Thảo luận:Nghệ thuật Phật giáo

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi 118.71.181.230 trong đề tài Chú thích bài chọn lọc
Dự án Phật giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Phật giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Phật giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Untitled

sửa

Để Ông Baodo viết xong tui sẽ xung phong đọc và mổ bài của ông ra (thí dụ thay đổi vài hình ảnh ....).

Mổ Kant xong chưa mà đòi mổ bài này thế? Nhưng thú thật cho người đọc là bài này dễ hơn Kant rất nhiều ... hình cũng đẹp hơn, đã mắt hơn! :D --Baodo 22:21, ngày 15 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tui mệt với ông Kant wá nên nghĩ chơi đi thả diều chừng nào chán đem diều về xé dán vô mấy chổ ông bị "lủng" cho vui!

Hình Quán Thế Âm chùa Bút Tháp

sửa

Ai có hình Quán Thế Âm chùa Bút Tháp xin đưa lên giúp, độ phân giải càng cao càng tốt. Có hình tôi sẽ ghi chú thêm về các điểm đặc biệt. Hình cũng có ở đây [1] nhưng hơi nhỏ và mờ. Cảm ơn trước rất nhiều. --Baodo 21:22, ngày 22 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Có cần thiết phải là ở chùa Bút Tháp không hả anh Baodo, chùa khác có được không, cũng là tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn ? À, hỏi thêm anh một chút, tôi mới đọc quyển sách, thấy ngoài các tư thế đã gặp, còn thấy có thế "giao hợp tọa". Anh đã từng nhìn thấy tượng vị Phật nào ở thế này chưa ? Casablanca1911 06:39, ngày 23 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tiếc là phải hình Quan Âm chùa Bút Tháp vì bài nói về tượng này. Nhưng nếu Casa bổ sung thêm hình đoạn văn giải thích (thế giới quan,... giáo lí nhà Phật được thể hiện qua tượng) thì chắc không ai dám cản đâu ;). Cảm ơn (trước)! --Baodo 10:12, ngày 23 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Về "giao hợp tọa" tôi cũng biết, đó là Mật giáo theo Kim cương thừa Tây Tạng hệ Vô thượng du-già, Bản Sơ Phật (A-đề-phật, ādibuddha) mầu xanh thẫm được traình bày trong tư thế này và dĩ nhiên, có nữ thần thể đi theo. --Baodo 11:36, ngày 23 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi vừa chụp lại 1 bức ảnh từ thời trước năm 73,

 
Ảnh

. Baodo va Casa xem có dùng được không. Còn vấn đề bản quyền nữa, tôi không biết nếu là ảnh do tôi chụp lại thì có được hay không.

(Tmct 23:03, ngày 23 tháng 3 năm 2006 (UTC))Trả lời

Tạm xong, chờ Casa mang hình tượng Phật gỗ vào... cảm ơn trước! --Baodo 23:51, ngày 23 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hình như mình có mấy tấm khá rõ để tìm rồi sẽ đưa lên. Nhưng không biết ai là tác giả, dĩ nhiên là không phải do mình chụp rồi không biết có phạm luật gì không nhỉ? Thienminh 05:56, ngày 14 tháng 6 năm 2007

Những hình ảnh không có giấy phẹp dùng sẽ bị xóa. Mekong Bluesman 10:28, ngày 14 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thời kỳ Phi thánh tượng

