Gioan Baotixita Bùi Tuần
Gioan Baotixita Bùi Tuần [1] (hay Jean Baptiste Bùi Tuần; sinh ngày 21 tháng 1 năm 1927 tại Cam Lai, Thái Bình) là một Giám mục Công giáo người Việt. Ông từng đảm nhiệm chức Giám mục Phó rồi Giám mục chính tòa Giáo phận Long Xuyên từ năm 1975 đến năm 2003.
Giám mục Gioan Baotixita Bùi Tuần | |
---|---|
Giám mục chính tòa Giáo phận Long Xuyên (1997 – 2003) | |
![]() | |
Giáo hội | Công giáo Rôma |
Chức vụ chính yếu
| |
Giám mục chính tòa Long Xuyên | |
Giáo tỉnh | Giáo tỉnh Sài Gòn |
Tòa | Giáo phận Long Xuyên |
Bổ nhiệm | Ngày 30 tháng 12 năm 1997 |
Hết nhiệm | Ngày 2 tháng 10 năm 2003 |
Tiền nhiệm | Micae Nguyễn Khắc Ngữ |
Kế nhiệm | Giuse Trần Xuân Tiếu |
Giám mục Phó giáo phận Long Xuyên | |
Giáo tỉnh | Giáo tỉnh Sài Gòn |
Giáo phận | Giáo phận Long Xuyên |
Tòa | Hiệu tòa Tabunia |
Bổ nhiệm | Ngày 15 tháng 4 năm 1975 |
Tựu nhiệm | Ngày 30 tháng 4 năm 1975 |
Hết nhiệm | Ngày 30 tháng 12 năm 1997 |
Tiền nhiệm | Tiên khởi |
Kế nhiệm | Giuse Trần Xuân Tiếu |
Các chức khác | Giám mục Hiệu tòa Tabunia (1975 – 1997) |
Truyền chức
| |
Thụ phong | Ngày 2 tháng 7 năm 1955 |
Tấn phong | Ngày 30 tháng 4 năm 1975 |
Thông tin cá nhân | |
Tên khai sinh | Bùi Tuần |
Sinh | 21 tháng 1 năm 1927 Thái Bình, Việt Nam |
Hệ phái | Công giáo |
Cha mẹ | Gioan Baotixita Bùi Tuyển Maria Vũ Thị Tần |
Nghề nghiệp | Tu sĩ Công giáo, nhà văn |
Alma mater | Dòng Đa Minh Hồng Kông (1954 – 1955) học tại Rôma, Đại học Thụy Sĩ, Đại học Péc-bua Đức (1955 –1964) |
Khẩu hiệu | "Giới luật mới" |
Cách xưng hô với Gioan Baotixita Bùi Tuần | |
---|---|
![]() | |
Danh hiệu | Đức Giám mục |
Trang trọng | Đức Cha, Giám mục |
Thân mật | Cha |
Khẩu hiệu | "Mandatum novum" |
Tòa | Giáo phận Long Xuyên |
Năm 1954, ông sang Hồng Kông tu học đến ngày 2 tháng 7 năm 1955 thì chịu chức linh mục. Cuối năm 1955, ông về Việt Nam sau đó tiếp tục sang Rôma, Thụy Sĩ và Đức và nhận được bằng tiến sĩ Triết học. Năm 1964, ông lại trở về miền Nam Việt Nam làm Giáo sư nhiều chủng viện tại miền này.
Ngày 15 tháng 4 năm 1975, Tòa Thánh chọn linh mục Gioan Baotixita Bùi Tuần làm Giám mục Phó Giáo phận Long Xuyên. Lễ tấn phong diễn ra trưa 30 tháng 4 cùng năm, do Giám mục chính tòa Giáo phận Long Xuyên Micae Nguyễn Khắc Ngữ chủ phong. Ông cũng là vị giám mục Việt Nam duy nhất tấn phong vào ngày lịch sử này.[2] Ông trở thành Giám mục chính tòa của giáo phận Long Xuyên [3] sau khi Giám mục Ngữ nghỉ hưu vào năm 1997, lúc đó Giám mục Tuần đã 69 tuổi.[4] Ông tại vị đến năm 2003 thì về hưu, trao giáo phận lại cho Giám mục Phó Giuse Trần Xuân Tiếu.
