Ceuta (phát âm tiếng Tây Ban Nha[ˈθeuta]; Ngữ tộc Berber: Sebta; tiếng Ả Rập: سبتة‎, chuyển tự Sabtah) là một thành phố tự trị rộng 18,5 km2 (7 dặm vuông Anh; 4.571 mẫu Anh) nằm bên bờ biển Bắc Phi, thuộc chủ quyền Tây Ban Nha, cách tỉnh Cádiz bên kia eo biển Gibraltar 14 km (9 mi). Thành phố có đường biên giới dài 6,4 km (4 mi) với tỉnh M'diq-Fnideq của Maroc. Nó nằm ngay nơi Địa Trung Hải-Đại Tây Dương giao nhau và là một trong chín lãnh thổ có người ở của Tây Ban Nha tại châu Phi (một trong hai lãnh thổ trên đất liền Phi châu, cùng Melilla). Thành phố này từng thuộc tỉnh Cádiz cho đến ngày 14 tháng 3, 1995 khi đạo luật tự trị cho cả Ceuta và Melilla (trước thuộc tỉnh Málaga) được thông qua.

Ceuta
سبتة (tiếng Ả Rập)
—  Thành phố tự trị  —

Hiệu kỳ

Huy hiệu
Map of Ceuta
Vị trí của Ceuta ở Tây Ban Nha
Ceuta trên bản đồ Thế giới
Ceuta
Ceuta
Quốc giaTây Ban Nha
Thành phố tự trịCeuta
Có người định cưTCN 1  bc
Kết thúc sự cai trị người hồi giáo14 tháng 8, 1415
Nhượng cho Tây Ban Nha1 tháng 1, 1668
Quyền tự trị14 tháng 3, 1995
Người sáng lậpNgười Carthage
Thủ phủCeuta sửa dữ liệu
Chính quyền
 • KiểuThành phố tự trị
 • Thành phầnHội đồng chính quyền
 • Thống đốcJuan Jesús Vivas (PP)
Diện tích
 • Tổng cộng18,5 km2 (7,1 mi2)
 • Đất liền18,5 km2 (7,1 mi2)
Độ cao10 m (30 ft)
Độ cao cực đại349 m (1,145 ft)
Dân số (2018)
 • Tổng cộng85.144
 • Mật độ4,600/km2 (12,000/mi2)
Múi giờCET (UTC+1)
 • Mùa hè (DST)CEST (UTC+2)
ISO 3166-2ES-CE
Postal code51001–51005
Mã điện thoại856, 956 sửa dữ liệu
Mã ISO 3166ES-CE sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaGuadalajara, Cádiz, Melilla, Algeciras, Aci Catena, Belvedere Marittimo sửa dữ liệu
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Tây Ban Nha
Trang webCeuta.es

Ceuta, như Melillaquần đảo Canaria, là vùng cảng tự do cho Tây Ban Nha hồi trước khi gia nhập Liên minh châu Âu.[1] Đa phần dân cư theo Thiên Chúa giáo, Hồi giáo với số ít là người Do Thái Sepharadngười Sindh theo Ấn Độ giáo.

Tiếng Tây Ban Nhangôn ngữ chính thức, còn tiếng Ả Rập Darija là ngôn ngữ của 40–50% dân cư.[2][3]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Ferrer-Gallardo, Xavier (2008). “The Spanish–Moroccan border complex: Processes of geopolitical, functional and symbolic rebordering”. Political Geography. 27 (3): 301–321. doi:10.1016/j.polgeo.2007.12.004.
  2. ^ Verónica Rivera (tháng 12 năm 2006). “IMPORTANCIA Y VALORACIÓN SOCIOLINGÜÍSTICA DEL DARIJA EN EL CONTEXTO DE LA EDUCACIÓN SECUNDARIA PÚBLICA EN CEUTA” [Importance and Socio-Linguistic Valuation of Darija in the Context of Public Secondary Education in Ceuta]. Revista Electrónica de Estudios Filológicos (bằng tiếng Tây Ban Nha) (12). ISSN 1577-6921.
  3. ^ Fernández García, Alicia (2016). “Nacionalismo y representaciones lingüísticas en Ceuta y en Melilla”. Revista de Filología Románica. Madrid: Universidad Complutense de Madrid. 33 (1): 23–46. doi:10.5209/RFRM.55230. ISSN 0212-999X.

Liên kết ngoài

sửa