Jean-Marie Gustave Le Clézio
Jean-Marie Gustave Le Clézio (thường được viết tắt là J.M.G. Le Clézio, sinh ngày 13 tháng 4 năm 1940) là một nhà văn người Pháp. Ông là người được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao Giải Nobel Văn học năm 2008.[1]
Jean-Marie Gustave Le Clézio | |
---|---|
Sinh | 13 tháng 4, 1940 Nice, Pháp |
Nghề nghiệp | nhà văn |
Trào lưu | lãng mạn |
Tiểu sử
sửaJean-Marie Gustave Le Clézio sinh năm 1940 tại thành phố biển Nice ở miền Nam nước Pháp. Từ năm 7 tuổi ông bắt đầu viết tác phẩm đầu tiên với đề tài về biển cả. Ông tốt nghiệp Trường Văn học Nice (Collège littéraire universitaire de Nice) sau đó còn tiếp tục học tại Luân Đôn và Bristol trước khi bắt đầu sự nghiệp giảng dạy tại Hoa Kỳ. Năm 1967 Le Clézio nhập ngũ và làm việc tại Thái Lan một thời gian ngắn trước khi buộc phải chuyển sang phục vụ ở México vì vi phạm kỷ luật quân đội. Từ năm 1970 đến năm 1974, nhà văn sống cùng với những người thổ dân ở Panama.
Năm 1977, Le Clézio bảo vệ luận án tiến sĩ về đề tài văn học dân gian Michoacán (miền Trung Mehico) tại Viện nghiên cứu Mehico ở Perpignan, Pháp. Sau đó ông tham gia giảng dạy tại Đại học Albuquerque Hoa Kỳ trước khi trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp (CNRS).
Sự nghiệp
sửaMặc dù thường xuyên di chuyển và sống ở nhiều nơi trên thế giới, Jean-Marie Gustave Le Clézio vẫn liên tục sáng tác, ngay từ tuổi 23 ông đã trở nên nổi tiếng với tiểu thuyết Le Procès-verbal, tác phẩm được trao Giải Renaudot năm 1963. Tính đến nay Le Clézio đã cho xuất bản trên 30 tác phẩm thuộc nhiều thể loại, từ tiểu thuyếu, truyện kể, bài luận, dịch thuật đến các sách nghiên cứu khác.
Năm 1980, Le Clézio trở thành người đầu tiên được Viện Hàn lâm Pháp (Académie française) trao Giải Paul Morand. Năm 1994 trong một cuộc thăm dò, Le Clézio đã được bầu là nhà văn Pháp còn sống vĩ đại nhất.[2] Năm 2008 ông được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao Giải Nobel Văn học, ông là người Pháp thứ hai được trao giải thưởng cao quý này trong thập niên 2000 (sau Cao Hành Kiện vào năm 2000).
Tác phẩm
sửaVăn xuôi
sửa
|
|
Phi hư cấu
sửa- L'Extase matérielle (Xuất thần thể chất, 1967), tập tiểu luận
- Haï (1971), tiểu luận
- L'Inconnu sur la terre (1978), tiểu luận
- Trois villes saintes (1980), tiểu luận
- Relation de Michoacan (Lịch trình Michoacan, 1981), luận án Tiến sĩ
- Civilisations amérindiennes (1981), tiểu luận
- Le Rêve mexicain ou la pensée interrompue (Giấc mơ Mexcico hay là suy tưởng đứt đoạn, 1988), cảo luận
- Diego et Frida (Diego và Frida, 1993), tiểu sử
- Ailleurs (1995), tiểu luận
- La Fête chantée (1997), tập tiểu luận
- Gens des nuages (1997), du ký
- Raga. Approche du continent invisible (Raga: Nẻo về đại lục vô hình, 2006), tiểu luận
- Ballaciner (Dạo qua nền điện ảnh, 2007), tiểu luận
Thơ ca
sửaTác phẩm thiếu nhi
sửa- Voyage au pays des arbres (1978)
- Lullaby (Lời ru, 1980)
- Celui qui n'avait jamais vu la mer (1982)
- Villa Aurore (1985)
- Balaabilou (1985)
- La Grande Vie (1990)
Phát biểu
sửa- Dans la forêt des paradoxes (Trong khu rừng nghịch lý, 2008), diễn từ nhận giải Nobel
Tham khảo
sửa- ^ “Le Nobel de littérature à Jean-Marie Gustave Le Clézio, báo Le Point”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2008.
- ^ «Le Clézio no1, 1994, 22s. À la question «Quel est le plus grand écrivain vivant de langue française?», 13% des lecteurs du magazine Lire ont répondu Le Clézio.
- J.M.G. Le Clézio errances et mythologies, trong Le Magazine littéraire, n° 362, tháng 2 năm 1998
Liên kết ngoài
sửa- Hiệp hội độc giả Le Clézio »
- « Le Clézio et l'Inde » Lưu trữ 2008-05-09 tại Wayback Machine
- « La faille identitaire chez les personnages de Le Clézio » Lưu trữ 2008-10-15 tại Wayback Machine
- Nobel văn học 2008: Le Clézio 'Công dân thế giới' Bài viết trên Tiền Phong cuối tuần