Thảo luận:Trung Quốc (khu vực)

Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi Trần Nguyễn Minh Huy trong đề tài Đề xuất đổi tên
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “TÌM HIỂU VĂN HOÁ TRUNG QUỐC”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. tháng 8 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)

Tranh cãi về ngôn ngữ Trung Quốc

Tôi thấy đoạn về "chữ Quảng Đông" không có chứng cứ hay tư liệu nào. Có một số người nhắc đến khái niệm này nhưng bằng chứng thực sự về sự tồn tại của nó thì hoàn toàn ko có. Theo tôi nên xóa đoạn này cho đến khi nào có tài liệu xác thực hơn. thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.48 (thảo luận • đóng góp).

Đoạn về ngôn ngữ Trung quốc, tiếng quan thoại, các phương ngữ, tôi thấy còn tranh cãi không nên đưa vào đây! thảo luận quên ký tên này là của 58.187.105.188 (thảo luận • đóng góp).

Trên thực tế có hai xu hướng phân loại và BKTT phải trình bày cả hai, không thiên vị bên nào. Ngoài ra xin cho biết vì sao bạn xóa những thông tin chính đáng trong phần Trung Quốc#Con người. Nguyễn Thanh Quang 12:08, ngày 2 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Khó hiểu

Các câu sau khó hiểu quá:

