Plutoni(IV) nitrat

Hợp chất vô cơ

Plutoni(IV) nitrat là một hợp chất vô cơ, là muối của plutoniacid nitriccông thức hóa học Pu(NO3)4. Hợp chất này dễ tan trong nước và tạo thành các tinh thể màu xanh lục đậm[1][2].

Plutoni(IV) nitrat
Danh pháp IUPACPlutonium(IV) nitrate
Tên khácPlutonium tetranitrate
Nitric acid, plutonium-239Pu salt
Nhận dạng
Số CAS13823-27-3
PubChem150308
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [N+](=O)([O-])[O-].[N+](=O)([O-])[O-].[N+](=O)([O-])[O-].[N+](=O)([O-])[O-].[Pu]

InChI
đầy đủ
  • 1S/4NO3.Pu/c4*2-1(3)4;/q4*-1;
Thuộc tính
Công thức phân tửPu(NO3)4
Khối lượng mol492,0768 g/mol (khan)
582,1532 g/mol (5 nước)
Bề ngoàitinh thể màu xanh lá cây đậm (5 nước)
Điểm nóng chảy 95–100 °C (368–373 K; 203–212 °F)
Điểm sôi 150–180 °C (423–453 K; 302–356 °F) (phân hủy)
Độ hòa tan trong nướctan, tạo dung dịch màu nâu
Độ hòa tantan trong acid nitric tạo dung dịch màu lục đậm
tan trong acetonether
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhphóng xạ, độc hại
Báo hiệu GHSWarning
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Tổng hợp

sửa

Tinh thể có màu xanh lục đậm Pu(NO3)4·5H2O kết tinh với sự bay hơi chậm (vài tháng) của dung dịch hợp chất plutoni(IV) trong acid nitric[3][4].

Tính chất vật lý

sửa

Plutoni(IV) nitrat tạo thành tinh thể ngậm nước Pu(NO3)4·5H2O – tinh thể màu xanh lục đậm có cấu trúc tinh thể hình thoi, nhóm không gian F dd2, các hằng số mạng tinh thể: a = 1,114 nm, b = 2,258 nm, c = 1,051 nm, Z = 8.

Tinh thể hydrat nóng chảy trong tinh thể ngậm nước của nó ở 95–100 °C.

Nó hòa tan tốt trong acid nitric (tạo dung dịch màu xanh lá cây đậm) và nước (tạo dung dịch màu nâu). Nó cũng tan trong acetonether.

Tính chất hóa học

sửa

Khi được đun nóng đến 150–180 °C, nó bị phân hủy bằng quá trình tự oxy hóa thành plutoni(VI) với sự tạo thành plutonyl nitrat (PuO2(NO3)2). Khi làm bay hơi dung dịch acid nitric đậm đặc của plutoni(IV) nitrat và muối nitrat của kim loại kiềm, muối nitrat kép có thành phần M2[Pu(NO3)6] được hình thành, trong đó M = Cs+, Rb+, K+, Tl+, NH4+, tương tự như ceric amoni nitrat.

Độc tính

sửa

Plutoni(IV) nitrat vừa có tính phóng xạ vừa cực kỳ độc hại do khả năng hòa tan tốt trong nước.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Allen, P. G.; Veirs, D. K.; Conradson, S. D.; Smith, C. A.; Marsh, S. F. (tháng 1 năm 1996). “Characterization of Aqueous Plutonium(IV) Nitrate Complexes by Extended X-ray Absorption Fine Structure Spectroscopy”. Inorganic Chemistry. 35 (10): 2841–2845. doi:10.1021/ic9511231. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2021.
  2. ^ Kubic, William; Jackson, J. (ngày 9 tháng 3 năm 2012). “A thermodynamic model of plutonium (IV) nitrate solutions”. Journal of Radioanalytical and Nuclear Chemistry. 293 (2): 601–612. doi:10.1007/s10967-012-1703-4. ISSN 1588-2780. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2021.
  3. ^ Baroncelli, F.; Scibona, G.; Zifferero, M. (ngày 1 tháng 11 năm 1962). “The extraction of Pu(IV) nitrate by long chain tertiary amines nitrates”. Journal of Inorganic and Nuclear Chemistry (bằng tiếng Anh). 24 (5): 541–546. doi:10.1016/0022-1902(62)80241-3. ISSN 0022-1902. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2021.
  4. ^ Nakahara, Masaumi; Kaji, Naoya; Yano, Kimihiko; Shibata, Atsuhiro; Takeuchi, Masayuki; Okano, Masanori; Kuno, Takehiko (2013). “Nitric Acid Concentration Dependence of Dicesium Plutonium(IV) Nitrate Formation during Solution Growth of Uranyl Nitrate Hexahydrate”. Journal of Chemical Engineering of Japan. tr. 56–62. doi:10.1252/jcej.12we175. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2021.