Nhóm ngôn ngữ Dard (còn gọi là Dardu hoặc Pisaca)[2] là một nhóm ngôn ngữ nhỏ thuộc ngữ chi Ấn-Arya nói ở mạn Bắc Gilgit-BaltistanKhyber Pakhtunkhwa (Pakistan), Jammu và Kashmir (miền Bắc Ấn Độ) và Đông Afghanistan.[3] Tiếng Kashmir/Koshur là ngôn ngữ Dard nổi bật nhất, với truyền thống văn học lâu đời và được công nhận là một trong những ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ.[4][5]

Nhóm ngôn ngữ Dard
Phân bố
địa lý
Đông Afghanistan, Bắc Ấn Độ (Jammu và Kashmir), Bắc Pakistan (Gilgit-Baltistan, Khyber Pakhtunkhwa)
Phân loại ngôn ngữ họcẤn-Âu
Ngôn ngữ con:
Glottolog:Không
indo1324  (Northwestern Zone)[1]

Lịch sử sửa

Các thuật ngữ "Dardic" và "Dardistan" được đặt ra bởi GW Leitner vào cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ thuật ngữ Hy Lạp và Latinh Daradae, bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Phạn gọi người dân trong khu vực, Daradas. Những thuật ngữ này không được sử dụng hiện tại trong khu vực.[6] Trong ghi chép Vệ đà, Daradas được xác định là khu vực sông Gilgit, thuộc vùng Gilgit-Baltistan (một phần của Baloristan cổ đại)[7][8] dọc theo sông Ấn (Indus).

Georg Morgenstierne (1961), sau một "quãng đời nghiên cứu", đã đưa ra quan điểm rằng chỉ có các ngôn ngữ "Kafiri" (Nuristan) tạo nên một nhánh độc lập trong ngữ tộc Ấn-Iran tách biệt với các ngữ chi Ấn-Aryangữ chi Iran. Ông ta cho rằng các ngôn ngữ Dard thuộc Ấn-Arya.[9]

Cách phân nhóm này được thừa nhận là, ở một mức nào đó, mang tính địa lý hơn là ngôn ngữ học.[3] Buddruss bác bỏ hoàn toàn nhóm Dard và đặt các ngôn ngữ này trong nhóm ngôn ngữ Ấn-Arya Trung.[10]

Trường hợp của tiếng Kashmir khá khác thường. Các đặc điểm Dard của nó gần với tiếng Shina, thường được cho là thuộc phân nhóm ngôn ngữ Dard Đông. "Tiếng Kashmir được sử dụng bởi người Kashmir Hindu Pandit bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi văn hóa và văn học Ấn Độ và phần lớn từ vựng của nó bây giờ có nguồn gốc Ấn Độ và thường được xếp chung với các ngôn ngữ Ấn-Arya gốc Phạn ở miền bắc Ấn Độ".[11]

Theo mô hình được đề xuất bởi Asko Parpola, các ngôn ngữ Dard phát sinh trực tiếp từ phương ngữ Rigveda của tiếng Phạn Vệ Đà.[12]

Mặc dù sự thật là nhiều ngôn ngữ Dard đã bị ảnh hưởng bởi những ngôn ngữ hàng xóm, nhưng nhóm Dard có thể cũng đã để lại một dấu ấn rõ rệt đối với các ngôn ngữ Ấn-Arya đó, chẳng hạn như tiếng Punjab[13] và thậm chí còn vượt xa hơn. Người ta cũng khẳng định rằng một số ngôn ngữ Pahar TrungUttarakhand thể hiện sự ảnh hưởng từ nhóm Dard. Mặc dù nó chưa đủ sức thuyết phục, một số nhà ngôn ngữ học đã đưa ra giả thuyết rằng trong thời cổ đại, các ngôn ngữ Dard có thể đã 'tận hưởng' một khu vực ngôn ngữ lớn hơn nhiều, trải dài từ cửa sông Ấn (ở Sindh) về phía bắc thành một vòng cung, rồi về phía đông qua khu vực mà ngày nay là Himachal Pradesh đến Kumaon.