  1. "Trung Quốc; bính âm: Zhōngguó; Wade-Giles: Chung-kuo; phát âm (♫ ?)) là tổng hợp nhiều quốc gia và văn hóa đã từng tồn tại và nối tiếp nhau tại Đông Á lục địa, cách đây ít nhất 3.500 năm."
    Từ tổng hợp này muốn nói cái gì.
    Tổng hợp ở đây theo tôi thể hiện một góc nhìn tương đối toàn diện và khách quan nhất (trong nhiều góc nhìn về Trung Quốc) thể hiện Trung Quốc là một thực thể chính trị, văn hóa... phức tạp. Nguyễn Thanh Quang 12:04, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Từ "tổng hợp" có ý nói nhiều cái gộp lại và có sự thay đổi về chất một phần hay toàn bộ, có tạo ra cái mới khác các yếu tố hợp thành ban đầu. Tôi đề nghị dùng "Trung quốc được tạo thành từ nhiều quốc gia ..." có vẻ dễ hiểu hơn từ tổng hợp.
    Tôi sẽ sửa theo ý bạn. Nguyễn Thanh Quang 13:57, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Sau khi sửa tôi vẫn không thấy hài lòng. Trong Trung Quốc vẫn có sự tương tác giữa các thành phần khác nhau trên khác khía cạnh khác nhau, và dẫn đến những thay đổi bộ phận hay toàn thể, cũng như tạo ra những yếu tố mới, cái này trong lịch sử Trung Quốc có nhiều ví dụ. Do vậy, tôi thấy chữ tổng hợp vẫn tốt hơn. Mong bạn và các bạn khác cho ý kiến. Nguyễn Thanh Quang 14:03, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Từ tổng hợp cho thấy có cái mới tạo ra khác về chất so với các yếu tố ban đầu, tôi cũng đồng ý là Trung quốc thay đổi nhiều, rất nhiều, dân tộc Trung quốc (để chỉ sắc dân thường được gọi là Hán) ham học hỏi dễ thích nghi với tình hình mới nhưng họ có thay đổi về chất thì khó tin lắm. Về kỹ thuật, khoa học thì có thay đổi, chứ văn hóa, tư tưởng, phong tục, kiến trúc, mỹ thuật họ có vẻ bảo thủ cực kỳ. Học cho mình là nhất, chung quanh cái gì cũng "mọi", họ có lý thuyết hẳn họi về việc không để văn hóa "Di", "Địch" xâm phạm Hoa Hạ (tôi có nghe một câu trích dẫn của Khổng Tử và các nhà Tống Nho về vấn đề nay), nhỏ và bề ngoài như việc cài nút áo bằng tay nào, để tóc dài hay ngắn mà họ cũng làm cho to chuyện ra vẻ đau xót lắm, nhục nhã lắm, lấy đâu ra họ chịu thay đổi về chất, trong lịch sử họ bị di chủng xâm phạm có mấy lần còn thì họ thắng cả, khi bị chiếm thời nhà Nguyên, nhà Thanh họ thay đổi về tư tưởng, văn hóa, phong tục được bao nhiêu, ngày nay còn nhiều lắm là ít từ có gốc tiếng Mông Cổ và Mãn châu, còn bao nhiêu ngôi nhà, đình chùa có nét Mông cổ và Mãn ? Chắc không nhiều. Còn nếu họ thắng và chiếm đất thì họ ra sức khai hóa chứ sức mấy mà thèm học hỏi.Tùy bạn, nếu bạn cho là sắc dân Hán hiện nay có khác về chất so với sắc dân Hán trước đây do có sự pha trộn, học hỏi, tương tác với các sắc dân khác thì bạn dùng từ "tổng hợp", cho dù từ này có thể gây ra ngờ ngợ và thắc mắc cho bạn đọc như tôi ban đầu.222.253.80.107 04:05, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Về ngôn ngữ chẳng hạn, gọi là tiếng Hán nhưng thực ra có nhiều từ có nguồn gốc của các dân tộc phía nam Trung Quốc hay các dân tộc phía bắc, đông bắc, phía tây... Người Hán cổ xưa đã khác xa với người Hán bây giờ và trở thành người Trung Quốc pha trộn. Người Trung Quốc cũng theo Hồi giáo, làm lúa nước và lúa miến chẳng hạn. Theo tôi cái gì cũng có hai chiều, ngay cả người Hán gọi là đi đồng hoá người khác nhưng ở góc độ nào đó họ vẫn bị tác động ngược lại (giòng máu, ngôn ngữ, phong tục, tôn giáo...) Nguyễn Thanh Quang 10:39, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
  2. " Trung Quốc ngày nay được nhìn với nhiều quan điểm khác nhau như một hoặc nhiều nền văn minh khác nhau, trên một hay nhiều quốc gia khác nhau, sử dụng một hay nhiều ngôn ngữ khác nhau"
    Trung quốc là quốc gia hay là nền văn minh ? "Trên một hay nhiều quốc gia.." hay "như một hay nhiều quốc gia khác nhau" ?
    Câu này tôi không hiểu là nó khó hiểu chỗ nào, câu này chỉ phản ánh nhiều quan điểm khác nhau về Trung Quốc trên các khía cạnh chính trị, văn minh, ngôn ngữ và chủng tộc. Nguyễn Thanh Quang 12:04, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Tùy bạn chọn 1 trong 2 nếu nó đúng ý gốc 1. "Ngày nay có nhiều quan điểm khác nhau về Trung quốc như là về một hay nhiều nền văn minh khác nhau, như là về một hay hiều quốc gia hoặc bang hoặc tiểu quốc khác nhau mà người dân sử dụng một hay nhiều ngôn ngữ khác nhau. Hoặc 2. "Ngày nay có nhiều quan điểm khác nhau về sự đa dạng và thống nhất của Trung quốc trên các khía cạnh văn minh, chính trị, ngôn ngữ như có một hoặc nhiều nền văn minh khác nhau, là một hay nhiều "quốc gia" khác nhau, dùng một hoặc nhiều "ngôn ngữ " khác nhau."
    Tôi thấy cách diễn đạt như thế hơi phức tạp, câu tiếng Pháp Aujourd'hui, la Chine peut être considérée, selon les points de vue, comme une seule civilisation ou un ensemble de civilisations diverses... hoặc tiếng Anh China as it exists today has been variously described in different points of view as a single civilization or multiple civilizations, as a single state or multiple states, and as a single nation or multiple nations... Tôi sẽ sửa lại thành "Trung Quốc ngày nay, có thể được coi như có một hay nhiều nền văn minh khác nhau, nằm trên một hay nhiều tiểu bang, quốc gia khác nhau, sử dụng một hay nhiều ngôn ngữ khác nhau." Mong bạn tạo tài khoản và ký tên để tiện trao đổi. Nguyễn Thanh Quang 13:57, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
  3. "Là một trong những giai đoạn văn minh liên tục nhất của thế giới và hệ thống chữ viết được tiếp tục dùng cho đến ngày nay, lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia cắt và thống nhất liên tục ..."
