Thảo luận:Gốm Bát Tràng

Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi 171.240.155.237 trong đề tài Cửa hàng

Chưa có tiêu đề sửa

Tôi là một người quê gốc ở vùng gốm sứ Chu Đậu-Mỹ Xá. Tại sao trên báo chí chỉ viết nhiều như là gốm sứ Chu Đậu do tại đây, lần đầu tiên người ta khai quật được các di tích của dòng gốm này. Nhưng sau này, khi khai quật tiếp ở Mỹ Xá (làng bên cạnh Chu Đậu) thì người ta phát hiện ra khối lượng di tích còn đa dạng hơn và có một số nước men người ta không tìm thấy trong số các di tích khai quật được tại Chu Đậu. Gia phả dòng họ nhà tôi (sinh sống 14 đời tại Mỹ Xá) là gia phả duy nhất có ghi câu "...tổ tiên...lấy nghề nung bát làm nghiệp" và câu này hiện được lưu lại trong bảng ghi lịch sử dòng gốm sứ này (sau khi các nhà khảo cổ tham khảo gia phả nhà tôi-hiện do bố tôi giữ) tại Xí nghiệp gốm sứ Chu Đậu. Cả hai vùng đều coi ông Đặng Huyền Thông, người Hùng Thắng, Minh Tân là ông tổ (đã biết) của dòng gốm sứ này. Do vậy tôi muốn nói rằng nếu chỉ coi là gốm Chu Đậu e không hoàn chỉnh. Ngoài ra, dòng gốm sứ này bị hủy diệt do chiến tranh Lê-Mạc cuối thế kỷ 16 chứ không đợi đến thế kỷ 18-19.Vương Ngân Hà 10:09, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thông tin dòng gốm sứ này bị hủy diệt dường như vẫn chưa thống nhất, tuy nhiên theo nguồn này nóiđược hình thành và phát triển trong khoảng từ thế kỷ 13-18, Nguồn: http://vietantique.com/antique/chu-dau/chu_dau.htm. 陳庭協 10:28, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thông tin bài viết trong vietantique là viết về dòng gốm này nói chung-được tác giả coi chung là dòng gốm Chu Đậu (mà trước khi phát hiện ra các di tích ở khu vực Chu Đậu-Mỹ Xá thì không thấy ai đặt tên cho dòng gốm này là gì, thậm chí ngay cả chúng tôi còn đặt dấu hỏi về câu mà tổ tiên mình đã ghi), gồm 14 điểm sản xuất như họ đã viết. Nếu như thế thì dòng này vẫn còn tồn tại đến nay (trích từ bài viết có chỉnh lại một chút cho đúng: hiện nay vẫn còn 12 địa điểm sản xuất gốm bao gồm: Trạm Ðiền, Vạn Yên, Bãi Trụ Thượng, Kiết Ðoài, Làng Gốm, Linh Xá, Phúc Láo, Làng Ngói, Bá Thủy, Hợp Lễ, Xích Ðằng và Làng Quao, Làng Cậy (hiện đang sản xuất)), chứ không phải đã bị tiêu diệt. Tôi nói nó bị hủy diệt vào khoảng cuối thế kỷ 16 (hoặc đầu thế kỷ 17) là nói đến khu vực sản xuất Chu Đậu-Mỹ Xá cụ thể trong dòng gốm Chu Đậu này. Lý do được phỏng đoán là do khu vực ven bờ sông Thái Bình thuộc Cẩm Giàng/Nam Sách đã từng là chiến trường ác liệt giữa quân đội của Lê/Trịnh (Cẩm Giàng)-Mạc (Nam Sách) những năm 1592-1593 khi nhà Mạc sắp mất. Mà khu vực này thì lại nằm ngay bên bờ sông Thái Bình. Vương Ngân Hà 03:49, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi rất băn khoăn trong những điểm: huỷ diệt một phần, huỷ diệt hoàn toàn, thất truyền, gián đoạn và phục hồi... và hoàn toàn không muốn sự huỷ diệt. Nên tôi sẽ thêm chú thích vào điểm này. 陳庭協 04:06, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đã sửa: Đó là lý do khiến một số làng nghề gốm bị gián đoạn sản xuất (như làng gốm Chu Đậu-Mỹ Xá). Theo tôi là ổn rồi. 陳庭協 04:12, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Thực tế hiện nay ở đây không còn sản xuất gốm sứ theo cách thức mà ngày xưa người ta đã từng làm, mà chỉ có một xí nghiệp gốm sứ do công ty XNK NAM Hà Nội Haprosimex đầu tư và sản xuất theo công nghệ nào thì tôi không rõ trong thời gian gần đây sau khi phát hiện ra các cổ vật trên con tàu đắm ở gần Hội An. Cho nên có thể nói nó đã thất truyền.Vương Ngân Hà 04:59, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ồ, nói về công nghệ thì thất truyền. Nhưng về làng nghề, có lẽ nó sẽ được khôi phục một phần bởi sự nổi tiếng hiện nay của gốm Chu Đậu, hoặc ít ra sẽ có một vài điểm giống như gốm Thanh Hà vậy.陳庭協 05:43, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Gốm phương Tây sửa