sửa
  • Trong mục này có câu tôn trọng đa sản văn hóa truyền thống Ấn Độ..., chữ đa sản nghe rất lạ, xin được giải thích.
OK, Fruchtbarkeit, fruitfulness. Tôi tìm không ra từ hay,... sẽ đổi thành "lực sinh sản".
Tôi vẫn chưa thực sự hài lòng với chữ lực sinh sản (để tương thích với logic của câu này). Với fruitfulness, tôi hình dung đến một từ tiếng Việt là phồn thực nhưng nó lại liên quan đến một tín ngưỡng dân gian Việt. Không biết có thể dùng?
Dùng được và rất đúng nếu từ này không lạ đối với người Việt.(Phồn thực lực 繁殖力 100% là fruitfulness, như nghĩa n. reproductive capacity; fecundity; fertility).
Thảo luận lúc bạn chưa xong tôi hơi ngại (mặc dù còn nhiều điều muốn trao đổi). Tuy nhiên, mong được chú ý vì trong bài có rất nhiều chữ trình bày' (nhiều hơn cả chữ "những" dưới đây). Lương 07:04, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
OK, phần cuối có người khác lo, xin bắt đầu mổ xẻ. Nếu chỉ làm cho câu văn hay hơn, trong sáng hơn thì xin sửa thẳng, chỉ khi thay đổi ý hoặc thắc mắc thì mới thảo luận. Thân mến --Baodo 11:10, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
  • Các hình tượng đặc trưng trong Nghệ thuật Phật giáo thời kỳ này nên chăng được viết thống nhất: Liên hoa, Bồ đề thụ, Phật túc thạch, pháp luân... hoặc: cây Bồ đề, hoa sen, bàn chân phật trên đá...
Cái này xong bài tôi mới quyết định là nghiêng về phía nào. Có lẽ là nghiêng về Hán-Việt để sau này làm những đề mục tên Hán-Việt luôn.
Vâng, bài chưa xong. Xong hoàn toàn tôi mới trau chuốt câu văn. Thuật ngữ trong bài không dễ và tôi còn phải kiểm soát các tên riêng ngoại ngữ nữa. Apropos, cảm ơn bạn về chữ "mãn khai"! :-) --Baodo 10:12, ngày 23 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trung Quốc

sửa
  • Theo cách trình bày của bài viết, khi đọc đến thì phần Thiền tông trong Nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc, tôi thấy dường như là không ăn nhập lắm. Và cũng băn khoăn không hiểu vì sao hội họa cũng là một loại hình nghệ thuật tiêu biểu của Thiền tông lại không được nhắc đến ??? Thi Phật Vương Duy (đời Đường) là một ví dụ.
Dễ lắm, lại không được nhắc đến ở đây là chưa được nhắc đến. Các tiểu mục ở đây có thể được bổ sung và mở rộng tuỳ kiến thức của những người tham gia viết. Xin mời bạn gia nhập! (tranh thuỷ mặc của Vương Duy ít thấy trên mạng... nếu tìm ra tôi sẽ viết thêm chút ít).
  • Tôi rất thích cụm từ "nền văn hóa Phật giáo đầu mùa" nhưng có một vài câu (thú thực) không biết cách sửa cho nó trong sáng hơn ví như: Trong các bức tranh, khuynh hướng hiện thực được nhấn mạnh quá mức và nhiều bức tranh giờ đây xem lại lại giống như biếm hoạ. Lương 12:13, ngày 26 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đọc lại vài lần nữa là ra từ hay ngay mà. Bạn góp ý những từ rất hay. Xong rồi, mời "mổ xẻ" tiếp. Thân mến --Baodo 21:31, ngày 26 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
    • Ồ, tôi thật ra không có khả năng viết/dịch bài đâu, chỉ thích tìm đọc những bài thích hợp với mình trên wiki thôi. Có nhiều chỗ không hiểu/chưa rõ nên muốn bàn thêm chút đỉnh. Trong phần đầu (giới thiệu) có một câu ...như truyền thống ghi lại. Truyền thống có thể ghi lại chăng? Tôi nghi ngại về sự chính xác của cụm từ này vì chưa thấy cách dùng như vậy trong tiếng Việt (có thể tôi sai).Lương 03:13, ngày 27 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
G có nhào vô sửa đại một số chi tiết, trong đó có chi tiết mà bạn nêu ra. Đúng thì miễn bàn, còn sai có ông Baodo chịu! :) G.G 06:56, ngày 27 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tượng Phật ở Việt Nam