Ngoài công việc một Giám mục, ông còn là một người rất yêu thích thơ văn. Giám mục Bùi Tuần thường gặp gỡ các nhà văn, ông đã xuất bản nhiều tựa sách mà nổi bật nhất là bộ "Thao thức" phát hành vào năm 2007. Giám mục Bùi Tuần đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập và Huân chương Đại đoàn kết dân tộc.
Thiếu thời sửa
Bùi Tuần sinh ngày 24 tháng 6 năm 1928 tại Cam Lai, nay thuộc xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, thuộc Giáo phận Thái Bình.[1] Ngày sinh trên chỉ là ngày sinh trên giấy tờ, trên thực tế, ông sinh ngày 21 tháng 1 năm 1927.[5] Cha ông là ông Gioan Baotixita Bùi Tuyển và mẹ là bà Maria Vũ Thị Tần và ngoài ông thì ông bà còn có người con làm linh mục khác là linh mục Gioan Baotixita Bùi Châu Thi.[6]
Tuổi thơ ông sống trong nghèo khó, ông kể về thời thơ ấu của mình: “Quê tôi ở Thái Bình. Gia đình gốc nông dân nghèo lắm. Bố đi ở, mẹ đi ở. Bố không đủ tiền nộp thuế bị trói đánh ngoài đình. Thuở nhỏ tôi đã trải qua cảnh cơn bão lớn, nước dâng lên cao, mẹ ôm tôi trên mái nhà nhai gạo sống cho con ăn. Đã có lần tôi thấy lính đi đốt làng, bắt người kẹp chân lên băng ghế, dùng búa đập. Nỗi đau thương của đất nước nó vào thành vết thương đời mình”.[2]
Trong lễ cải táng cha mẹ, ông cũng chia sẻ cảm xúc của mình đối với họ:Tôi nhớ Mẹ tôi ! Tôi nhớ Bố Mẹ tôi nhiều lắm ! Bố tôi hay khuyên tôi hãy tin tưởng vào Thánh Giu-se và hãy lo cho những người nghèo. Mẹ tôi thường nhắc cho tôi là hãy nhớ Chúa trước mặt. Đừng quá lo cho gia đình nhưng hãy dùng sức lực lo cho ích chung của Hội Thánh. Những lời khuyên dậy đó vẫn dẫn dắt tôi cho đến bây giờ.”[6]
Tu học sửa
Năm 1954, khi Hiệp định Genevè được ký kết, Bùi Tuần được cho rằng cùng hàng vạn giáo dân miền Bắc đã lên đường di cư vào Nam. Nhưng thực chất, thay vì đi miền Nam, ông đã sang Hồng Kông tu học tại Trường Dòng Đa Minh tại Hồng Kông.
Về sau, ông chia sẻ về cái yêu thơ văn khi ông còn là một thầy giảng:“Thời kỳ làm thầy giảng mỗi ngày tôi làm một bài thơ định để gửi cho Xuân Diệu”. Trong thơ, có màu xanh nhưng các lá xanh khác nhau ra sao, ban đêm tiếng sáo khác tiếng tiêu thế nào. “Chính những quan sát đó giúp tôi học triết tốt sau này.[2]
Linh mục sửa
Ngày 2 tháng 7 năm 1955, Gioan Baotixita Bùi Tuần được thụ phong linh mục tại Hồng Kông.[7] Trong sách "Tâm tình với linh mục", có đoạn ông viết: "Tối ngày mùng 1 tháng 7 năm 1955 tại Trường Dòng Đa Minh trên quả đồi Rosary Hồng Kông, trong bầu không khí tĩnh tâm, tôi quỳ trước cha Linh Hướng để bày tỏ nỗi sợ của tôi. Tôi sợ lãnh chức Linh mục vì tôi thấy mình quá bất xứng… nhưng lời cầu chối từ không thành"
Cuối năm 1955, ông về Việt Nam, sống trong trại di cư Long Phước Thủ Đức, sau đó được "bề trên" cử đi du học tại Roma nước Ý. Nhưng chính quyền Việt Nam Cộng hòa tình nghi nên hoãn và không cho đi. Ông phải liên hệ với Khâm sứ Tòa thánh nhờ can thiệp. Tòa thánh liên lạc với Tổng thống Ngô Đình Diệm. Vài hôm sau sau, thư ký của Tổng thống cho xe đón linh mục Tuần vào dinh Gia Long và thông báo Ngô Đình Diệm đồng ý cho ông sang Roma học. Tốt nghiệp cử nhân triết học Roma, nhờ học giỏi, được học bổng, ông được chọn đi học tiến sĩ triết học tại Trường Đại học Thụy Sĩ và tốt nghiệp bằng tiến sĩ triết học. Sau đó, ông đến Trường Đại học Pheu-bua (Đức) học chương trình nâng cao tiến sĩ triết học… Sau gần 10 năm tu học, ông trở về miền Nam Việt Nam.
