Bristol Bulldog là một loại máy bay tiêm kích hai tầng cánh của Không quân Hoàng gia (RAF) Anh, nó được hãng Bristol Aeroplane Company thiết kế trong thập niên 1920, có trên 400 chiếc Bulldog đã được chế tạo, trở thành loại máy bay thông dụng nhất của RAF trong thời gian giữa hai cuộc thế chiến.

Type 105 Bulldog
KiểuMáy bay tiêm kích
Hãng sản xuấtBristol Aeroplane Company Filton, Bristol
Thiết kếFrank Barnwell
Chuyến bay đầu tiên17 tháng 5-1927
Được giới thiệu1929
Ngừng hoạt động1937
Khách hàng chínhVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Không quân Hoàng gia
Tây Ban Nha Không quân Cộng hòa Tây Ban Nha
Phần Lan Không quân Phần Lan
Úc Không quân Hoàng gia Australia
Số lượng sản xuất443 (gồm cả mẫu thử và chế tạo ở nước ngoài)

Thiết kế và phát triển

sửa

Tháng 9 năm 1926, Bộ không quân yêu cầu một máy bay tiêm kích một chỗ có khả năng hoạt động cả ngày lẫn đêm; trang bị 2 khẩu súng máy Vickers 0.303 in (7,7 mm) và động cơ bố trí tròn làm mát bằng không khí. Yêu cầu này được đưa ra trong Đặc tả kỹ thuật F9/26. Bulldog được Frank Barnwell thiết kế, đây là nhà thiết kế trưởng của công ty Bristol. Mẫu thử Bulldog có tên gọi Bulldog Mk. I bay lần đầu ngày 17 tháng 5 năm 1927.[1] Sau khi xem xét ban đầu tất cả các kiểu để đáp ứng đặc tả kỹ thuật, Bulldog và Hawker Hawfinch được lựa chọn để đánh giá chi tiết hơn.[2] Khả năng cơ động và sức mạnh của Bulldog được RAF ca ngợi,[3] nó có đặc tính phục hồi quay tròn kém nên có thân kéo dài ở phía sau. Trong cuộc cạnh tranh với Hawfinch, Bulldog đã là mẫu chiến thắng, nó có tốc độ cao hơn,[4] bảo trì dễ dàng,[4] yêu cầu thay đổi trong chế tạo ít hơn để sản xuất ra máy bay so với Hawfinch.[2]

Bản sản xuất hoàn chỉnh của Bulldog có tên gọi Mk.II, nó được sửa đổi cấu trúc nhưng về mọi khía cạnh khác là giống với mẫu thử Bulldog ban đầu; có 2 súng máy Vickers 0.303 in (7,7 mm); mang 4 quả bom 20 lb (10 kg); động cơ 450 hp (340 kW) Bristol Jupiter; tốc độ cực đại đạt 180 mph (290 km/h) và tầm bay 300 mi (480 km). Bulldog được đưa vào sản xuất năm 1928, trang bị năm 1929, và là loại máy bay được sử dụng rộng rãi nhất trong RAF vào đầu thập niên 1930.

 
Một chiếc Bristol Bulldog trưng bày tại Bảo tàng RAF, Hendon

Lịch sử hoạt động

sửa

RAF không sử dụng Bulldog để tham chiến, dù trong cuộc khủng hoảng Abyssinia 1935-1936 Bristol Bulldog đã được gửi tới Sudan để hỗ trợ cho Bộ tư lệnh Trung Đông. Phi công Douglas Bader đã mất cả hai chân khi chiếc Bristol Bulldog của ông bị rơi khi đang biểu diễn nhào lộn trên không tại sân bay Woodley gần Reading.

Bulldog rút khỏi biên chế của Bộ tư lệnh tiêm kích RAF vào tháng 7 năm 1937, thay thế nó là loại Gloster Gauntlet.[5] Sau khi rút khỏi bộ tư lệnh tiêm kích, nó được sử dụng để làm máy bay huấn luyện.[5]

Bulldog đã xuất khẩu tới Australia, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Nhật Bản, Latvia, Xiêm La, Tây Ban NhaThụy Điển.