Bài này có câu "Việc phụ nữ sử dụng bàn xoay vuốt tạo dáng ban đầu của sản phẩm là công việc bình thường phổ biến ở mỗi lò gốm cổ Việt Nam (không chỉ riêng Bát Tràng) nhưng lại rất xa lạ với người thợ gốm phương Tây". Có rất nhiều người bạn (phụ nữ và Tây phương) của tôi không đồng ý với câu này. Hơn nữa, khi còn trẻ và trước khi có tiền để mua các đồ gốm Nhật Bản, Anh, nhà Minh, Bát Tràng... tôi đã ngồi xem và giúp các người này trong khi họ "xoay". Mekong Bluesman 20:20, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

  • Tôi cũng cảm thấy Bát Tràng không nên độc quyền cái công việc này, nên đã sửa lại là: nhưng lại rất xa lạ với một số thợ gốm phương Tây.
  • Tôi chẳng thấy có Mekong Bluesman trong hình này, không biết ông đang giúp họ xoay cái gì và chỗ nào.? 陳庭協 01:49, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
"Giúp" trong trường hợp của tôi có nghĩa là làm họ dùng phí thời giờ cho các câu hỏi của tôi, cũng như ... uhh ... các hoạt động không cần thiết khác.
Những máy tôi đã thấy có động cơ, dùng điện, và được điều khiển bằng cách đạp vào một pedal dưới chân. Các máy này giống như một cái bàn và người dùng có thể đứng hay ngồi trên một cái ghế (khác với cách ngồi trên đất và quay bằng người khác như trong hình bên).
Vận tốc quay có thể thay đổi bằng cách đạp pedal nhiều hay ít, nhưng đó là các máy đắt tiền hơn. Người tạo dáng có thể dùng hai tay, ngón cái của một hay hai bàn tay, một thanh gỗ nhỏ hay một con dao.
Thuật ngữ tạo dáng trong tiếng Anh là to throw, hay "ném", mà tôi và các bạn của tôi gọi là turning the wheel, hay "xoay bánh xe".
Trần Đình Hiệp có dự định viết về gốm nhà Minh, gốm Nhật Bản (cái tôi đang thích nhất), gốm Anh (đến từ Trung Hoa nhưng ngày nay có vẻ đẹp riêng), gốm Limoges... không?
Ahh, còn về câu hỏi xoay cái gì và chỗ nào thì tôi chỉ có thể trả lời là ... xoay cái đó và ở chỗ đó!
Mekong Bluesman 05:38, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ông đúng là sành điệu. Những đồ gốm đó đẹp trên cả tuyệt vời. Trong công việc, tôi đã đụng đến Limoges với painted enamel.
Nếu công việc chính cho phép tôi rảnh hơn mà không là thất nghiệp, tôi sẽ liều thử xem.
Nhưng từ đây tới Tết, có lẽ tôi sẽ viết bài hoạn quan hoặc thái giám(tôi đang sưu tầm thêm tài liệu).陳庭協 06:00, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bộ định sống như vậy sao mà lại viết hoạn quan hay thái giám sớm vậy. Vương Ngân Hà 06:11, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Mỗi ngày, tôi đi qua chỗ các vị đó nằm (Từ Hiếu-Huế) khoảng 4 lần. Nghe các vị đó rên rỉ dữ quá đó mà. 陳庭協 07:25, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đến Tết sao anh không sưu tầm và bổ sung vào bài Tết Nguyên Đán để kịp làm "chọn lọc" hai tuần nữa? Nguyễn Hữu Dng 06:45, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tết là một chủ đề thú vị. Để tôi xem thử thế nào. Á, à, sai/nhờ khéo nhỉ, Tết đâu phải của riêng tôi. 陳庭協 07:25, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cho hỏi chút: Tên làng Bát Tràng có nghĩa gì vậy? Cảm ơn! --Baodo 14:29, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)---Hỏi rõ hơn: Ai biết chữ Nho của hai chữ này chỉ giáo. Cảm ơn. --Baodo 15:03, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC) Anh chịu khó đợi nhé.陳庭協 02:31, ngày 15 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ảnh mờ, anh Baodo cố gắng đeo kính phóng đại vô, đọc giúp. Nhớ viết vô trong bài viết giúp nhé. (chữ Bát Tràng ý). 陳庭協 07:07, ngày 16 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Hay quá Anh hùng! Đọc ra rồi! Chữ Bát Tràng 缽塲 này là Bát Trường, Bát quả thật là chén bát (gốm, vì bộ Phữu) và Trường là
  • Chỗ đất để tế thần. Cũng đọc Tràng. Td: Đàn tràng — Chỗ đất dành riêng để dùng vào việc gì. Td: Trường thi — Nơi tụ họp đông đảo. Td: Hí trường — Nơi.
Để TTNN tự ghi chú thêm vào bài, cảm ơn về tấm hình đẹp! --Baodo 11:08, ngày 16 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chữ không chuẩn sửa