Năm 1964, ông được bổ nhiệm dạy học tại Trường viện Châu Đốc rồi làm Giám đốc Đại Chủng viện Long Xuyên sau đó tiếp tục dạy học tại Chủng viện Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang... Hơn 10 năm tiếp theo, ông đi làm mục vụ cho giáo dân trong bối cảnh đất nước có nội chiến.
Giám mục sửa
Giám mục phó Long Xuyên sửa
Ngày 15 tháng 4 năm 1975, linh mục Gioan Baotixita Bùi Tuần được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục phó giáo phận Long Xuyên (Việt Nam) hiệu tòa Tabunia,[8] ngày 17, Giám mục Micae Nguyễn Khắc Ngữ báo cho ông biết việc bổ nhiệm này và lễ tấn phong được cử hành vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.[9][10]
Lễ truyền chức giám mục của Giám mục Gioan Baotixita Bùi Tuần do Giám mục chính tòa Giáo phận Long Xuyên Micae Nguyễn Khắc Ngữ chủ phong, Giám mục Réginald-André-Paulin-Edmond Jacq Mỹ phụ phong, linh mục Antôn Nguyễn Văn Thành và Giuse Trần Xuân Tiếu phụ giúp lễ. Số người tham dự chỉ có chừng 100 người, phần đông là các linh mục và các chủng sinh, một số nữ tu và giáo dân. Buổi lễ đã diễn ra trong bầu khí trầm lắng, không kèn không trống, không đàn hát, không rước kiệu, không quay phim, không tiệc tùng, không diễn văn chúc mừng. Có lẽ ít có một lễ tấn phong giám mục nào lại đơn giản đến vậy. Nhắc nhớ về ngày lễ này, Giám mục Tuần bồi hồi: Lẽ ra là một ngày quan trọng nhất của đời người nhưng lại là ngày số phận run rủi đã đẩy tôi vào trước họng súng. Hôm đó, lực lượng quân cách mạng ập vào nhà thờ, chĩa súng vào người tôi, dọa bắt tôi và kết án tử hình. Họ cho tôi 3 phút suy nghĩ trước khi họ hành động. Bỗng đức tin lại trỗi dậy trong tôi. Tôi tin những việc làm của tôi không có gì tội lỗi. Tôi không phải là người phản bội dân tộc. Người cắm lá cờ giải phóng đầu tiên trên nóc nhà xứ Long Xuyên trước lúc quân giải phóng tiến vào nhà thờ là tôi. Ông còn bị nghi ngờ là do CIA đưa vào Việt Nam chống phá chính quyền, nhưng sau khi đọc các bản ghi của ông kêu gọi đồng bào giáo xứ không hợp tác với người nước ngoài, vận động các gia đình có người thân đi theo quân đội và chính quyền Việt Nam cộng hòa ra đầu thú, kêu gọi đồng bào ủng hộ, giúp đỡ chính quyền cách mạng... nên việc tra xét trở nên dịu nhẹ hơn.
