Thảo luận:Gia phả học

Gia phả học (H: 家譜学,系譜學; A: Genealogy,P: Généalogie) là môn học nghiên cứu về gia phả.

Môn học này đang được phát triển ở khắp nơi trên thế giới do ngày càng có nhiều người trong xã hội, trong gia đình nhận thấy gia phả là tài liệu quý không chỉ cho gia đình mà còn cho nhiều ngành học.

Một Tông đồ, một Gia phả, một Phả ký, một Phổ truyền dù đơn sơ hay súc tích cũng đều trở nên những tài liệu quý báu cho nhà xã hội học, nhà sử học về sau. Sử dụng truyền khẩu, hồ sơ lịch sử, phân tích di truyền, và các hồ sơ khác để có được thông tin về gia đình và để chứng minh quan hệ họ hàng của các thành viên trong họ. Các kết quả thường hiển thị bằng Gia phả thành văn hay Phả đồ. Nghiên cứu gia phả còn có tác dụng bổ khuyết cho những nghiên cứu về tâm lý, về di truyền học, huyết học, y học... Thêm nữa, ngày nay là với tiến bộ của công nghệ, kỹ thuật ghi chép, sưu tầm, tra cứu lịch sử ... thì việc nghiên cứu môn khoa học này càng thuận lợi và phát triển mau lẹ. Một số học giả phân biệt giữa phả hệ và lịch sử gia đình, hạn chế phả hệ đến một tài khoản của họ hàng, trong khi sử dụng "tiền sử gia đình" để chỉ việc cung cấp các chi tiết khác về cuộc sống và bối cảnh lịch sử. Nghiên cứu phả hệ là một quá trình phức tạp sử dụng các ghi chép lịch sử và phân tích đôi khi di truyền để chứng minh quan hệ họ hàng mà kết luận đáng tin cậy là kết quả đó dựa nguồn tin, hồ sơ gốc; là các thông tin chính hay trực tiếp hoặc được rút ra (trực tiếp hoặc gián tiếp) từ thông tin đó.

Hiện tại, nguồn rất quan trọng khi tiến hành nghiên cứu phả hệ dựa vào đặc tính di truyền ADN không thay đổi qua các thế hệ. Trong đó, hai lĩnh vực được quan tâm đặc biệt: Cây phả hệ di truyền theo đường mẹ, tức theo ADN ti thể (mitochondrial DNA) người mẹ truyền cho cả con trai và con gái và Sơ đồ phả hệ di truyền theo dòng cha, tức là theo ADN nhiễm sắc thể Y (mitochondrial DNA) mà người cha chỉ truyền cho con trai.

Việc phổ biến gia phả giới hạn trong vòng gia đình, tông tộc hay mở rộng ra trên Internet cho công chúng trong phạm vi rộng khắp đã làm cho nhiều người băn khoăn về vấn đề bí mật cá nhân. Lợi điểm của việc phổ biến rộng rãi là nhiều người có dịp đọc đến có thể tìm ra một sự nối kết, có ý hướng sử dụng nó vào những mục đích nghiêm chỉnh - hướng thiện, như bổ sung kiến thức cho văn hóa, cho lịch sử.

Trên thế giới, Gia phả học hay phả học (Généalogie, Genealogy) Châu Âu có thể coi là chính thức ra đời vào nửa sau thế kỷ XVI với các cuốn Lịch sử tổng quát các vương quốc Jêrusalem, Chypre, Arménie (1575 – 1579) khảo về nguồn gốc các vua chúa thân vương và các nhà đại quý tộc và Gia phả của 67 nhà quý phái đại gia Pháp và ngoại quốc(1586) của Delusignan, một nhà tu hành người Pháp ở vương quốc Chypre, phát triển ở thế kỷ XVIII cực thịnh ở thế kỷ XX. Các tác phẩm nổi tiếng trong ngành học này có thể kể: Nguồn gốc lịch sử dòng họ quý phái 20 tập của Gustave Chaix D’Est Ange xuất bản trong khoảng 1903 – 1929 khảo cứu hàng trăm dòng họ hiện hữu. Gia đình và phả hệ của Nam tước A.DeMaricourt năm 1943 và Phương pháp phê bình gia phả học của Tử tước De Marsay năm 1945.

Tuy xét về khoa học nghiên cứu tộc phả và lịch sử gia tộc (Familyhistory) thì Trung Quốc có lịch sử lâu đời nhất, có hệ thống nhất song, vượt trên Trung Hoa và Âu Mỹ, Tộc phả ở Hàn Quốc mới phát triển mạnh cả về thể chế và phương pháp ghi chép, có mức độ phổ cập quốc gia rất cao, trên phạm vi thế giới. Do vậy, vào mùa hè năm 1991 tại Seoul có học giả trên 180 nước và khu vực tham dự Hội nghị Tộc phả học thế giới đã có nhiều đóng góp lớn. Lịch sử còn ghi nhận các Hội nghị Gia phả học quốc tế: lần thứ nhất năm 1929 ở Barcelone, lần thứ hai năm 1953 ở Naples, lần thứ ba ở Madrid năm 1955 (408 học giả thuộc 76 tổ chức đến từ 31 nước). Hiện nay, rất nhiều nước đã có hội Phả học, có các viện nghiên cứu phả học. Họ cho ra đời rất nhiều công trình có giá trị, tổ chức nhiều cuộc hội thảo lớn, có nhiều trang Web riêng cho lĩnh vực này.

Đáng chú ý, theo một số tác giả thì: Phả hệ của phương Đông luôn luôn lấy vị tổ tiên chung của cả họ làm cội nguồn để viết cho đến thời điểm hiện tại còn người phương Tây thì lấy bản thân là trung tâm mà truy ngược dần lên đến tổ tiên, theo phương thức tìm nguồn.

Đáng tiếc, nền phả học nước ta chưa hề có một công trình nào đáng kể ngoại trừ cuốn “Gia phả - khảo luận và thực hành” của Dã Lan Nguyễn Đức Dụ (ông quê Bắc Ninh) được xuất bản ở Sài Gòn năm 1960. Ngày nay, đã có các Trung tâm nghiên cứu Gia phảHà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tài liệu hội thảo, các công trình nghiên cứu xa gần dã được đưa vào Việt Nam.

(Nhiều nguồn)

Quay lại trang “Gia phả học”.