    Lịch sử Trung quốc là một giai đoạn của thế giới ? Tôi không đoán ra ý câu này muốn nói gì? Hình như dùng văn phạm của tiếng Anh.
    Bài này chủ yếu dịch từ tiếng Anh cũng như tổng hợp thêm một số nơi. Nếu bạn cảm thấy nghe không thuần Việt thì cứ tự nhiên sửa đổi. Nguyễn Thanh Quang 12:04, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Tôi đã sửa thành "Với ...". Nguyễn Thanh Quang 15:09, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
  4. "Trong hàng thế kỷ, Đế quốc Trung Quốc cũng là một trong những nền văn minh với kỹ thuật và khoa học tiên tiến nhất .."
    Sửa lại là "một trong những cái nôi văn minh với ..." hay là "một trong những nước có nền văn minh..." thì đúng ý tác giả hơn và dễ hiểu hơn?
    Câu tiếng Anh gốc "For centuries, Imperial China was also one of the world's most technologically advanced civilizations...". Bạn có thể đọc bản tiếng Anh và chỉnh lại cho phù hợp. Nguyễn Thanh Quang 12:04, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Xin lỗi tôi không rành tiếng Anh, không biết ý người ta sao mà sửa.
    Bạn có thể đọc bài en:China hoặc bằng các tiếng khác mà bạn biết. Nguyễn Thanh Quang 15:09, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
  5. "Cuối thế kỷ 19 nhiều khu vực tại Trung Quốc bị bán thuộc địa hóa và nước này bị Nhật đô hộ vào Thế chiến I."
    Ngày nay hay dùng từ "nửa thuộc địa" và "bảo hộ" từ "đô hộ" chỉ dùng khi có guồng máy quan lại cai trị trực tiếp.
    Theo tôi bạn nên sửa câu sau cho đúng với thực tế đã xảy ra vì nó dễ hiểu hơn "Cuối thế kỷ 19 nhiều khu vực của Trung quốc đã bị cắt hoặc nhường cho nước ngoài làm tô giới, nhượng địa, thuộc địa và phần lớn nước này đã bị Nhật bảo hộ vào thế chiến I." Tôi không rõ tô giới là gì, khác nhượng địa chỗ nào, khác thuộc địa chỗ nào. Còn từ bảo hộ là do chí ít Trung quốc lúc nào cũng có chính phủ bù nhìn còn nếu Nhật chính thức sát nhập chủ quyền các vùng đất lấn chiếm và lãnh thổ đế quốc Nhật thì gọi "đô hộ " là đúng. Tùy bạn. Đâu phải ai cũng rành lịch sử phải không?
    Theo bạn Nhật không đô hộ Trung Quốc? Bạn cứ thử sửa theo ý bạn xem. Nguyễn Thanh Quang 12:04, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Tôi sẽ sửa theo ý bạn. "Tô giới" 租界 là phần đất cắt cho tư bản các nước đến buôn bán; "nhượng địa" 讓地 là phần đất Trung Quốc cắt cho đế quốc trong một khoảng thời hạn cam kết nào đó; "thuộc địa" 屬地 là phần đất phụ thuộc, chiếm giữ để khai thác, không có bất kỳ cam kết nào. Nguyễn Thanh Quang 15:09, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
  6. "nghĩa bóng bẩy là "quốc gia ở trung tâm thiên hạ", biểu thị ý Trung Quốc là nước lớn ở trung tâm bao quanh bởi các nước triều cống kém văn minh hơn."
    Có lẽ ngày nay ít người trẻ tuổi hiểu từ thiên hạ là "gầm trời", hể người Trung quốc xưa biết được đến đâư thì đó là thiên hạ và họ cho họ ở giữa còn các "nước triều cống" là nước gì? Tôi tin từ Trung quốc nghĩa là nước ở giữa gầm trời, chỉ thế thôi và dễ hiểu hơn cách giải thích trên.
    Bạn cứ sửa đi, nước triều cống là nước phải đi triều cống (tributary states), hoặc có thể gọi là chư hầu. Nguyễn Thanh Quang 12:04, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Tôi đề nghị sửa "nghĩa bóng là quốc gia ở giữa gầm trời, ý nói Trung quốc là trung tâm thế giới. /và các nước chung quanh kém văn minh phải chịu ràng buộc xưng thần".203.210.218.183 02:53, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Tôi sẽ sửa theo ý bạn. Nguyễn Thanh Quang 15:09, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
  7. "Tuy nhiên, quốc gia này không tồn tại lâu do nó quá độc đoán và tàn bạo vì đã tiến hành "đốt sách chôn nho" trên cả nước để ngăn chặn những ý đồ tranh giành quyền lực từ trứng nước cũng như để thống nhất chữ viết và thể chế chính trị."
    Câu này khẳng định có vẻ chủ quan, sau khi giành được ngôi cao cái mà người ta quan tâm nhất là giữ được ngôi báu muôn đời cho con, cho cháu mình chứ hơi đâu đã lo đến việc thống nhất chữ viết. Bộ Tần Doanh Chính nhìn xa biết được nhờ chữ viết mà người Trung quốc hiểu được nhau và triều đại nào cho dù có thay đổi vẫn giữ được thống nhất? Khó tin quá.
    Có thể chủ quan, cũng như suy đoán trên của bạn? Thế theo bạn ai thống nhất chữ viết? Để thống nhất thì người ta đưa ra các biện pháp nào? Nguyễn Thanh Quang 12:04, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Tôi muốn sửa lại như sau:"Tuy nhiên, quốc gia này không tồn tại lâu do nó quá độc đoán và tàn bạo vì đã tiến hành "đốt sách chôn nho" trên cả nước để ngăn chặn những ý đồ tranh giành quyền lực từ trứng nước ngoài ra cũng để thống nhất chữ viết và giết những người mang/hoặc có khả năng sáng tạo tư tưởng, học thuyết khác với tư tưởng của nhà đương quyền." Tức tôi ngầm phê phán cói thói vô văn hóa của ông vua Tần Thủy hoàng, không cho người ta có quyền tự do tư tưởng. Còn viết như bạn tức vô tình bao biện cho hành động giết người có mục đích tốt là vì văn hóa (thống nhất chữ viết) vì yêu dân (đảm bảo hòa bình lâu dài do ổn định chính trị). Tôi cho rằng đó chẳng qua là " hệ quả" thôi chứ không phải là "nhân". Nếu muốn thống nhất chữ viết chỉ cần ra lệnh chặt tay bất cứ ai còn dám viết các loại chữ khác chữ Tần là được can chi phải đốt sách và giết người. Bằng cớ khác là ông ta cho mình là vua đầu tiên (Thủy) và dăn con đặt tên là vua thứ 2 (nhị thế) rõ là muôn việc cũng vơ về cho con cháu của riêng mình cả. Nghe nói hồi đó ông ta bắt các "giáo viên mầm non" phải về Hàm Dương để học "giọng Tần" về dạy cho trẻ con, cho có 1 ngôn ngữ chính thức hiểu được trên toàn quốc ?