Dự định làm Giám mục phụ tá Sài Gòn sửa
Khi qua Rôma đem Thư chung 1980 và lưu lại tại đó, Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình nói với ông: “Tòa Thánh có dự định đưa Đức cha về Sài Gòn làm phụ tá, dự phòng cho tương lai phức tạp. Sau một thời gian cân nhắc, tôi đã trình với Tòa Thánh là theo tôi dự kiến đó không thích hợp. Vì lý do sức khỏe, Đức cha nên ở lại Long Xuyên. Vừa sẽ có lợi cho Hội Thánh, vừa sẽ có lợi cho tất cả Đất Nước. Tòa Thánh đã đồng ý rút lại dự định”. Vậy là ông đã từng được Tòa Thánh chọn làm người phụ tá cho Tổng giám mục Bình nhưng sự việc không thành.[11]
Giám mục chính tòa Long Xuyên sửa
Ngày 30 tháng 12 năm 1997, Giám mục phó Gioan Baotixita Bùi Tuần kế nhiệm Giám mục Micae Nguyễn Khắc Ngữ làm Giám mục chính tòa Giáo phận Long Xuyên.[12]
Gioan Baotixita Bùi Tuần là người đã phong chức linh mục (vào ngày 31 tháng 5 năm 1991) và Giám mục (vào ngày 29 tháng 6 năm 1999) cho Giám mục chính tòa Giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng Giuse Ngô Quang Kiệt, người mà đến năm 2005 trở thành Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội.
Ông cũng là Giám mục Việt Nam chủ phong cùng lúc cho hai vị tân Giám mục là Giuse Trần Xuân Tiếu, Giám mục chính tòa giáo phận Long Xuyên, và Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội.[13]
Ngày 2 tháng 10 năm 2003 ông được Giáo hoàng Gioan Phaolô II chấp nhận đơn từ nhiệm của ông, ông nghỉ hưu tại tòa Giám mục giáo phận Long Xuyên, Việt Nam. Giáo hoàng tiếp tục xác nhận việc bổ nhiệm Giám mục Phó Long Xuyên Giuse Trần Xuân Tiếu kế vị ông.[14]
Các hoạt động sau khi về hưu sửa
Ngày 30 tháng 4 năm 2007, Giáo phận Long Xuyên mừng thượng thọ bát tuần, 32 năm giám mục và đón bộ sách “Thao thức” 5 tập của Giám mục Gioan Baotixita Bùi Tuần. Hơn 300 vị khách, đại biểu Ban tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang, Cần Thơ, các linh mục, cựu chủng sinh Long Xuyên đã đến dự.[2]
Ngày 30 tháng 4 năm 2014, tại nhà nguyện Tôma Tòa Giám mục Long Xuyên diễn ra lễ tạ ơn, cầu nguyện cho ông và cho giáo phận Long Xuyên nhân dịp kỷ niệm 39 năm ông Tấn phong Giám mục. Lễ do Đức Giám mục chính tòa Giuse Trần Xuân Tiếu chủ tế, có sự hiện diện dự lễ của Giám mục Bùi Tuần, đồng tế với Giám mục Tiếu là Tân Giám mục Phụ tá Giuse Trần Văn Toản, linh mục Tổng Đại diện, các linh mục Tòa Giám mục và nhà thờ chính tòa, cấc sơ, các dự tu Nhà Têrêxa, dự tu sinh viên ngoại trú, và những người thân quen ông tham dự.[15]
Ngày 2 tháng 7 năm 2015, Giáo phận Long Xuyên kỉ niệm 60 năm linh mục cho ông, chủ tế là Giám mục chính tòa Giáo phận Phan Thiết Giuse Vũ Duy Thống, đồng tế có ông, Giám mục kế vị Giuse Trần Xuân Tiếu, Giám mục phụ tá Giáo phận Long Xuyên Giuse Trần Văn Toản và khoảng 30 linh mục và họ hàng, tu sĩ nam nữ, giáo dân.[16]
Ngày 9 tháng 1 năm 2016, Giám mục Phụ tá Long Xuyên Trần Văn Toản đã đến giáo xứ Tân Thành để chủ sự lễ cầu nguyện cho cha mẹ ông nhân lễ bốc mộ. Ông cũng gửi thư chia sẻ tâm tình mình về cha mẹ của mình cũng như gửi lại cảm ơn đến Giám mục Toản.[6]
