Gia Hội (phường)

Phường thuộc thành phố Huế
(Đổi hướng từ Gia Hội, Huế)

Gia Hội là một phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

Gia Hội
Phường
Phường Gia Hội
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThừa Thiên Huế
Thành phốHuế
Trụ sở UBND138 Nguyễn Chí Thanh
Thành lập1/7/2021[1]
Địa lý
Tọa độ: 16°29′10″B 107°34′58″Đ / 16,48611°B 107,58278°Đ / 16.48611; 107.58278
MapBản đồ phường Gia Hội
Gia Hội trên bản đồ Việt Nam
Gia Hội
Gia Hội
Vị trí phường Gia Hội trên bản đồ Việt Nam
Diện tích1,46 km²
Dân số (2020)
Tổng cộng27.837 người
Mật độ19.066 người/km²
Khác
Mã hành chính19756[2]
Websitegiahoi.thuathienhue.gov.vn

Địa lý

sửa

Phường Gia Hội nằm ở trung tâm thành phố Huế, có vị trí địa lý:

Phường có diện tích 1,46 km², dân số năm 2020 là 27.837 người[1], mật độ dân số đạt 19.066 người/km².

Hành chính

sửa

Phường Gia Hội được chia thành 18 tổ dân phố đánh số từ 1 đến 18.[3]

Lịch sử

sửa

Gia Hội vốn là khu dân cư cổ của thành phố Huế, nằm trên vùng đất bao bọc bởi sông Hươngsông Đông Ba[4]. Theo nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân, khu phố cổ Gia Hội được hình thành từ sau ngày các chúa Nguyễn dời thủ phủ Đàng Trong từ thành Hóa Châu vào Kim Long (1636) và Phú Xuân (1687). Khi nhà Nguyễn thành lập (1802), phố Gia Hội đã phát triển nhanh chóng, trở thành một phố thị đông đúc.[5]

Đầu thế kỷ 20, địa bàn phường Gia Hội thuộc các phường Đệ Ngũ, Đệ Lục và Đệ Thất của thị xã Huế. Đến năm 1934, toàn thành phố Huế được chia lại thành 11 phường, phường Gia Hội lúc này thuộc các phường Phú Cát, Phú Mỹ và Phú Thọ. Thời Việt Nam Cộng hòa, các phường Phú Cát, Phú Mỹ và Phú Thọ thuộc quận Tả Ngạn[6][7]. Năm 1968, chính quyền lại phân chia hành chính Huế thành 10 khu phố thuộc 3 quận, phường Phú Cát đổi thành khu phố Phú Cát, còn các phường Phú Mỹ, Phú Thọ và Phú Hậu hợp nhất thành khu phố Phú Hiệp. Đến năm 1976, các khu phố lại được đổi thành phường thuộc thành phố Huế.

Ngày 13 tháng 3 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 102-CP[8]. Theo đó, giải thể phường Phú An, dân và đất của của phường này giao cho phường Phú Cát quản lý. Phường Phú An (trước năm 1976 là khu phố Phú An) vốn là đơn vị hành chính quản lý cư dân vạn đò trên sông Hương và các sông đào.[9][10]

Ngày 22 tháng 11 năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 80/CP. Theo đó, chia phường Phú Hiệp thành hai phường Phú Hiệp và Phú Hậu.[11]

Đến năm 2020, phường Phú Cát có diện tích 0,52 km², dân số là 12.717 người, gồm 7 tổ dân phố; phường Phú Hiệp có diện tích 0,94 km², dân số là 15.120 người, gồm 11 tổ dân phố.[12]

Ngày 27 tháng 4 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021)[1]. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của phường Phú Cát và phường Phú Hiệp để thành lập phường Gia Hội.

Di tích

sửa

Gia Hội là khu vực có khá nhiều phủ đệ của các ông hoàng, bà chúa triều Nguyễn và quan chức cao cấp trong triều đình xưa[13]. Bên cạnh đó là hệ thống các đình, chùa, đền, miếu cổ truyền thống của người Hoa, người Việt và kiến trúc nhà ở của người Ấn.[14][15]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c “Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 năm 2021 về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Nghị quyết số 119/NQ-HĐND năm 2021 về việc sắp xếp, sáp nhập và đổi tên gọi tổ dân phố thuộc các phường trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
  4. ^ “Khu phố cổ Huế Cầu Gia Hội”. Báo điện tử Thừa Thiên Huế. 3 tháng 7 năm 2010.
  5. ^ “Phố cổ Huế, càng cứu càng... rối!”. Báo điện tử Thể thao & Văn hóa. 11 tháng 9 năm 2014.
  6. ^ Đỗ Minh Điền. “Tìm hiểu về tình hình quản lý vùng đất bao quanh Kinh Thành Huế dưới thời nhà Nguyễn” (PDF). Cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học và Công nghệ. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2021.
  7. ^ Nguyễn Quang Trung Tiến. “Khảo về địa phận, tổ chức hành chính và dân số đô thị Huế giai đoạn 1899–1945” (PDF). Cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học và Công nghệ. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2021.
  8. ^ “Quyết định 102-CP năm 1979 về việc phân vạch địa giới một số xã và phường thuộc tỉnh Bình Trị Thiên”.
  9. ^ "Mẹ của trẻ vạn đò". Báo điện tử Dân trí. 17 tháng 3 năm 2006.
  10. ^ “Vạn đò sông Hương mơ "tiếng gà trưa". Báo Công an nhân dân điện tử. 31 tháng 7 năm 2007.
  11. ^ “Đề án số 196/ĐA-UBND về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2021” (PDF). Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2021.
  12. ^ “Nghị quyết số 23/NQ-HĐND năm 2019 về việc sắp xếp, sáp nhập và đổi tên gọi các thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
  13. ^ “Phủ đệ ông hoàng bà chúa”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế.
  14. ^ “Cứu lấy phố cổ”. Báo Sài Gòn Giải Phóng điện tử. 19 tháng 6 năm 2014.
  15. ^ “Hội nghị giao trực tiếp đề tài "Nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây dựng không gian phố cổ Gia Hội thành tuyến phố thương mại du lịch đặc trưng của thành phố Huế". Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế. 22 tháng 4 năm 2021.

Liên kết ngoài

sửa