sửa

Theo sách của Louis Fréderic thì ở Việt Nam có tượng gỗ ở Gò Óc Eo, thế kỷ 1,2. Đây có lẽ là tượng Phật có sớm nhất ở Việt Nam. Casablanca1911 13:16, ngày 23 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nghệ thuật độc đáo

sửa

Đứng về mặt nghệ thuật thì tại sao wí dị wên tượng phật chùa Tây Phương nhỉ ? Theo tui các tượng này xứng đáng cho thấy nết đặc thù của nghệ thuật Phật giáo VN mà chổ khác khó kiếm ra lắm! LĐ

Dạ thưa ông, cho hình vào đâu khó, nhưng miêu tả cho đủ trang, cho hay, cho có lí đâu phải dễ! Xin mời, nhưng nói trước là có con chó rất dữ canh gác ở đây! ;) (Chó của Tử Hồ Lợi Tung) --Baodo 22:02, ngày 23 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Chó dữ cũng cần xí quách để sống chớ chó dữ nhịn đói được hay sao đây ? Nếu ai có cả gan đem tượng Phật chùa Tây Phương Vào đây thi tui cũng dám cả gan đem vài miếng "xí quách" tặng cho ông.

Chùa Tây Phương ngoài 18 vị La hán ra còn có tượng Quan Âm là bức tượng có tay nhiều thứ hai ở Việt nam về số tay lớn gắn hai mình, con số lên tới 100 tay. Rât tiếc là bức tượng này không còn. Casablanca1911 10:41, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lo mà đở đạn

sửa

0. bắt nguồn từ Thứ đại lục Ấn Độ --

Thứ là cái gì tui đọc không hiểu thì bảo đảm chắc chỉ có ai ... yêu ông lắm mới hiểu nổi ! Tui chỉ nghe có từ "Bán đảo Ấn độ" chứ không nghe từ "Thứ tiểu lục" với "Chính đại lục"

1. Trong thời kì tối sơ, nghệ thuật Phật giáo thuộc loại phi thánh tượng (en. aniconic), như vậy là không biết đến hình tượng Phật dưới nhân dạng.

Ai không biết ? nhân dạng là gì ? Tại sao không phải là dạng người ?

2. Người ta không thể xác định rõ ràng nguồn gốc của nghệ thuật Phật giáo. Nguồn gốc hay là bắt nguồn ? vì câu nối với nó là Những tác phẩm nghệ thuật đầu tiên được xem là thuộc về Phật giáo xuất phát từ lĩnh vực kiến trúc. cho tôi cái clue rằng đây là bắt nguồn

--> thôi tạm hôm nay phần mở màn nhẹ nhẹ tí mai tiếp ... Tôi nhận ra phần mở đầu của anh có đến 25 chữ "những" tui đã tạm "cạo bớt chừng 1/2 trét lên bằng " dầu hắc".

Số 25 khá đẹp ở bài này, anh Baodo nhỉ, 25 số tương ứng với 25 loài ở ba cõi. :-D Casablanca1911 10:41, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Casa nếu muốn hiểu những thì là như vầy "không có những không có không những, đó chính là những

Mai tiếp nhé khác tui đi kiếm "xí quách" (cái từ này hình như đồng nghĩa với chữ "xá lợi") đây LĐ

Yêu Cầu

sửa

Ai biết xin sửa lại khung hình đi sao nhìn nó có khoảng trống lớn quá, không thẩm thẩm mỹ chút nào cả. xin cảm ơn Thienminh 05:53, ngày 14 tháng 6 năm 2007

Chú thích bài chọn lọc

sửa

Bài này còn nhiều yêu cầu chú thích nguồn gốc quá! 118.71.181.230 (thảo luận) 01:21, ngày 26 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Nghệ thuật Phật giáo”.