Năm 1936, Latvia để hiện đại hóa không quân của mình, đã bán 11 chiếc Bulldog của họ cho lực lượng dân tộc xứ Basque chiến đấu chống lại lực lượng Cộng hòa Tây Ban Nha trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, nó vẫn được dùng tới khi diễn ra trận Santander.[6] 19 chiếc Bulldog được Không quân Phần Lan sử dụng trong Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan vào năm 1939. Những chiếc Bulldog đã bắn rơi 6 chiếc máy bay của Liên Xô,[7] gồm 2 chiếc Polikarpov I-16 và 4 chiếc Tupolev SB.[7]

Biến thể

sửa
Bulldog Mk. I
Mẫu thử tiêm kích bay đêm và ngày một chỗ; 2 chiếc do Bristol Aeroplane chế tạo.
Bulldog Mk. II
Phiên bản tiêm kích một chỗ. Trang bị một động cơ 440 hp (330 kW) Bristol Jupiter VII; 92 chiếc do Bristol Aeroplane chế tạo.
Bulldog Mk. IIA
Phiên bản tiêm kích một chỗ. Trang bị một động cơ 490 hp (370 kW) Bristol Jupiter VIIF; 268 chiếc do Bristol chế tạo.
Bulldog Mk. IIIA
Phiên bản tạm thời. Chỉ có 2 chiếc do Bristol chế tạo.
Bulldog Mk. IVA
Phiên bản tiêm kích một chỗ. Trang bị một động cơ 640 hp (480 kW) Bristol Mercury; 18 chiếc do Bristol chế tạo.
Bulldog TM (Type 124)
Phiên bản huấn luyện 2 chỗ; 59 chiếc do Bristol chế tạo.
"J.S.S.F."
2 chiếc do Nakajima Aircraft Works chế tạo theo giấy phép ở Nhật Bản.

Quốc gia sử dụng

sửa
 
Bristol Bulldog trưng bày tại Bảo tàng Hàng không Hallinportti.
  Úc
  Đan Mạch
  Estonia
  Phần Lan
  Nhật Bản
  Latvia
  Siam (Thái Lan)
  Cộng hòa Tây Ban Nha
  Thụy Điển
  Anh Quốc

Tính năng kỹ chiến thuật (Bulldog II)

sửa
 
Bristol Bulldog

Bristol Aircraft since 1910 [8]

Đặc điểm riêng

sửa
  • Tổ lái: 1
  • Chiều dài: 25 ft 2 in (7.67 m)
  • Sải cánh: 33 ft 10 in (10.3 m)
  • Chiều cao: 8 ft 9 in (2.67 m)
  • Diện tích cánh: 307 ft² (28.5 m²)
  • Trọng lượng rỗng: 2,205 lb (1,000 kg)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 3,490 lb (1,586 kg)
  • Động cơ: 1 × Bristol Jupiter VII, 440 hp (328 kW)

Hiệu suất bay

sửa

Vũ khí

sửa

Xem thêm

sửa

Máy bay có tính năng tương đương

sửa

Danh sách khác

sửa

Tham khảo

sửa
Ghi chú
  1. ^ Mason 1992, p. 193.
  2. ^ a b Mason 1992, p. 194.
  3. ^ Barnes 1964, p. 213.
  4. ^ a b Barnes 1964, p.214.
  5. ^ a b Delve, Ken (tháng 3 năm 2008). Fighter Command 1936-1968: An Operational and Historical Record. tr. 248–253. ISBN 978-1-84415-613-9.
  6. ^ Air Enthusiast February 1973, pp. 91–92.
  7. ^ a b Perttula, Pentti. "Bristol Bulldog – Mk. IIA and Mk. IVA."[liên kết hỏng] Backwoods Landing Strip: Finnish Air Force Aircraft, FAF in Colour. Truy cập: ngày 27 tháng 6 năm 2009.
  8. ^ Barnes 1964, p. 230.
Tài liệu
  • Andrews, C.F. The Bristol Bulldog (Aircraft in Profile No.6). Leatherhead, Surrey, UK: Profile Publications Ltd., 1965.
  • Barnes, C.H. Bristol Aircraft Since 1910. London: Putnam, 1964.
  • "The Bulldog Breed" Part II. Air Enthusiast, Vol. 4, No. 2, February 1973, pp. 91–95. Bromley, UK: Fine Scroll.
  • Crawford. Alex. Bristol Bulldog, Gloster Gauntlet. Sandomierz, Poland/Redbourn, UK: Mushroom Model Publications, 2005. ISBN 83-89450-04-6.
  • Granger, Alfred. The Bristol Bulldog (Data Plan No. 2). Hamburg, Germany: Taurus Press, 1973.
  • López, Rafael A. Permuy and Artemio Mortera Pérez. Bristol "Bulldog" (I) (Perfiles Aeronáuticos: La Máquina y la Historia 8) (in Spanish). Valladolid, Spain: Quiron Ediciones, 2006. ISBN 84-96016-03-X.
  • López, Rafael A. Permuy and Artemio Mortera Pérez. Bristol "Bulldog" (II) (Perfiles Aeronáuticos: La Máquina y la Historia 9) (in Spanish). Valladolid, Spain: Quiron Ediciones, 2006. ISBN 84-96016-04-0 .
  • Mason, Francis K. The British Fighter since 1912. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press, 1992. ISBN 1-55750-082-7.

Liên kết ngoài

sửa