Phân nhóm sửa

Nhóm ngôn ngữ Dard được phân chia thành các tiểu nhóm sau:[14]

Trong các phân loại khác, tiếng Pashai có thể nằm trong nhóm Kunar và tiếng Kashmir nằm trong nhóm Shina. Tiếng Khetrani có thể là một ngôn ngữ Dard còn sót lại ở vùng Siraiki.

Thuật ngữ Kohistan được sử dụng phổ biến để chỉ một số ngôn ngữ riêng biệt ở các vùng núi phía Bắc Pakistan, bao gồm tiếng Maiya, tiếng Kalamitiếng Torwali. Nó có thể được dịch là "tiếng núi".

Đặc điểm sửa

Nhóm ngôn ngữ Dard chia sẻ một số đặc điểm chung nhưng cũng có trật tự từ khác biệt với phần còn lại của nhóm Ấn-Arya cùng sự tiêu giảm âm bật hơi hữu thanh (chí ít là ở mức nào đó).

Xem thêm sửa

Tài nguyên sửa

  • Morgenstierne, G. Irano-Dardica. Wiesbaden 1973;
  • Morgenstierne, G. Die Stellung der Kafirsprachen. In Irano-Dardica, 327-343. Wiesbaden, Reichert 1975
  • Decker, Kendall D. Sociolinguistic Survey of Northern Pakistan, Volume 5. Languages of Chitral.
  • The Comparative study of Urdu and Khowar. Badshah Munir Bukhari National Language Authority Pakistan 2003.
  • National Institute of Pakistani Studies, Quaid-i-Azam University & Summer Institute of Linguistics [1]

Tham khảo sửa

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Indo-Aryan Northwestern zone”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ “Dardic languages”. Encyclopedia Britannica. Truy cập 7 tháng 12 năm 2019.
  3. ^ a b Jain, Danesh biên tập (2007). The Indo-Aryan languages. tr. 905. ISBN 978-0415772945. 'Dardic' is a geographic cover term for those Northwest Indo-Aryan languages which [..] developed new characteristics different from the IA languages of the Indo-Gangetic plain. Although the Dardic and Nuristani (previously 'Kafiri') languages were formerly grouped together, Morgenstierne (1965) has established that the Dardic languages are Indo-Aryan, and that the Nuristani languages constitute a separate subgroup of Indo-Iranian.
  4. ^ , ISBN 0-415-20319-8 |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  5. ^ , ISBN 2-7637-7186-6 |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  6. ^ Dardestan, Encyclopaedia Iranica, Retrieved 2016-06-10].
  7. ^ Jettmar, Karl. “Petroglyphs as Evidence for Religious Configurations?” (PDF). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2017.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  8. ^ (bằng tiếng Anh) |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp).
  9. ^ Masica 1993, tr. 462.
  10. ^ Buddruss, Georg (1985). “Linguistic Research in Gilgit and Hunza”. Journal of Central Asia. 8 (1): 27–32.
  11. ^ , ISBN 978-3-447-02129-6 |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  12. ^ Parpola, Asko (1999), "The formation of the Aryan branch of Indo-European", in Blench, Roger & Spriggs, Matthew, Archaeology and Language, vol. III: Artefacts, languages and texts, London and New York: Routledge.
  13. ^ Masica 1993:... [Chaterji] agreed with Grierson in seeing Rajasthani influence on Pahari and 'Dardic' influence on (or under) the whole Northwestern group + Pahari. Masica 1993: Throughout the northwest, beginning with Sindhi and including 'Lahnda', Dardic, Romany and West Pahari, there has been a tendency to [the] transfer of 'r' from medial clusters to a position after the initial consonant.
  14. ^ Concise encyclopedia of languages of the world, 2008, ISBN 0-08-087774-5, Based on historical sub-grouping approximations and geographical distribution, Bashir (2003) provides six sub-groups of the Dardic languages...

Tài liệu sửa