Cá hè mõm dài
Cá hè mõm dài[2][3] (danh pháp: Lethrinus miniatus) là một loài cá biển thuộc chi Lethrinus trong họ Cá hè. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.
Cá hè mõm dài | |
---|---|
Tình trạng bảo tồn | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Actinopterygii |
Bộ (ordo) | Spariformes |
Họ (familia) | Lethrinidae |
Chi (genus) | Lethrinus |
Loài (species) | L. miniatus |
Danh pháp hai phần | |
Lethrinus miniatus (Forster, 1801) | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
|
Từ nguyên
sửaTính từ định danh miniatus trong tiếng Latinh có nghĩa là "đỏ tươi", hàm ý có lẽ đề cập đến màu đỏ của môi và/hoặc màu đỏ đôi khi xuất hiện trên các tia gai vây lưng.[4]
Phân bố và môi trường sống
sửaCá hè mõm dài có phân bố rộng rãi ở Tây Thái Bình Dương, từ quần đảo Ryukyu trải dài về phía nam đến Úc (gồm cả đảo Norfolk) và Nouvelle-Calédonie, băng qua Philippines.[1] Loài này cũng xuất hiện tại vùng biển Việt Nam, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa.[5][6]
Cá hè mõm dài sống gần các rạn san hô ở độ sâu khoảng 5–30 m; cá con sống ở vùng nước nông ven bờ như rừng ngập mặn, di chuyển ra vùng nước sâu hơn khi chúng lớn lên.[7]
Mô tả
sửaChiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá hè mõm dài là 90 cm, thường bắt gặp với chiều dài trung bình khoảng 40 cm.[7] Cá có màu xám bạc, nâu tanin hoặc vàng nhạt, gốc vảy cá thường đen. Hai bên thân thường có các khoảng 8–9 vạch màu sẫm, cũng có thể không có ở nhiều cá thể. Gốc vây ngực đỏ, đôi khi có một vệt đỏ kéo dài từ nắp mang, đi qua bên dưới mắt và lên mõm. Môi đỏ nhạt. Các vây trắng nhạt hoặc phớt đỏ, có khi có màu đỏ tươi trên màng gần gốc vây bụng, cũng như màng các tia gai của vây lưng và vây hậu môn.
Số gai ở vây lưng: 10 (gai thứ 3 thường dài nhất); Số tia vây ở vây lưng: 9; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8 (tia đầu hoặc thứ 2 thường dài nhất); Số tia vây ở vây ngực: 13; Số vảy đường bên: 46–48.[8]
Sinh thái
sửaThức ăn của cá hè mõm dài là động vật giáp xác, động vật da gai, động vật thân mềm và cá nhỏ, trong đó cua và cầu gai chiếm ưu thế.[8]
Cá hè mõm dài là một loài lưỡng tính tiền nữ, tức cá đực trưởng thành là từ cá cái chuyển đổi giới tính mà ra.[9] Ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Ryukyu, cá hè mõm dài sinh sản từ tháng 4 đến tháng 7;[10] còn ở rạn san hô Great Barrier, chúng sinh sản từ tháng 7 đến tháng 10.[11]
Ở Nouvelle-Calédonie, cá hè mõm dài đạt được số tuổi cao nhất là 22 năm;[8] ở Okinawa là 24 năm;[12] còn ở rạn Great Barrier thì lên đến 25 năm, là số tuổi cao nhất được biết đến ở loài này.[13]
Thương mại
sửaCá hè mõm dài là một loài thương mại và cũng là loài cá câu thể thao quan trọng ở Úc.[14] Đây cũng là một loại cá thực phẩm chính ở Nouvelle-Calédonie.[1]
Tham khảo
sửa- ^ a b c Carpenter, K. E.; Lawrence, A. & Myers, R. (2016). “Lethrinus miniatus”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T16720118A16722350. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T16720118A16722350.en. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Hoàng Đình Trung; Võ Văn Quý; Nguyễn Duy Thuận; Nguyễn Hữu Nhật; Nguyễn Thị Hà Giang (2020). “Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững” (PDF). Báo cáo khoa học về Nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ: 149–157. doi:10.15625/vap.2020.00018.
- ^ “Danh sách các loài thủy sản cấu thành nên sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu (ban hành kèm theo công văn số 3997/TS-KHCN ngày 31/12/2001)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
- ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Spariformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
- ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
- ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng; Hoàng Xuân Bền (2021). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 21 (4A): 153–172. ISSN 1859-3097.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lethrinus miniatus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
- ^ a b c Kent E. Carpenter & Gerald R. Allen (1989). “Lethrinus” (PDF). Emperor fishes and large-eye breams of the world (family Lethrinidae). Volume 9. Roma: FAO. tr. 73-74. ISBN 92-5-102889-3.
- ^ Sadovy de Mitcheson, Yvonne; Liu, Min (2008). “Functional hermaphroditism in teleosts” (PDF). Fish and Fisheries. 9 (1): 1–43. doi:10.1111/j.1467-2979.2007.00266.x. ISSN 1467-2960.
- ^ Ebisawa, Akihiko (2006). “Reproductive and sexual characteristics in five Lethrinus species in waters off the Ryukyu Islands”. Ichthyological Research. 53 (3): 269–280. doi:10.1007/s10228-006-0345-3. ISSN 1616-3915.
- ^ Williams, A. J.; Davies, C. R.; Mapstone, B. D. (2006). “Regional patterns in reproductive biology of Lethrinus miniatus on the Great Barrier Reef” (PDF). Marine and Freshwater Research. 57 (4): 403–414. doi:10.1071/MF05127. ISSN 1448-6059.
- ^ Ebisawa, Akihiko; Ozawa, Takakazu (2009). “Life-history traits of eight Lethrinus species from two local populations in waters off the Ryukyu Islands” (PDF). Fisheries Science. 75 (3): 553–566. doi:10.1007/s12562-009-0061-9. ISSN 1444-2906.
- ^ Sumpton, W.; Brown, I. (2004). “Reproductive biology of the red throat emperor Lethrinus miniatus (Pisces : Lethrinidae) from the southern Great Barrier Reef, Australia” (PDF). Bulletin of Marine Science. 74 (2): 423–432.
- ^ McLean, Dianne L.; Harvey, Euan S.; Fairclough, David V.; Newman, Stephen J. (2010). “Large decline in the abundance of a targeted tropical lethrinid in areas open and closed to fishing”. Marine Ecology Progress Series. 418: 189–199. doi:10.3354/meps08834. ISSN 0171-8630.