Như mọi hoạt động thường niên, năm 2016, cũng nhân dịp kỉ niệm Lễ tấn phong Giám mục của ông, sáng ngày 30 tháng 4, Giáo phận Long Xuyên lại tổ chức kỉ niệm 41 năm Giám mục của ông, lễ do Giám mục chính tòa Trần Xuân Tiếu chủ sự, đồng tế có Giám mục Phụ tá Trần Văn Toản, linh mục Tổng Đại Diện Luy Gozaga Huỳnh Phước Lâm và đông đảo các linh mục, tham dự có một ít tu sĩ nam nữ.[17]
Sự nghiệp văn học sửa
Ngoài trách vụ Giám mục, Gioan Baotixita Bùi Tuần còn được biết đến như một nhà văn, nhà báo với nhiều tác phẩm được đăng và xuất bản.[2] Nói về việc viết sách ông nhận định rằng ông là một người thích quan sát, phân tích, tổng hợp. Việc viết sách của ông có sự chuẩn bị từ lâu. Những bài cảm nghiệm nhiều, không phải lý thuyết. Cái “gắn liền” nhiều và gắn lý thuyết với kinh nghiệm, đức tin với thực tế, đất nước với Giáo hội. Ông cũng chia sẻ nhiều người nói với nhau: Đức cha đọc sách nào mà viết hay vậy nhỉ. và rổi chia sẻ: Đó là vốn sống thao thức với thời cuộc mấy chục năm. Không đánh mất mình, tìm sự thật và yêu mến sự khôn ngoan.[2]
Giao lưu văn học sửa
Khoảng trong những năm 80, ông đã ra Hà Nội tìm đến nhạc sĩ Văn Cao và ông chia sẻ do thấy Văn Cao cùng cảnh ngộ nghèo khó giống mình, ông cũng chia sẻ thêm là ông thích bài Đàn chim Việt và bài Thiên Thai và rất xúc động khi nghe những bài này. Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu còn cho biết: sau lần Giám mục Bùi Tuần tìm gặp Văn Cao, do không vào Nam và Văn Cao muốn đáp lễ, đã đến thăm Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng ở Hà Nội. Một lần khác, ông cũng đến gặp gỡ nhà văn Võ Hồng.[2]
Tác phẩm nổi bật sửa
Giám mục Bùi Tuần viết rất nhiều.[18] Tuy vậy, ông không bao giờ nhớ và đồng thời chia sẻ thêm rằng có ba thứ ông không bao giờ nhớ: số điện thoại của mình, tiền để đâu và sách viết ra. Ông chỉ ngủ một đêm hai tiếng. Trong căn phòng nhỏ, không có vi tính, tất cả đều ông viết tay trên một tấm gỗ giấu bên dưới mặt chiếc bàn nhỏ có thể kéo ra, đẩy vào. Viêc này thật kì lạ nên nhà báo Khổng Thành Ngọc viết nên bài báo “Từ bàn viết của một cụ già”.[2]
Tác phẩm nổi bật là bộ sách "Thao Thức". Bộ này được ra mắt vào ngày 30 tháng 4 năm 2007. Đây là một bộ sách được tuyển chọn từ các bài viết của Giám mục trong cả một quãng thời gian dài. Bộ sách dài hơn 2.500 trang, do Nhà Xuất Bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành,[2] gồm 5 tập. Chỉ chưa đầy một giờ đồng hồ trong ngày ra mắt, số lượng đăng ký mua sách đã lên tới 1.150 bộ. Trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã điện thoại và cũng nhã ý muốn đọc bộ sách này.[2]
- Một số tựa sách khác:
- Giới Luật Yêu Thương
- Nói với chính mình
- Abba, Lạy Cha
- Ơn Trở Về
- Người Môn Đệ Đức Kitô
- Những Tâm Tình Dấu Chỉ
- Mở lòng ta ra
- Làm chứng cho Đức Kitô,
- Hãy sang bờ bên kia,
- Địa chỉ mới của đức tin
- Thách đố mới
Ý nguyện sửa
Ông chia sẻ việc mà việc mà ông suy nghĩ nhất trong cuộc đời của mình:[2]
- Làm sao có sự hòa hợp trong đất nước, trong Công giáo, đó là điều tôi tha thiết nhất. Làm sao dân tộc mình hòa hợp nhau, thương yêu thật sự. Là bởi bản tính người Việt mình cũng có khi hay có sự chia rẽ, ngôi thứ không chan hòa...
- Đất nước ta tiềm năng lớn. Làm sao cho nông thôn đừng quá nghèo. Lứa trẻ đừng đánh mất bản thân. Giới trẻ phải có trình độ suy nghĩ nhiều hơn. Đừng quá vay mượn của người khác...