    222.253.80.107 04:05, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Tôi có nói thống nhất chữ viết là tốt, là văn hoá, yêu dân đâu, bạn đấy chứ. Nên suy luận khách quan! Tôi chỉ nói là ông ta đưa ra các biện pháp như vậy để bắt mọi người dùng một chữ viết thôi (chắc để dễ dàng quản lý về mặt hành chính). Còn "độc quyền tư tưởng" là điều ta suy diễn, có thể có thật nhưng không nên đưa vào, chỉ nên phản ánh các sự kiện thôi. Nguyễn Thanh Quang 10:39, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Đây là điều ghi trong các truyện Hán Sở tranh hùng hay Xuân thu chiến quốc. Họ nói các nhà nho cứ hết viết sách này đến sách nọ, nhà nhà viết sách, trăm hoa đua nở, đọc không kịp, trong đó lại có nhiều thuyêt chống chính quyền vì thế Tần Thủy hoàng ra lệnh chôn sống hết Tôi chỉ là người sáng tạo ra từ độc quyền tư tưởng vì ngày nay ai cũng hiểu từ độc quyền. Đây là ý của người xưa chứ không phải ý của tôi. Tôi cũng chỉ là người viết lại sự kiện mà không bình luận và phê phán. Tùy bạn thôi. Theo tôi khi đã có người chết thì câu văn cần phải thận trọng, mạng người là quý, không nên vô ý bao che hoặc bao biện cho hành động giết người.203.210.219.93 03:24, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Để khỏi đi quá xa rồi bị cho là chỉ dựa vào suy luận, nếu theo ý bạn thì mục đích việc giết người (chôn nho) và đốt sách là để thống nhất chữ viết (điều rất được nhiều người dân Trung quốc ca ngợi là công lao to lớn của Tần Thủy hòang)) tôi xin hỏi bạn việc đốt sách trong lịch sử có nhiều đến mức gây khó khăn cho người thời đó nếu muốn học tiếng và chữ viết của nước Ngụy,Tề...? Việc chôn nho có nhiều đến mức đủ gây khó khăn cho việc "tìm thầy dạy" chữ Triệu, chữ Tề, chữ Lỗ ? mà hình như chúng cũng chỉ khác sơ sơ thôi phải không,đã giỏi một loại là có thể dễ học loại kia. Ngoài ra Tần Thủy hoàng còn có biện pháp nào khác để khỏi giết người mà vẫn đạt hiệu quả như: chỉ cho thi cử bằng chữ kiểu Tần, văn bản hành chính kiểu chữ Tần, hợp đồng buôn bán bằng chữ kiểu Tần, in sách, kinh Phật chỉ bằng chữ kiểu Tần. Lúc đó mấy vị hủ nho cho dù còn sống muốn dạy chữ Triệu, chữ Tề ai mà còn học? Mà có sách kiểu chữ Ngụy được in đâu? Giết người thì hoặc vì thù hoặc vì sợ, đúng không, họ làm gì mà ông ta thù? Nếu không thù thì ông ta sợ cái gì mà giết ?
    Tuy vậy tôi vẫn có ý dung hòa như sau, Tần Thủy hoàng có một mục đích chính là vơ vét cho con cháu và một mục đích phụ là lo cho chữ viết nên mới chôn sống người ta.203.210.212.164 08:19, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Tôi nghĩ chỉ nên nêu sự kiện đồng thời nêu thêm 1 vài mục tiêu của việc đó mà phần lớn dư luận và sách vở công nhận. Còn những suy diễn cá nhân thì ta không nên cho vào, trừ phi bạn khẳng định đấy là sách nói (nếu được cho biết nguồn tham khảo, bản thân tôi không muốn dùng các cụm từ "độc quyền tư tưởng" và "có mục đích chính, mục đích phụ", vì nó chủ quan quá. Nguyễn Thanh Quang 15:48, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
  8. "Sau đó lại đến thời kỳ phân tranh khi các lãnh tụ địa phương nổi lên, tự xưng Thiên tử và tuyên bố Hoàng đế đã không còn là Thiên mệnh."
    Đã tự xưng là Thiên tử thì phải tin là Thiên mệnh nhưng có lẽ họ cho vua cũ hết được Trời yêu và "mệnh trời" đã đổi sang họ thì hợp lý hơn.
    Ban đầu tôi viết là "Hoàng đế không còn Thiên mệnh", một bạn khác đã sửa thành "không còn LÀ". Bạn vào lịch sử bài viết mà xem. Nguyễn Thanh Quang 12:04, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
  9. Lạc Dương, Trường An, Nam Kinh, và Bắc Kinh từng là thủ đô của Trung Quốc trong lịch sử Tiếng Trung Quốc khi đó là ngôn ngữ chính thức, còn vào thời người Mông Cổ và Mãn Châu vào Trung Quốc thì tiếng Mông Cổ và tiếng Mãn Châu cũng được coi là ngôn ngữ chính thức."
    Tiếng trung quốc là tiếng gì ? Lạc dương, Tây an hay Bắc kinh?
    Tiếng Trung Quốc là tiếng Trung Quốc. Những thành phố nêu trên đã từng là thủ đô. Không hiểu khó hiểu hay có vấn đề ở đâu? Nguyễn Thanh Quang 12:04, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Tôi cũng đã xem bài "tiếng Trung quốc" rồi, Nếu đóng ở Tây An thì người ta nói tiếng nước Tần, hoặc phương ngữ "Thiểm Tây", Lạc Dương thì nói tiếng nước Trịnh hoặc phương ngữ Hà Nam... tôi nói đại vì không rành lắm, còn thời nhà Nguyên thì dùng phương ngữ Mông cổ, nhà Thanh thì dùng phương ngữ Mãn là chính thức. Nó thể hiện đúng như ý đầu bài về các quan niệm khác nhau về Trung quốc là có nhiều nền văn minh trên một hay nhiều quốc gia dùng nhiều thứ tiếng. Còn dùng từ tiếng Mông cổ, tiếng Mãn tức cho rằng hiện có 2 nước Mông Cổ và Mãn châu và 2 sắc dân Mông Cổ và Mãn không phải là dân Trung quốc (Trung quốc nhân). Còn nói tiếng Trung quốc chung thì kèm theo"tùy theo giọng của kinh đô mà nó triều đại đó đóng".
    Ngôn ngữ chính thức theo tôi là văn viết chứ không phải văn nói, dùng trong văn bản hành chính của triều đình. Người Mông Cổ và người Mãn Châu chắc có chữ viết riêng. Còn về giọng thì khó áp đặt được trên một quy mô lớn như Trung Quốc. Nguyễn Thanh Quang 10:26, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Hiện nay theo cách hiểu phổ thông "ngôn ngữ" là tiếng nói và văn phạm của tiếng nói đó.Theo tôi biết người Mông Cổ không có chữ viết riêng, bằng cớ là các sứ giả của các Hãn đi trên thảo nguyên truyền lệnh bằng cách đọc cái bài thơ văn gì đó đã học thuộc sẵn. Đây chính là một nguyên nhân để họ bị Hán hóa. Người Mãn tôi không rõ, nhưng chiếm nhà Minh xong thì quý tộc của họ phải học " tiếng Hán" và chữ Hán, chữ Hán là văn tự chính thức chứ nếu không quan lại làm sao mà hiểu? 222.253.80.107 04:05, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Đây là
     
