Orithyia sinica

(Đổi hướng từ Orithyia)

Orithyia sinica, đôi khi gọi là cua hổ, cua mặt hổ hay cua đầu hổ Trung Quốc (中華虎頭蟹), là một loài cua "rất bất thường"[1], với các đặc trưng của nó đảm bảo cho việc chia tách nó ra thành chi, họ và thậm chí là cả liên họ tách biệt[1], dù trước đây từng được gộp trong liên họ Dorippoidea hay Leucosioidea[2]. Chẳng hạn, ấu trùng của nó không giống như ấu trùng của bất kỳ loài cua nào khác[3].

Orithyia sinica
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Phân ngành (subphylum)Crustacea
Lớp (class)Malacostraca
Bộ (ordo)Decapoda
Phân thứ bộ (infraordo)Brachyura
Nhánh động vật (zoosectio)Eubrachyura
Phân nhánh động vật (subsectio)Heterotremata
Liên họ (superfamilia)Orithyioidea
Dana, 1852
Họ (familia)Orithyiidae
Dana, 1852
Chi (genus)Orithyia
Fabricius, 1798
Loài (species)O. sinica
Danh pháp hai phần
Orithyia sinica
(Linnaeus, 1771)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Cancer sinicus Linnaeus, 1771
  • Cancer bimaculatus Herbst, 1790
  • Cancer mammillaris Fabricius, 1793

Miêu tả

sửa

O. sinica là loài cua rất khác biệt, với các vằn trên các cẳng và càng, cũng như các đốm hình mắt trên mai; bụng cua cái hẹp bất thường làm cho các lỗ sinh dục thòi ra[1]. Các cẳng dẹp ở phần tận cùng, và đó là sự thích nghi với cuộc sống đào bới, chứ không phải là bơi[1].

Phân bố và đánh bắt

sửa

O. sinica được tìm thấy dọc theo đường bờ biển của châu Á đại lục, từ Nam Triều Tiên tới Hồng Kông, nhưng không thấy ven biển các đảo cận kề, như Đài Loan, quần đảo Lưu CầuNhật Bản, mặc dù vùng biển này không sâu và ấu trùng loài cua này là phiêu sinh[1]. Trong phạm vi sinh sống của mình, O. sinica được đánh bắt ở quy mô nhỏ và có giá cao[1].

Từ nguyên

sửa

Tên gọi Orithyia (Orithuja) là lấy theo tên Orithyia, con gái của vua xứ Athena là Erechtheus trong thần thoại Hy Lạp[1].

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e f g Peter K. L. Ng, Danièle Guinot & Peter J. F. Davie (2008). “Systema Brachyurorum: Part I. An annotated checklist of extant Brachyuran crabs of the world” (PDF). Raffles Bulletin of Zoology. 17: 1–286. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ Joel W. Martin & George E. Davis (2001). An Updated Classification of the Recent Crustacea (PDF). Natural History Museum of Los Angeles County. tr. 132. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ A. L. Rice (1980). “The first zoeal stage of Ebalia nux A. Milne Edwards 1883, with a discussion of the zoeal characters of the Leucosiidae (Crustacea, Decapoda, Brachyura)”. Journal of Natural History. 14 (3): 331–337. doi:10.1080/00222938000770281.

Tham khảo

sửa