Nhận xét sửa
Trong quá trình hoạt động, có một số ý kiến nhận xét về ông như sau:
Khi nói về đồng liêu của mình, Giám mục chính tòa kế vị Giuse Trần Xuân Tiếu viết:
“ |
|
” |
Thủ tướng Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng cũng thường hay gọi điện thoại trao đổi với ông về "các mối tương quan giữa chính trị và tín ngưỡng, giữa sự ổn định chính trị và sự phát triển đời sống đồng bào, giữa Nhà nước và Giáo hội, giữa Việt Nam và Tòa thánh..." [2] do ông có chủ trương là sự hòa hợp trong đất nước, trong Công giáo, muốn dân tộc hòa hợp nhau, thương yêu thật sự vì theo ông thì bản tính người Việt cũng có khi hay có sự chia rẽ, ngôi thứ không chan hòa...[2]
Nhận xét về công việc viết văn của ông, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải – báo SGGP viết:
“ | Giám mục là một nhà văn không đứng trong hội nhà văn nào, viết không với chủ đích làm văn học, nhưng đã làm thổn thức rung động bao con tim.[2] | ” |
- và
“ | Vị Giám mục này là người "đau khổ vì tình". Tình đây không phải tình yêu nam nữ. Đó là tình yêu thương đất nước, con người tha thiết nhất. Giá trị nhân văn sâu sắc ấy không tách bạch được trong chức phận cao quý của một vị Giám mục và một nhà văn. Đúng như lời Đức Giám mục viết ước nguyện của mình: "để sống phúc âm giữa lòng dân tộc... làm một tấm khăn lau, để lau lòng người được bớt đi những mệt mỏi, lo âu, phiền muộn.[2] | ” |
- Nhà báo Nguyễn Thanh Long, phó tổng biên tập báo Công giáo và Dân tộc, trong bài "Giấc mơ 25 năm của một Giám mục" đã viết về "đồng nghiệp đặc biệt" của mình như sau:
“ |
... Giám mục Gioan Baotixita Bùi Tuần là vị Giám mục viết nhiều nhất trên tờ Công giáo và Dân tộc. Ông viết rất nhiều đủ loại đề tài về tôn giáo, giáo dục và cả chính trị. Đề tài nào người đọc cũng đều thấy nơi đó một sự chăm chút, tỉ mỉ và chuyên sâu rất thế cuộc... [19] |
” |
- Nhân cơ hội giới thiệu bộ sách có tựa Thao thức của Bùi Tuần, Báo Công giáo và Dân tộc có đoạn viết như sau:
“ |
... những bài viết của ông trên báo Công giáo và Dân tộc cũng là nội dung chính yếu của bộ sách, đã truyền, đã khơi gợi sức thao thức nơi người đọc, không phải về những quyền lợi, những khó khăn, mà chính là về trách nhiệm, về vai trò của mỗi người trong bổn phận làm người, trong bổn phận đối với đất nước. Và đặc biệt, đối với người công giáo, đó còn là sự thao thức về bổn phận và vai trò yêu thương của người Việt Nam công giáo trong xã hội hôm nay. Và không có gì cụ thể hơn để chứng minh tầm ảnh hưởng của những thao thức của Đức Giám mục Bùi Tuần bằng chính cuộc gặp mặt ngày 30-4-2007 này với sự hiện diện của hơn 300 con người đủ mọi thành phần. Một cuộc gặp mặt để thao thức, bắt nguồn từ, lấy cảm hứng từ những thao thức của một con người mà hình như được sinh ra để thao thức ![20] |
” |
Xem thêm sửa
Ghi chú sửa
- ^ a b “Bishop Jean-Baptiste Bui Tuân Bishop Emeritus of Long Xuyên”. Catholic Hierachy. Truy cập Ngày 9 tháng 4 năm 2016.
- ^ a b c d e f g h i j k l m n o p “Đức Giám mục, nhà văn Bùi Tuần”. Báo Sài Gòn Giải phóng online. Truy cập Ngày 8 tháng 4 năm 2016.
- ^ “LETTRE DU PAPE JEAN-PAUL II AU CARDINAL JOSEPH-MARIE TRINH-VAN-CAN, ARCHEVÊQUE DE HANOI”. Vatican. Truy cập Ngày 9 tháng 4 năm 2016.