Chữ Bát Tràng theo như bài viết là chưa chuẩn. Theo đúng thư tịch cổ và minh văn trên đồ gốm sứ Bát Tràng thế kỉ XVII thì viết theo chữ Hán sẽ như sau: 鉢場 "Bát" thì đúng là cái bát sứ nhưng lại là loại dùng cho nhà sư (tiếng Phạn là Patra), "Tràng" là cái sân lớn, chỗ đất dùng cho chuyên môn. Chữ "Bát" theo chiết tự bao gồm bên trái là bộ Kim (ví với sự giàu có), bên phải là chữ "Bản" (gốc, nguồn gốc) đại diện cho ý nghĩa "con cháu có nghề, có nghiệp trở nên giàu có cũng không được quên gốc".thảo luận quên ký tên này là của 220.133.170.207 (thảo luận • đóng góp).

Cảm ơn bạn đã bổ sung thông tin.
Tôi đã chỉnh theo phần "thảo luận" mà bạn ghi vào trong bài. Về sau, nếu muốn sửa nội dung, bạn đừng viết về cá nhân hay ý kiến cá nhân vào trong bài (chẳng hạn "tôi ở Bát Tràng đã 20 đời"). Bài viết chỉ chứa thông tin khách quan về chủ đề. Các thông tin khác, mời bạn ghi vào phần thảo luận này. Tmct 10:12, ngày 5 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nguồn gốc sửa

Không có cách nào để "gọi" những người đã bổ sung vào bài thêm chú thích. Người khởi tạo bài này chỉ có thể "Chú" vào những gì đã viết trước đó, khó khăn là ở chỗ người viết thêm đã chèn ngay giữa câu, đoạn một vài ý. Lưu Ly (thảo luận) 03:11, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bài chọn lọc sửa

Bài chọn lọc mà lại có tiêu bản {{chú thích trong bài}} sao? 222.252.8.34 (thảo luận) 06:58, ngày 12 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nội dụng phần Vị trí sửa

Xã Bát Tràng (社鉢場) là tên gọi cũ của làng Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội từ trước năm 1945. Trước đây hơn 500 năm (Đoạn Vị trí).

Tại sao lai là 500 năm, vì vua Ly Công Uẩn rời đô vào năm 1010 cơ mà?thảo luận quên ký tên này là của 118.70.152.70 (thảo luận • đóng góp).

Cửa hàng sửa

Ở khu vực thành phố Hồ chí minh có rất nhiều cửa hàng gốm sứ bát tràng nhưng hàng không chính hãng và rõ nguồn gốc. Làm thể nào để nhận biết đâu là gốm sứ bát tràng chính hãng và đâu là gốm sứ không chính hãng. – 171.240.155.237 (thảo luận) 16:40, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Gốm Bát Tràng”.