Thảo luận:Danh sách hồng y Việt Nam

(Đổi hướng từ Thảo luận:Danh sách Hồng y người Việt)
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi ThiênĐế98 trong đề tài Bố cục chung
Dự án Giám mục Công giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Giám mục Công giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Giám mục Công giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Không tiêu đề sửa

Theo tôi dùng từ vinh thăng có nghĩa không trung lập, cũng giống như dùng từ "ngài" hay "vị" vậy. Vì vậy tôi chuyển sang dùng từ phong chức, ngữ cảnh khác có thể là "tấn phong". Giống như báo chí hoặc chính Giáo hội có dùng http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/pope-create-19-new-cardinals-02222014100149.html http://www.phatdiem.org/Portal/Desktop.aspx?tabid=221&Culture=vi-VN&catID=208&entryID=4159 . --06:31, ngày 10 tháng 10 năm 2015 (UTC)

Phong chức cho LM, tấn phong cho Giám mục còn vinh thăng cho Hồng y, đâu có gì lạ?? Đây: nguồn GH đây: [1], nguồn RFA đây [2]-- Thiên - Hoàng 98 06:48, ngày 10 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời
Dùng từ nào thì dùng nhưng đừng dùng mấy từ như phong cấp nghe rất ngang, đọc lên đã thấy không chuyên nghiệp. Nhưng tôi vẫn cho rằng từ vinh thăng chẳng có gì là không trung lập, nó chỉ là một thuật từ thông dụng. Greenknight (thảo luận) 07:08, ngày 10 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời
  • Xem lại thì kể cả từ phong chức cũng không ổn vì nó dễ dẫn đến hiểu lầm rằng Hồng y là một Chức thánh (holy orders) trong khi đó chỉ có đúng 3 chức thánh là phó tế (trợ tế), linh mục và giám mục thôi, còn Hồng y vốn dĩ là một tước hiệu, hay địa vị. Thụ phong thì thường dành cho linh mục, tấn phong cho giám mục như Thiên Đế đã nói. Tóm lại vinh thăng là thuật từ thông thường của Công giáo tại Việt Nam, tương tự như tiếng Anh vẫn dùng từ elevate. Nếu bạn IP nghĩ là không trung lập thì chắc còn thắc mắc nốt cả tước hiệu Đức ông (Công giáo).
  • Ngoài ra, trường hợp này cũng khác với cách gọi ngài hay vị, khác với cả cách gọi trang trọng cha, Đức cha, Đức Tổng, Đức Hồng y mà WP tiếng Việt từ trước tới nay luôn cố gắng tránh dùng. (WP tiếng Anh dùng thoải mái nhé The Reverend, The Reverend Father, The Right Reverend, The Most Reverend, His Eminence). Greenknight (thảo luận) 08:08, ngày 10 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bố cục chung sửa

Danh sách lại có tiểu sử tóm tắt? DangTungDuong (thảo luận) 06:29, ngày 12 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

DangTungDuong, có tiểu sử vì ứng cử Na Tra đòi như vậy đó mà --Thuận Đức Hoàng đế 06:52, ngày 12 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Danh sách là danh sách, vốn để gộp các bài link xanh/đỏ, nếu ai quan tâm sẽ bấm vào. Còn nếu cứ để mục tiểu sử tóm tắt thì bài 100% trượt mọi đề cử vì bố cục sai hoàn toàn. DangTungDuong (thảo luận) 07:00, ngày 12 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Trời, 2 người hai ý, tôi biết chiều lòng ai --Thuận Đức Hoàng đế 07:01, ngày 12 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Danh sách hồng y Việt Nam”.