    Một bảng ở Tử Cấm Thành có chữ Hán và chữ Mãn
    chữ viết của người Mãn Châu. Triều đình nhà Thanh dùng tiếng Mãn và tiếng Hán trong các tài liệu của triều đình. Nhà Nguyên thì dùng quan lại không phải người Hán, nên chắc không cần nói chuyện với nhau bằng tiếng Tàu. Ngoài ra tiếng Mông Cổ cũng có chữ viết
     
    Chữ Mông Cổ từ thế kỷ 12 đến 1943
    nữa. Nguyễn Thanh Quang 10:39, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
  10. "Người Trung Quốc thường coi hoàng đế Trung Quốc là bá chủ thiên hạ và các dân tộc "man, di, mọi, rợ" xung quanh là chư hầu. Do vậy, một số quốc vương các nước xung quanh cùng với thái thú các địa phương thường phái đại sứ triều cống Hoàng đế Trung Quốc và nhận lại quà do Hoàng đế ban tặng. Kể từ cuối thế kỷ 19, những quan hệ kiểu này đã không còn tồn tại nữa"
    Chưa hiểu cái thâm thúy của vua chúa Trung Hoa xưa đối với Phiên bang (phên giậu), nếu đánh chiếm mà không cai trị được lâu thì các vua chúa Trung quốc cứ tạm ràng buộc và chờ thời cơ can thiệp. Có thể chỉ trừ ra Nhật Bản là dám tự xưng Hoàng đế ngang hàng Trung quốc. Xem vua Hán gởi thư cho Triệu Đà và quan hệ Hoa - Di, việc cấm vận kinh tế không cho mua sắt, trâu bò cái, thì ta có thể tin rằng sức mạnh kinh tế, khoa học, dược học của Trung quốc đủ để ép các nước nhỏ phải triều cống chịu sự ràng buộc cho dù đánh thắng quân xâm lược Trung hoa (vua Lê Lợi cũng phải cầu hòa dù thắng trận)
    Theo bạn thì sửa lại thế nào? Nguyễn Thanh Quang 12:04, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
  11. "và biên giới giữa hai vùng này có thể là biên giới hiện tại giữa Nội Mông Cổ và các tỉnh đông bắc Trung Quốc, hoặc biên giới lịch sử của chính phủ bù nhìn của Mãn Châu quốc vào Thế Chiến II; biên giới của Tân Cương vẫn là tỉnh Tân Cương ngày nay; còn Tây Tạng lịch sử thì coi như bao phủ gần như toàn bộ cao nguyên Thanh Tạng"
    Câu này thiên vị Trung quốc quá xá, người Mãn châu sát nhập vào Trung quốc bản bộ nhưng khi không còn quyền lực nữa họ có quyền ly khai, hoặc giành độc lập bằng cách nhờ lực lượng nước ngoài sao ngay ở vị trí này lại gọi là chính quyền bù nhìn, nếu không bị Trung quốc sát nhập có thể ngày nay họ đã giành được độc lập và trên thế giới này có thêm 1 quốc gia nữa Mãn châu cộng hòa ? Tôi đề nghị nói sơ một ít về quá trình ly khai giành độc lập của người Mãn cho công bằng.
    Chữ bù nhìn (pupet) ở đây hoàn toàn không nên hiểu theo ý tiêu cực, đơn giản chỉ để chỉ có Nhật Bản đằng sau. Bài Trung Quốc đã quá đủ dài, nếu bạn muốn thì thêm một câu vừa đủ, còn giải thích chi tiết xin trình bày trong bài Mãn Châu quốc. Nguyễn Thanh Quang 12:04, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Bạn vừa xóa đi cụm từ "chính phủ bù nhìn", theo tôi không cần xóa mà chỉ cần cho vào ngoặc kép ("") để thể hiện thực tế đây là tên gọi của phía chống đối, cũng như phản ánh thực tế là chính phủ có Nhật dứng đằng sau. Nguyễn Thanh Quang 10:31, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Bù lại tôi nghĩ ta sẽ nói rõ hơn ở bài Mãn châu quốc, vì đoạn này đang nói về lãnh thổ cả Tây Tạng, Mãn châu,Mông Cổ nên tôi xóa từ chính phủ bù nhìn cho khỏi hiểu lầm.Tôi là người Việt hoàn toàn không có ý thiên vị ai cả. Nếu chính phủ Mãn châu là bù nhìn tại sao không giúp lập ra một CHDCND Mãn châu như CHDCND Triều Tiên? Bù nhìn đâu phải là một cái tội để không cho người ta độc lập ? Bạn hãy đọc truyện Lộc đỉnh ký của nhà văn Kim Dung người Đài Loan gốc tỉnh Triết giang mà xem, Ông sư trên núi Ngũ Đài và vua Thuận Trị nhà Thanh đều dặn vua Khang Hy là ngày sau người Hán không còn thích người Mãn thì người Mãn nên vui vẻ rút về biện giói cũ, thành lập 1 nước độc lập và xem như người Hán "cho không" kho báu mà người Mãn đã cướp đoạt được trong thới kỳ xâm lược ban đầu (có trong bản đồ của pho Tứ thập nhị chương kinh). Người ta (Kim Dung) có tư tưởng đại Hán tộc còn nói vậy thì chúng ta là người Việt can cớ chi mà xen vào chuyện của họ? (cho dù là người Việt gốc Hoa thì cũng phải khách quan 1 chút). À mà chuyện này là chuyện chính trị đó nha, tất nhiện là chính trị của Trung quốc thôi.Tôi thấy chúng ta xóa từ bù nhìn là vừa phải, thể hiện sự