Igor Ivanovich Belanov

(Đổi hướng từ Ihor Belanov)

Ihor Ivanovych Belanov (tiếng Ukraina: Ігор Іванович Бєланов), (sinh ngày 25 tháng 9 năm 1960 tại Odessa, Ukraina, khi đó thuộc Liên Xô) là cựu cầu thủ bóng đá người Ukraina, chơi ở vị trí tiền đạo, là cầu thủ đoạt danh hiệu Quả Bóng Vàng năm 1986[1].

Igor Belanov
Ігор Бєланов
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Igor Ivanovich Belanov
Ngày sinh 25 tháng 9, 1960 (64 tuổi)
Nơi sinh Odessa, CHXNCHXV Ukraina, Liên Xô
Chiều cao 1,74 m (5 ft 8+12 in)
Vị trí Tiền vệ tấn công
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
1973–1978 Chornomorets Odessa
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1979–1980 SKA Odessa 68 (16)
1981–1984 Chornomorets Odessa 116 (26)
1985–1989 Dynamo Kyiv 121 (39)
1989–1990 Borussia M'gladbach 24 (4)
1991–1995 Eintracht Braunschweig 67 (21)
1995–1996 Chornomorets Odessa 3 (1)
1996–1997 Metalurh Mariupol 5 (4)
Tổng cộng 404 (111)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
1985–1990 Liên Xô 33 (8)
Thành tích huy chương
Đại diện cho  Liên Xô
Bóng đá nam
Euro
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Tây Đức 1988 Đội bóng
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Belanov từng chơi cho SKA Odessa (1979-80), FC Chornomorets Odessa (1981-84) và Dynamo Kyiv (1985-89). Ông đã có được một Cúp C2 vào năm 1986 với Dynamo Kyiv. Ông đã từng lập một hat trick cho Liên Xô tại World Cup 1986 trong trận thua Bỉ. Tổng cộng, ông đã thi đấu 33 trận cho đội tuyển và ghi được 8 bàn thắng.

Sau một thời gian dài chờ đợi, đến năm 1989 Belanov mới được phép chơi cho một câu lạc bộ Tây Âu (các cầu thủ Liên Xô thời gian trước đó không được phép chơi cho các câu lạc bộ ngoài Liên Xô). Ông chuyển đến chơi cho câu lạc bộ Borussia Mönchengladbach, đá trận đầu tiên ở Bundesliga vào ngày 4 tháng 11 năm 1989, là trận thua 0-4 của Mönchengladbach trước VfB Stuttgart. Trong 24 trận đấu tại Bundesliga trong màu áo của đội bóng từng đoạt Cúp UEFA, Belanov ghi được 4 bàn, nhưng thất bại trong việc tạo dấu ấn với đội bóng đang có nguy cơ xuống hạng. Sự nghiệp của ông ở Mönchengladbach kết thúc đột ngột khi vợ ông lấy cắp đồ ở một cửa hàng. Ông chuyển xuống đội bóng hạng thấp hơn là Eintracht Braunschweig và ghi được 13 bàn trong 38 trận ở giải hạng Hai của Bundesliga. Sau đó, ông trở về quê hương, thi đấu cho Chernomorets (1995-96) và Metalurh Mariupol (1996-97).

Trở thành thương gia sau khi giải nghệ, Belanov trở thành cổ đông chính của câu lạc bộ Thuỵ Sĩ FC Wil vào tháng 8 năm 2003. Người tiền nhiệm của ông ở chức vụ chủ tịch FC Wil, là một chủ ngân hàng tên là Andreas Hafen, đã chịu 5 năm tù vì tội biển thủ 10 triệu euro. Việc đầu tiên Belanov thực hiện là thay thế huấn luyện viên hiện tại của câu lạc bộ Martin Andermatt bằng đồng đội cũ của ông ở Dynamo KyivAleksandr Zavarov, mà không chú ý rằng Zavarov chưa có giấy phép hành nghề huấn luyện viên của UEFA ở một giải vô địch cao nhất của một quốc gia. Do đó Belanov đã ký hợp đồng với huấn luyện viên của câu lạc bộ FC Karl-Marx-StadtJoachim Müller. Chức vụ của Zavarov là giám đốc kĩ thuật. Müller chưa có nhiều kinh nghiệm trong bóng đá đỉnh cao, do vậy đã bị sa thải sau ba tháng và Belanov thay thế bằng Tomas Matejcek. Tuy nhiên cách huấn luyện hà khắc của Matejcek đã làm các cầu thủ FC Wil phản đối. Belanov phải sửa lại các quyết định, tái bổ nhiệm Joachim Müller làm huấn luyện viên và cự thủ môn Thuỵ Sĩ Stephan Lehmann làm trợ lý huấn luyện viên. Những quyết định không hiệu quả đó đã khiến Belanov mất chức chủ tịch và cổ đông chính của câu lạc bộ.

Thống kê sự nghiệp

sửa
Danh sách các bàn thắng quốc tế của Igor Belanov
# Ngày Địa điểm Đối thủ Bàn thắng Kết quả Giải đấu
1 2 tháng 6 năm 1986 Sân vận động Sergio León Chávez, Irapuato, México   Hungary 3–0 6–0 World Cup 1986
2 15 tháng 6 năm 1986 Sân vận động Nou Camp, León, México   Bỉ 1–0 3–4
3 2–1
4 3–4
5 11 tháng 10 năm 1986 Sân vận động Công viên các Hoàng tử, Paris, Pháp   Pháp 1–0 2–0 Vòng loại Euro 1988
6 29 tháng 10 năm 1986 Sân vận động Lokomotiv, Simferopol, Liên Xô   Na Uy 2–0 4–0
7 29 tháng 4 năm 1987 Sân vận động Cộng hòa, Kiev, Liên Xô   Đông Đức 2–0 2–0
8 28 tháng 10 năm 1987 Sân vận động Lokomotiv, Simferopol, Liên Xô   Iceland 1–0 2–0

Tham khảo

sửa
  1. ^ Trí, Dân. “Những Quả bóng vàng gây tranh cãi nhất lịch sử”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021.

Liên kết ngoài

sửa
Tiền nhiệm:
Michel Platini
Quả bóng vàng châu Âu
1986
Kế nhiệm:
Ruud Gullit