- ^ “Diocese of Long Xuyên Dioecesis Longxuyensis”. Catholic Hierachy. Truy cập Ngày 9 tháng 4 năm 2016..
- ^ “Vị Giám Mục của hòa giải”. Tin Vui. Bản gốc lưu trữ Ngày 24 tháng 7 năm 2019. Truy cập Ngày 24 tháng 7 năm 2019.
- ^ a b c “LỄ CẢI TÁNG ÔNG BÀ CỐ ĐỨC CHA GB BÙI TUẦN (09/01/2016)”. Giáo dân Tân Thái Sơn. Truy cập Ngày 9 tháng 4 năm 2016.
- ^ “Bishops of Long Xuyên (Roman Rite)”. GCatholic.com. Truy cập Ngày 7 tháng 4 năm 2016.
- ^ “Tabunia (Titular See)”. Ctholic Hiearchy. Truy cập Ngày 7 tháng 4 năm 2016.
- ^ Tuần báo Công giáo và Dân tộc, số 1654, ngày 25-4-2008, trang 1. Lời tựa: Nhân kỷ niệm 33 năm Ngày 30-4-1975: Vui mừng và Hy vọng cùng với Giáo hội Miền Nam.
- ^ “Nhìn vào ba hình ảnh sống động của Chúa Giêsu”. Vietcatholic. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2016. Truy cập Ngày 7 tháng 4 năm 2016.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “Tâm tình về đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình”. Báo Công giáo và Dân tộc. Truy cập Ngày 18 tháng 4 năm 2016.
- ^ “Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần Giám mục Giáo phận Long Xuyên”. Vietnamese Missionaries in Asia Home Page. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2012. Truy cập Ngày 8 tháng 4 năm 2016.
- ^ “Tường Thuật Thánh Lễ Phong Chức cho hai Tân Giám mục tại Nhà thờ chính tòa Long Xuyên”. Catholic. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2012. Truy cập Ngày 8 tháng 4 năm 2016.
- ^ “Đức Thánh Cha nhận đơn từ nhiệm của Đức Cha Bùi Tuần”. Catholic. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2010. Truy cập Ngày 8 tháng 4 năm 2016.
- ^ “Kỷ niệm 39 năm Đức Giám mục Gioan Baotixita Bùi Tuần (ngày 30.4.1975)”. báo công giáo. Truy cập Ngày 8 tháng 4 năm 2016.[liên kết hỏng]
- ^ “Đức cha G.B Bùi Tuần kỷ niệm 60 năm linh mục”. Công giáo và Dân tộc. Truy cập Ngày 7 tháng 4 năm 2016.
- ^ “GP.LONG XUYÊN: Thánh lễ mừng kỷ niệm 41 năm ngày Đức cha GB. Bùi Tuần được thụ phong giám mục”. Conggiao1.info. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2016. Truy cập Ngày 2 tháng 5 năm 2016.
- ^ “Các Tác phẩm GB Bùi Tuần”. GHVN. Truy cập Ngày 9 tháng 4 năm 2016.
- ^ Tuần báo Công giáo và Dân tộc, số 1256, ngày 28-4-2000, trang 15, 16. Lời tựa: Giấc mơ 25 năm của một Giám mục
- ^ Tuần báo Công giáo và Dân tộc, số 1605, 4-5-2007, trang 1. Lời tựa: Thao thức tuổi 80
Tóm tắt chức vụ sửa
Liên kết ngoài sửa
Wikiquote có sưu tập danh ngôn về: |
- Chúc Mừng 48 năm Linh mục (02/07/1955-02/07/2003) và 28 năm Giám mục (01/05/1975-01/05/2003)của Đức Cha J.B. Bùi Tuần Lưu trữ 2010-09-14 tại Wayback Machine
- Các bài trả lời phỏng vấn của Đức Giám mục G.B. Bùi Tuần dành cho báo Công giáo và Dân tộc Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine
- Tủ sách của Giám mục Bùi Tuần
- Xem các bài viết của Giám mục Baotixita Bùi Tuần
- TỪ BÀN VIẾT CỦA MỘT CỤ GIÀ
- Hình ảnh lễ tấn phong GM 30/4/1975