tên thành Bộ Giao thông Vận tải
38 Công nghiệp nặng 26/7/1960 - 11/8/1969 tách thành Bộ Điện và Than và Bộ Cơ khí và Luyện kim
39 Công nghiệp nhẹ 26/7/1960 - 21/10/1995 hợp nhất với Bộ Công nghiệp nặng và Bộ Năng lượng thành Bộ Công nghiệp
40 Thủy lợi và Điện lực 26/7/1960 - 28/12/1962 tách thành Bộ Thủy lợi và Tổng cục Điện lực (nhập vào Bộ Công nghiệp nặng)
41 Giao thông Vận tải 1960 - 1990 hợp nhất với Tổng cục Bưu điện và Cục Hàng không dân dụng thành Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện
42 Thủy lợi 28/12/1962 - 28/10/1995 hợp nhất với Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lâm nghiệp thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
43 Nông nghiệp cuối năm 1960 - 1/4/1971 hợp nhất với Bộ Nông trường thành Ủy ban Nông nghiệp Trung ương (đổi tên thành Bộ Nông nghiệp năm 1976)
44 Nông trường cuối năm 1960 - 1/4/1971 hợp nhất với Bộ Nông nghiệp thành Ủy ban Nông nghiệp Trung ương (đổi tên thành Bộ Nông nghiệp năm 1976)
45 Nội vụ 1/8/1975 - 7/5/1998 đổi tên thành Bộ Công an
46 Thương binh và Xã hội tháng 7/1975 - 1987 hợp nhất với Bộ Lao động thành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
47 Đại học và Trung học chuyên nghiệp tháng 10/1965 - 1988 hợp nhất với Tổng cục Dạy nghề thành Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề
48 Vật tư 11/8/1969 - 30/6/1990 hợp nhất với Bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Nội thương thành Bộ Thương nghiệp
49 Điện và Than 11/8/1969 - 22/11/1981 tách thành Bộ Điện lực và Bộ Mỏ và Than
50 Cơ khí và Luyện kim 11/8/1969 - 30/6/1990 đổi tên thành Bộ Công nghiệp nặng
51 Lương thực và Thực phẩm 11/8/1969 - 22/11/1981 tách thành Bộ Công nghiệp thực phẩm và Bộ Lương thực
52 Nông nghiệp 1976 - 16/2/1987 hợp nhất với với Bộ Lương thực và Bộ Công nghiệp thực phẩm thành Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm
53 Hải sản 1976 - tháng 1/1981 đổi tên thành Bộ Thủy sản
54 Lâm nghiệp 1976 - 28/10/1995 hợp nhất với Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Thủy lợi thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
55 Văn hóa và Thông tin 13/7/1977 - 24/6/1981 tách thành Bộ Văn hóa và Bộ Thông tin
56 Thủy sản tháng 1/1981 - 31/7/2007 sáp nhập vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
57 Công nghiệp thực phẩm 22/11/1981 - 16/2/1987 hợp nhất với với Bộ Lương thực và Bộ Nông nghiệp thành Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm
58 Điện lực 22/11/1981 - 16/12/1987 hợp nhất với Bộ Mỏ và Than thành Bộ Năng lượng
59 Mỏ và Than 22/11/1981 - 16/12/1987 hợp nhất với Bộ Điện lực thành Bộ Năng lượng
60 Văn hóa 24/6/1981 - 31/3/1990 hợp nhất Bộ Thông tin, Tổng cục Thể dục Thể thao và Tổng cục Du lịch thành Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch
61 Thông tin 24/6/1981 - 31/3/1990 hợp nhất Bộ Văn hóa, Tổng cục Thể dục Thể thao và Tổng cục Du lịch thành Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch
62 Lương thực 22/11/1981 - 16/2/1987 hợp nhất với với Bộ Nông nghiệp và Bộ Công nghiệp thực phẩm thành Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm
63 Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm 16/2/1987 - 28/10/1995 hợp nhất với Bộ Lâm nghiệp và Bộ Thủy lợi thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
64 Năng lượng 16/12/1987 - 21/10/1995 hợp nhất với Bộ Công nghiệp nặng và Bộ Công nghiệp nhẹ thành Bộ Công nghiệp
65 Kinh tế đối ngoại 28/6/1988 - 30/6/1990 hợp nhất với Bộ Nội thương và Bộ Vật tư thành Bộ Thương nghiệp
66 Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề 1988 - 1990 hợp nhất với Bộ Giáo dục thành Bộ Giáo dục và Đào tạo
67 Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch 31/3/1990 - 27/7/1991 đổi tên thành Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao
68 Thương nghiệp 30/6/1990 - 12/8/1991 đổi tên thành Bộ Thương mại và Du lịch
69 Công nghiệp nặng 30/6/1990 - 21/10/1995 hợp nhất với Bộ Năng lượng và Bộ Công nghiệp nhẹ thành Bộ Công nghiệp
70 Giao thông Vận tải và Bưu điện 1990 - 1992 đổi tên thành Bộ Giao thông Vận tải
71 Văn hóa - Thông tin và Thể thao 27/7/1991 - 30/9/1992 đổi tên thành Bộ Văn hóa - Thông tin
72 Thương mại và Du lịch 12/8/1991 - 1992 đổi tên thành Bộ Thương mại
73 Văn hóa - Thông tin 30/9/1992 - 31/7/2007 sáp nhập mảng văn hóa của Bộ với Ủy ban Thể dục Thể thao, Tổng cục Du lịch thành Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
74 Khoa học, Công nghệ và Môi trường 19/10/1992 - 5/8/2002 tách thành Bộ Khoa học và Công nghệBộ Tài nguyên và Môi trường
75 Thương mại 1992 - 31/7/2007 hợp nhất với Bộ Công nghiệp thành Bộ Công thương
76 Công nghiệp 21/10/1995 - 31/7/2007 hợp nhất với Bộ Thương mại thành Bộ Công thương
77 Bưu chính, Viễn thông 2002 - 27/7/2007 hợp nhất với Cục Báo chí, Cục Xuất bản (Bộ Văn hóa - Thông tin) thành Bộ Thông tin và Truyền thông

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ “Nghị định 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ”.