khách quan của mình.222.253.80.107 04:05, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Chữ "chính quyền bù nhìn" không có tội, nó chỉ mang ý nghĩa một chính quyền có một thực thể chính trị (ngoại bang) đứng sau hỗ trợ, kiểm soát. Còn có lập quốc được không lại là chuyện khác. Tôi nghĩ cho cụm từ này vào ngoặc kép là ổn. Nguyễn Thanh Quang 10:39, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Để vừa lòng bạn và cả tôi, chúng ta nên bổ sung vào cụm từ [[chính phủ bù nhìn Mãn châu quốc vào đoạn đầu, khi nói về quá trình xâm lược Trung quốc của quân phát xít Nhật)203.210.219.93 03:24, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Tôi sẽ xoá hẳn vì có thêm người phản đối, có lẽ sẽ viết chi tiết trong bài Mãn Châu quốc. Nguyễn Thanh Quang 15:48, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
  12. "trong đó có Dương Tử (miền trung), Hoàng Hà (trung-đông), và Hắc Long Giang (đông bắc), cũng như chảy từ phía tây về phía nam như Châu Giang, Mê Kông, và Brahmaputra), và tất cả các sông này đều đổ ra Thái Bình Dương".
    Sông Lan Thương (Mekong, Cửu Long) thì đúng hơn. Còn Dương tử (miền trung), Hoàng hà (trung - đông)khó hiểu. Ở đoạn trên chia Trung quốc ra 2 miền Nam Bắc, ở dưới chia ra 3 miền, rối chia ra cả Đông nữa ? khó hiểu lắm.
    Chia hai miền là theo truyền thống lịch sử văn hóa Trung Quốc. Ở dưới có nói chia ba miền đâu? Chỉ gọi theo phương hướng và khu vực địa lý Trung Quốc quy ước ngày nay. Trung Quốc gọi sông Mê Kông là 湄公河 Mi Công hà, 澜沧江 Lan Thương giang chỉ là tên gọi đoạn ở thượng du. Nguyễn Thanh Quang 12:04, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
  13. "Trong lịch sử Trung Quốc, nhiều dân tộc bị các dân tộc xung quanh đồng hóa hoặc biến mất không để lại dấu tích. Một số dân tộc tách biệt đã bị Hán hóa và được coi là người Hán,"
    Tách biệt thì làm sao bị đồng hóa ? cô lập thì đúng hơn.Có cuốn sách nói dân tộc Bách Việt bị đẩy lùi về Nam có nơi bị chia cắt, lên non cao và bị cô lập như vùng Quý châu, Sơn Đông, Phúc Kiến. Không biết có đúng không?
    Tách biệt ý nói khác hẳn người Hán về chủng tộc, văn hóa, ngôn ngữ nhưng đã bị Hán hóa. Nguyễn Thanh Quang 12:04, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Bạn đã sửa thành từ riêng biệt, tôi vẫn muốn thêm vào cụm từ "bị sắc dân Hán vây quanh", "lọt thỏm" hoặc "nằm lọt trong vùng dân tộc Hán sinh sống" cho dễ hiểu vì từ "riêng biệt" có nghĩa là rời ra, cứ như là ở đảo, trong khi thực tế người Chàm và người Khơme cho thấy họ lùi dần, nếu họ lên vùng núi và cao nguyên (như các dân tộc Bách Việt ở Trung quốc) thì sẽ bị mất đường về với cộng đồng, còn nếu chỉ đi theo vùng đồng bằng thì sẽ bị co hẹp vùng sinh tồn, mà đi vào vùng đồng sâu thì bị đồng hóa. Đây chỉ là phỏng đoán của tôi.222.253.80.107 04:05, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
  14. "Thêm vào đó trong lịch sử cũng có nhiều sắc dân ngoại bang đã làm thay đổi văn hóa và ngôn ngữ của người Hán như trường hợp người Mãn Châu bắt đàn ông người Hán phải để tóc đuôi sam"
    Từ ngoại bang mâu thuẫn đoạn sau (người Mãn cũng là người Trung quốc) và không rõ.
    Mâu thuẫn chỗ nào tôi không hiểu, người Trung Quốc là thuật ngữ tổng quát và trung tính nhất. Nguyễn Thanh Quang 12:04, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Ngoại bang hay ngoại quốc, nếu người Nhật sau khi bảo hộ đã bắt người Hán cạo trọc đầu thì dùng "sắc dân ngoại bang /ngoại quốc đã làm thay đổi văn hóa và ngôn ngữ ...". Ngày nay Mãn châu đã bị sát nhập vào lãnh thổ Trung quốc mà dùng từ "ngoại bang" e hơi bị nhạy cảm. Tôi đề nghị dùng từ sắc dân thiểu số đúng hơn.
    Ngoại bang ý nói là vào thời điểm đó họ là dân ngoại bang, nếu cần thiết thì thêm vào chữ "vào thời đó". Nguyễn Thanh Quang 10:26, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    từ bang' không ổn, thời điểm đó họ là quốc ngang với nhà Minh. Viết cách nào cũng dễ hiểu là thiên vị cả. Từ Ngoại lai cũng không ổn, thôi thì tôi đề nghị sửa thành "sắc dân vốn là ngoại quốc đã làm thay đổi văn hóa và ngôn ngữ người Hán như ..." Mặc dù theo quan điểm của tôi đây là chuyện bên ngoài và nhỏ xíu khó gọi là văn hóa được.222.253.80.107 04:05, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
