Quản Bạ
Quản Bạ là một huyện miền núi biên giới thuộc tỉnh Hà Giang, Việt Nam.[1][2]
Quản Bạ
|
|||||
---|---|---|---|---|---|
Huyện | |||||
![]() Thị trấn Tam Sơn nhìn từ trên cao | |||||
Hành chính | |||||
Vùng | Đông Bắc Bộ | ||||
Tỉnh | Hà Giang | ||||
Huyện lỵ | thị trấn Tam Sơn | ||||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 12 xã | ||||
Tổ chức lãnh đạo | |||||
Chủ tịch UBND | Nguyễn Chí Thâm | ||||
Bí thư Huyện ủy | Nguyễn Hồng Hải | ||||
Địa lý | |||||
Tọa độ: 23°04′01″B 104°59′18″Đ / 23,06683°B 104,988277°ĐTọa độ: 23°04′01″B 104°59′18″Đ / 23,06683°B 104,988277°Đ | |||||
Diện tích | 553,7 km2 | ||||
| |||||
Dân số (2018) | |||||
Tổng cộng | 56.840 người | ||||
Mật độ | 103 người/km2 | ||||
Khác | |||||
Website | quanba | ||||
Địa lýSửa đổi
Huyện Quản Bạ nằm ở phía bắc tỉnh Hà Giang, có vị trí địa lý:
- Phía bắc và phía tây giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
- Phía nam giáp huyện Vị Xuyên
- Phía đông giáp huyện Yên Minh.
Huyện Quản Bạ có diện tích 553,7 km², dân số năm 2018 là 56.840 người, có 22 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc H,Mông chiếm đa số. Huyện lỵ là thị trấn Tam Sơn nằm trên quốc lộ 4C, cách thành phố Hà Giang 46 km về hướng bắc, cách huyện Yên Minh 52 km về phía đông.
Lịch sửSửa đổi
Huyện Quản Bạ được thành lập vào ngày 15 tháng 12 năm 1962 theo Quyết định số 211-CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở 13 xã: Bát Đại Sơn, Cán Tỷ, Cao Mã Pờ, Đông Hà, Lùng Tám, Nghĩa Hòa, Nghĩa Thuận, Quản Bạ, Quyết Tiến, Tả Ván, Thái An, Thanh Vân, Tùng Vài của huyện Vị Xuyên.
Ngày 14 tháng 5 năm 1981, sáp nhập xã Nghĩa Hòa vào xã Nghĩa Thuận.
Ngày 20 tháng 8 năm 1999, thành lập thị trấn Tam Sơn, thị trấn huyện lỵ huyện Quản Bạ trên cơ sở 1.230 ha diện tích tự nhiên và 3.858 nhân khẩu của xã Quản Bạ.
Huyện Quản Bạ có 1 thị trấn và 12 xã như hiện nay.
Hành chínhSửa đổi
Huyện Quản Bạ có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tam Sơn (huyện lỵ) và 12 xã: Bát Đại Sơn, Cán Tỷ, Cao Mã Pờ, Đông Hà, Lùng Tám, Nghĩa Thuận, Quản Bạ, Quyết Tiến, Tả Ván, Thái An, Thanh Vân, Tùng Vài.
Kinh tế - xã hộiSửa đổi
Huyện Quản Bạ nằm trong danh sách các huyện nghèo của cả nước, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp chăn nuôi, nhưng sản phẩm thương hiệu của huyện gồm hồng không hạt được trồng chủ yếu tại xã Nghĩa Thuận, rượu ngô Thanh Vân, thảo quả và các sản phẩm dược liệu trên rừng. Ngoài ra, huyện Quản Bạ còn có nghề truyền thống dệt lanh tại xã Lùng Tám.
Hiện nay huyện Quản Bạ đang phát triển mạnh dịch vụ du lịch, là huyện cửa ngõ của Cao nguyên đá Đồng Văn, có nhiều thắng cảnh đẹp như Núi Đôi, Hang Khố Mỷ, Lùng Khủy, cổng trời Quản Bạ và nét truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Quản Bạ nằm trong quy hoạch phát Cao nguyên đá Đồng Văn của tỉnh Hà Giang.
Chú thíchSửa đổi
- ^ Thông tư 21/2013/TT-BTNMT ngày 01/08/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục địa danh... phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Hà Giang. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 25/12/2018.
- ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 08/07/2004 ban hành Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam có đến 30/6/2004. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 25/12/2018.
Liên kết ngoàiSửa đổi
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Quản Bạ. |
- Trang thông tin điện tử huyện Quản Bạ - Hà Giang
- Xem vị trí trên Google Maps. Chú ý: Do lỗi biên tập mà tên trên Google Maps có thể không chính xác.