Tập Trọng Huân
Tập Trọng Huân (1913-2002) là một nhà cộng sản và từng là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc. Ông được coi là một trong những người thuộc thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Trung Quốc.[1]
Tập Trọng Huân | |
---|---|
习仲勋 | |
Tập Trọng Huân năm 1946 | |
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 13 tháng 4 năm 1988 – 15 tháng 3 năm 1993 4 năm, 336 ngày |
Tiền nhiệm | Bành Trùng |
Kế nhiệm | Túc Dụ |
Nhiệm kỳ | 10 tháng 9 năm 1980 – 15 tháng 3 năm 1993 12 năm, 186 ngày |
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông | |
Nhiệm kỳ | 11 tháng 12 năm 1978 – 9 tháng 11 năm 1980 1 năm, 334 ngày |
Tiền nhiệm | Vi Quốc Thanh |
Kế nhiệm | Nhâm Trọng Di |
Nhiệm kỳ | 28 tháng 4 năm 1959 – 4 tháng 1 năm 1965 5 năm, 251 ngày |
Nhiệm kỳ | 18 tháng 9 năm 1954 – 4 tháng 1 năm 1965 10 năm, 108 ngày |
Tiền nhiệm | Lý Duy Hán |
Kế nhiệm | Chu Vinh Hâm |
Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc | |
Nhiệm kỳ | 22 tháng 9 năm 1952 – Tháng 7 năm 1954 |
Tiền nhiệm | Lục Định Nhất |
Kế nhiệm | Lục Định Nhất |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | Phú Bình, Thiểm Tây, Trung Hoa Dân Quốc | 15 tháng 10 năm 1913
Mất | 24 tháng 5 năm 2002 Bắc Kinh, Trung Quốc | (88 tuổi)
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Trung Quốc |
Vợ | Hác Minh Châu Tề Tâm |
Con cái | 7, trong đó có Tập Kiều Kiều và Tập Cận Bình |
Tập Trọng Huân | |||||||
Giản thể | 习仲勋 | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Phồn thể | 習仲勳 | ||||||
|
Tiểu sử
sửaÔng sinh ngày 15 tháng 10 năm 1913 tại 1 trang trại tư gia ở Phú Bình, Thiểm Tây. Tập Trọng Huân gia nhập Liên đoàn Thanh niên Cộng sản vào tháng 5 năm 1926 và Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1928. Tập Trọng Huân giữ chức Phó Thủ tướng Trung Quốc từ năm 1959 đến năm 1962, và là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Quảng Đông, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đông từ 1979 đến 1981.
Ông là người có đóng góp lớn cho Trung Quốc, đầu tiên là dẫn dắt các nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, kế tiếp ông là người đưa ra và thực hiện xây dựng khu kinh tế Thâm Quyến, mà sau này nó trở thành mô hình để xây dựng các khu kinh tế khác.
Năm 1962, Tập Trọng Huân bị buộc tội là đã dẫn đầu một nhóm chống đảng ủng hộ cuốn sách Tiểu sử của Lưu Chí Đan, và bị mất tất cả các chức vụ lãnh đạo.[2] Cuốn sách này được viết bởi Lý Kiên Tống (李建彤) để tưởng niệm đồng chí cũ đã hy sinh vì Đảng vào năm 1936, bị cho là một nỗ lực ngầm lật đổ chính quyền bằng cách phục hồi danh dự cho Cao Cương, một đồng chí cũ khác mà đã bị thanh trừng vào năm 1954. Tập Trọng Huân bị buộc phải tự kiểm điểm và 1965 bị chuyển đi một nơi xa làm phó giám đốc cho một công ty chế máy cày ở Lạc Dương.[3] Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, ông bị ngược đãi, bỏ tù trong một thời gian dài ở Bắc Kinh.[3] Mãi đến tháng 5 năm 1975 ông mới được thả và được cho làm tại một hãng khác cũng ở Lạc Dương.[3]
Sau này Tập Trọng Huân có công khai lên án sự kiện Thiên An Môn.[4] Sau đó ông ít khi xuất hiện trước công chúng, các báo cáo cho thấy ông bị ở tù.
Ông mất ngày 24 tháng 5 năm 2002.
Gia đình
sửaÔng có vợ là Tề Tâm và con trai là Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[1]
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- China's New Rulers: The Secret File, Andrew J. Nathan and Bruce Gilley, The New York Review Book
- The Origins of the Cultural Revolution, Vol. 3: The Coming of the Cataclysm, 1961-1966 (Columbia University Press, 1997)
Liên kết ngoài
sửa(tiếng Anh)
- Biography of Xi Zhong, China Vitae
- Xizhong.org[liên kết hỏng]
- (tiếng Trung) Biography of Xi Zhong Lưu trữ 2020-04-12 tại Wayback Machine
Chú thích
sửa- ^ a b Đình Nguyễn. “Tập Cận Bình - 'Lãnh đạo tương lai' của Trung Quốc”. Vnexpress. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2010.
- ^ (Chinese) 习仲勋的故事(全本)前中央书记处书记习仲勋的战斗一生 - 第1章 习仲勋生平(2) Accessed 2012-02-19
- ^ a b c (Chinese) 习仲勋蒙受不白之冤 Lưu trữ 2012-05-19 tại Wayback Machine Accessed 2012-02-19
- ^ Page, Jeremy (18 tháng 10 năm 2010). "Xi's Career Gives Few Clues to His Beliefs", Wall Street Journal