  15. "Sanh là một thành phần cơ bản cho các loại nhạc cụ có giăm kèm tự do (free-reed instrument) phương Tây"
    Câu này sẽ phải sửa lại là "là một thành phần cơ bản trong..."
  16. "Những người vượt qua được kỳ thi cao nhất trở thành các quan lại-học giả ưu tú gọi các các tiến sĩ (进士). Đây là một học vị có vị trí kinh tế-chính trị rất được coi trọng tại Trung Quốc và các nước xung quanh, thậm chí đến tận ngày nay"
    Ngay nay mà còn vị trí kinh tế chính trị? sao sống lâu đến thế ? Nước nào còn coi trọng ? Co 1lẽ ý nói người ta coi trọng một số vị mà họ yêu thích qua văn thơ, tư tưởng còn lưu truyền.
    Ở đây nói học vị chứ không phải con người mang học vị tiến sĩ. Chắc bạn không ở Việt Nam và cũng chưa du lịch Trung Quốc, Hàn Quốc tôi đoán thế? Bạn có biết người ta chuộng và coi trọng học vị này đến mức nào không. Chỉ cần nhìn cái bằng tiến sĩ hoặc trên name card có chữ tiến sĩ là oai lắm, từ đó có thể làm được nhiều việc. Mong là đã trả lời được những điều bạn coi là khó hiểu. Có gì khác xin cứ trao đổi tiếp hoặc tùy ý sửa đổi cho phù hợp. Nguyễn Thanh Quang 12:04, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Tôi sẽ xóa cụm từ "thậm chí cho đến ngày nay", xin lỗi tôi cứ tưởng câu đó có ý nói các vị tiến sĩ đó ngày nay vẫn còn được coi trọng và có vị trí kinh tế chính trị!Thì ra là nói về học vị chứ không phải là nói về con người. Ngày nay tất nhiên chỗ nào cũng coi trọng học vị đó, tôi cũng "mê" nó lắm. Song bạn đã nhầm lẫn giữa học vị tiến sĩ ngày xưa và học vị tiến sĩ hôm nay. Các bậc đại khoa thời bị Pháp đô hộ đã than phiền, buồn bã cho cái học từ chương, nhai lại cái "bả" của cổ nhân và cho rằng chính cái học đó dẫn đến mất nước. Họ ao ước con em được học cái mà họ ca ngợi là khoa học để được hùng cường.Tiến sĩ ngày nay là người tìm ra cái mới, sáng tạo ra cái mới được 1 hội đồng khoa học công nhận khác tiến sĩ ngày xưa vì vậy tôi sẽ xóa cụm từ "thậm chí cho đến ngày nay"222.253.75.32 07:55, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Bạn chưa hiểu ý tôi khi tôi sử dụng cụm từ "thậm chí cho đến ngày nay" vì tôi chỉ muốn phản ánh một thực tế là: tại TQ và các nước xung quanh, người ta chỉ cần "học vị tiến sĩ" để đi làm việc khác, để cho oai, chứ không phải để bắt đầu một sự nghiệp nghiên cứu hay giảng dạy hay hướng dẫn nghiên cứu sinh... Tất nhiên về bản chất, tiến sĩ kiểu phương Tây ngày nay khác tiến sĩ kiểu phương Đông thuở xưa. Nguyễn Thanh Quang 10:26, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Tôi hiểu nhưng chuyện này bạn có thể viết vô mục khác cũng được. Ngày nay có người quyền cao chức trọng, bận bịu trăm bề, vẫn cố gắng trang bị cho mình cái học vị tiến sỹ.222.253.80.107 04:05, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Qua cụm từ đó, tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến việc học vị đó đã ăn sâu vào trí óc người dân các nước ảnh hưởng thi cử phong kiến Nho giáo đến ngày nay. Nó có dài là bao mà phải viết vào mục khác? Nguyễn Thanh Quang 10:39, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Đồng ý, chà ghét các vị tiến sỹ giấy, tượng và phỗng như Tú Xương ư?
    Tôi sẽ thêm liên từ "và" cho liền mạch với câu trước. Nguyễn Thanh Quang 15:48, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
  17. "Một thí dụ là khoa châm cứu, mặc dù nó đã là đề tài tranh luận trong vài năm."
    Ý nói nó đã được quan tâm và tranh luận trong vài năm "gần đây" hay là đã từng tranh luận trong "một vài năm" rồi thôi? 203.210.212.164 08:19, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
    Tôi sẽ sửa thành "Một thí dụ là khoa châm cứu, mặc dù được coi như một phương pháp y học tại Trung Quốc và các nước xung quanh, nhưng lại từng là đề tài gây tranh luận tại phương Tây". Bạn thấy thế nào? Nguyễn Thanh Quang 15:48, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
  18. Trong phần Tôn giáo, bạn đã sửa "các nhánh đạo này" -> "đạo này": thực sự Kitô giáo có nhiều nhánh vào Trung Quốc nên theo tôi không nên xoá đi. Nguyễn Thanh Quang 15:48, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Sửa đổi của Việt Long

