Thảo luận:Nhất vô sở hữu

Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi NguoiDungKhongDinhDanh trong đề tài Dịch thuật và lan man
Dự án Trung Hoa
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Trung Hoa, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Trung Quốc. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
ABài viết đạt chất lượng A.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Dịch thuật và lan man sửa

@NguoiDungKhongDinhDanh: Bạn nhớ ghi danh vào dự án rồi thêm bài vào cho đúng quy trình nhé. Cứ ghi danh đi, đóng góp nhiều hay ít cũng được. Đại hùng miêu (thảo luận) 22:06, ngày 29 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Sinh tử hữu mệnh: Chưa kịp xuất bản mà đã phải tạ từ. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 22:08, ngày 29 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NguoiDungKhongDinhDanh: Truyền thống cha ông, làm gì cũng phải chọn ngày đẹp bạn à. Đại hùng miêu (thảo luận) 22:09, ngày 29 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Sinh tử hữu mệnh: Còn hai tiếng nữa mới qua ngày, cố ngồi chờ rồi duyệt lần cuối nhé. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 22:10, ngày 29 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NguoiDungKhongDinhDanh: Giới trẻ Trung Quốc cảm thấy vỡ mộng và cho rằng chính quyền cũng đã ngăn cấm lý tưởng riêng của họ. Câu này không biết có chuẩn chưa đây này. Đại hùng miêu (thảo luận) 22:12, ngày 29 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nguyên văn là "Many Chinese teens and students were becoming disillusioned with their government, which they felt had abandoned its ideals."
Chưa chuẩn thật.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 22:14, ngày 29 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NguoiDungKhongDinhDanh: Ừm, thời Mao, dân nông thôn è cổ ra nuôi dân thành thị, dân thành thị thoải mái lắm. Nhưng tới khi Đặng lên thì cán cân lại ngược lại, dân thành thị mất bớt quyền lợi, diễn ra quá nhanh, là giọt nước tràn ly của sự kiện Thiên An Môn này. Đại hùng miêu (thảo luận) 22:21, ngày 29 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tức là hai thời kỳ xung đột với nhau chuyển tiếp nhau thông qua một vụ biểu tình?
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 22:24, ngày 29 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NguoiDungKhongDinhDanh: Giọt nước tràn ly thôi, nhiều thứ khác nữa. Thời Mao, nhằm dự trữ cứu đói, trả cho Liên Xô, kiếm tiền đầu tư công nghiệp hoá thời Đại nhảy vọt, thì Mao mới nghĩ ra chính sách thu mua ngũ cốc của dân với một mức giá cố định (thấp hơn giá thị trường), phần lớn nông sản bị nhà nước mua theo kiểu này. Nông thôn thời đó có nhiệm vụ là nơi cung cấp lương thực cho thành thị với giá rẻ. Nhưng tới thời Đặng thì giá Đảng quyết định tăng giá nông sản, đời sống nông dân đi lên. Sau này lại có thêm Song quỹ chế, tức là nhà máy khi sản xuất đủ sản lượng bán giá cố định, thì bán thoải mái phần dư theo giá thị trường. Hai loại giá này chênh nhau, nên đẽ ra quan chức ở các doanh nghiệp quốc danh bắt đầu đầu cơ gian lận, bán chợ đen, giá lương thực ở thành thị cứ thế tăng, dân thành thị bất mãn. Đại hùng miêu (thảo luận) 22:33, ngày 29 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Sinh tử hữu mệnh:   Xuất sắc À, dịch   Xong rồi nhé. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 23:06, ngày 29 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

@NguoiDungKhongDinhDanh: Đề cử đê. Wu Joyce (thảo luận) 13:20, ngày 22 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Wu Joyce: Đã bảo là dùng một tài khoản thôi, tôi không nhớ hết đâu. Bài cần sửa đoạn Lời bài hát và ý nghĩa, vì hiện giờ đoạn này vừa lan man vừa không nhất quán.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 13:22, ngày 22 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NguoiDungKhongDinhDanh: Nhớ làm gì rồi lại phải quên, ba bữa lại bị lốc đấy mà, hê hê. Hôm bữa tính gửi cái album này liên quan tới bài viết mà quên mất, ông chủ tài khoản có mấy cái album ảnh chắc không tới mức hiếm, nhưng lạ đấy, đủ chủ đề. Wu Joyce (thảo luận) 13:26, ngày 22 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Wu Joyce: Đủ chủ đề nhưng cái nào cái nấy đều có "Giữ toàn quyền", coi như khỏi dùng. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 13:29, ngày 22 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Anthem sửa

@NguoiDungKhongDinhDanh: Tôi nghĩ dịch "anthem" thành "quốc ca" (national anthem) thì chưa chuẩn. Anthem chưa hẳn là quốc ca, nó chỉ là một bài hát mang tính biểu tượng (chính trị, tôn giáo) hay một bài hát rất nổi tiếng. Ví dụ có thể nói bài "American Pie" hay "We Didn't Start the Fire" là những bài "anthem" của một số thế hệ Mỹ nhưng nó không ai xem là "quốc ca". NHD (thảo luận) 19:59, ngày 1 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@DHN: Lúc dịch tôi cũng có để ý, nhưng chưa biết thay bằng từ gì nên dùng tạm "quốc ca". Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 20:01, ngày 1 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NguoiDungKhongDinhDanh: Tôi chưa đọc kỹ bài này, nhưng dường như với ý người viết thì bạn có thể dùng từ ""thánh ca" của phong trào...". Nhớ là "thánh ca" bỏ trong ngoặc kép. Meo khung (thảo luận) 20:03, ngày 1 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@DHNMeo khung:
Bên zh.wiki dùng từ "頌歌" (tụng ca) để dịch "anthem".
Tôi thấy có vẻ khá hợp nên đã thêm vào bài, dù từ này có thể hơi khó hiểu với một số người.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 20:16, ngày 1 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NguoiDungKhongDinhDanh: Tôi tôn trọng cách bạn dùng từ, nhưng chợt nghĩ ra rằng bạn có thể dùng từ "bài hát đại diện". Thân mến! Meo khung (thảo luận) 20:17, ngày 1 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ từ đó không hợp với đoạn này:
Từ "tụng ca" có nhiều tính Hán hơn, nên có lẽ cũng phù hợp hơn với một bài về âm nhạc/ngôn ngữ Trung Quốc.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 20:24, ngày 1 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Nhất vô sở hữu”.