Việt Long vừa có ba sửa đổi gần đây nhất tôi thấy có vấn đề:

  1. huyện Cảnh Đức -> Cảnh Đức Trấn: trấn 鎮 ở đây là một loại đơn vị hành chính tôi dịch là huyện (có lẽ gọi là trấn Cảnh Đức thì chính xác hơn), Trấn không phải danh từ riêng.
  2. Đại Hội Đường Nhân dân Trung Quốc -> Đại Lễ Đường Nhân dân Trung Quốc. Tiếng Trung là 人民大会堂 (pt. 人民大會堂). Đây là nơi họp quốc hội chứ không phải là nơi tiếp khách quốc tế (Đại Lễ Đường).
  3. Lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa -> Lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đây là bài chi tiết về lịch sử của CHNDTH chứ không phải là bài về CHNDTH.

Nguyễn Thanh Quang 14:23, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Hai sửa đổi sau:

  • sửa đổi 2 do tôi tưởng là Đại Lễ Đường.
  • sửa đổi 3: Tôi nghĩ là chỉ cần bài CHNDTH, trong đó có mục Lịch sử là đủ, vì thời gian chưa dài (1949 đến nay), trong khi bản tiếng Việt chưa đồ sộ như tiếng Anh, còn thiếu nhiều bài cơ bản khác, thì 1 vấn đề không nên quá chi tiết, dài dòng. Trên tinh thần ấy, có lẽ Trung Hoa Dân Quốc cũng chỉ cần 1 bài chính, trong đó có mục Lịch sử. Đã thế lại còn bài Chính trị của CHNDTH, v.v. nữa!
Tôi nghĩ cứ để link ở đấy, sau này tất sẽ có người viết. Bởi đây là BKTT mở nên lối làm việc không theo truyền thống: xong các bài cơ bản rồi đến các bài chi tiết, hoặc theo vần chữ cái; BKTT ở đây phụ thuộc vào cộng đồng nên ai có khả năng gì thì đóng góp cái đó. Về nguyên tắc, BKTT Wiki không có giới hạn về bề sâu. Nguyễn Thanh Quang 11:33, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
  • Cảnh Đức Trấn thì chắc chắn đã trở thành tên riêng và là thành phố chứ không phải là huyện. Cuốn bản đồ TQ tôi có trong tay ghi rõ: Cảnh Đức Trấn thị=thành phố Cảnh Đức Trấn. Cũng không phải ngẫu nhiên mà tiếng Anh phiên cả chữ trấn và ghi là City: Jingdezhen--Nguyễn Việt Long 11:18, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Nói theo tiếng Anh thì họ ghi rất nhiều danh từ chung vào tên riêng: "he"=hà; "jiang"=giang; "fu"=phủ: "shan"=sơn... Wiki Trung văn ghi là 景德镇是江西省 (Cảnh Đức trấn thị Giang Tây tỉnh...), lưu ý thị đây không phải thị-chợ "市". Vậy nên viết là trấn/ huyện Cảnh Đức hoặc Cảnh Đức trấn. Xem thêm Thảo luận:Hoàng Hà. Nguyễn Thanh Quang 11:33, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Trấn cũng không phải là huyện. Xem bài Phân cấp hành chính TQ ở bản tiếng Anh. TQ có 4 cấp: tỉnh (& thành phố T.Ư.), địa khu, huyện, hương. Trấn thuộc cấp hương và được dịch là town, còn huyện là county. Thị có nhiều cấp: cấp T.Ư. (trực hạt thị), địa cấp thị, huyện cấp thị. Đề nghị xem kỹ Administrative division của tỉnh Giang Tây.--Nguyễn Việt Long 11:47, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Nếu vậy thì lại đi vào điểm tranh luận khác về cách dịch các đơn vị hành chính sang tiếng Việt, tức là Nguyễn Việt Long đã đồng ý "trấn" trong trường hợp này không phải danh từ riêng. Phần các đơn vị hành chính của bài này tôi cũng chưa xem lại, chắc cũng cần mọi người xem lại và chỉnh sửa. Nguyễn Thanh Quang 11:52, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Xin mời Nguyễn Thanh Quang đọc đoạn trích từ Jingdezhen, Wikipedia bản lưu trong máy của tôi: Jingdezhen (Simplified Chinese: 景德镇; Traditional Chinese: 景德鎮; pinyin: Jǐngdézhèn), or the Town of Jingde, is a prefecture-level city, previously a town, in Jiangxi Province, China.

In the 19th century, Jingde Town became a county (Jingde County). Under the People's Republic of China, it became a provincial city (county-level), whose name incoperates the entire word of "Jingde Town": Jingdezhen City (景德镇市). Usually when a town is upgraded to a city, it losses "Town" and have in its place "City" (it would be "Jingde City" in this case). The retaining of "Town" is mainly for ease of recognizing its famous history.

--Nguyễn Việt Long 13:18, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Qua các ví dụ Hohhot, Jingdezhen, tôi thấy Nguyễn Thanh Quang có xu hướng coi tất cả các từ có nghĩa nằm trong tên riêng địa lý là danh từ chung phải bỏ ra khỏi tên riêng địa lý. đâu có đơn giản như vậy. Tên riêng địa lý trong tiếng Anh, tiếng Nga... họ rất cân nhắc, tìm hiểu thấu đáo, không tùy tiện như tiếng Việt. Tên gọi sông, núi TQ đúng là hay thêm "he"=hà; "jiang"=giang; "shan"=sơn chứ tên địa điểm dân cư thì không như thế.
Đúng là Hà, Giang, Sơn có lúc thêm vào, có lúc không. Đây có lẽ là chỗ người ta còn phân vân giữa tên riêng và tên chung. Nhưng có khi còn có lý do khác, ví dụ sông trong tiếng TQ có nhiều cách gọi: thủy, giang, hà, thậm chí là khê (sông nhỏ, suối); như vậy để tên sẽ cho ta biết người TQ gọi nó là gì. Đó cũng là 1 cách phân biệt các tên trùng nhau, lấy ví dụ (tôi nghĩ ra) Hồng hà, Hồng Thủy, Hồng Giang.
Lý do 2: các tên có 1 âm tiết, người ta thường thêm vào cho đủ 2 âm tiết nghe mới thuận tai (tiếng Việt cũng vậy): Hoàng Hà, Trường Giang. Riêng tên địa điểm dân cư cũng có ngoại lệ này: Mai Huyện, Bặc Huyện và tiếng Anh, tiếng Nga... thường đặt tên riêng 2 âm tiết: Meixian,...--Nguyễn Việt Long 13:37, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi không hoàn toàn theo xu hướng mà bạn nói, chẳng hạn trong thảo luận về Hoàng Hà tôi có nói có những chữ như "núi Thái Sơn", "sông Hoàng Hà" là tồn tại trên thực tế và chưa hẳn là sai (nếu chỉ đem khía cạnh ngữ pháp để nói thì chưa đủ, hơn nữa ngữ pháp do chính con người định nghĩa và có nhiều "quy tắc" mang tên "ngoại lệ"). Nếu đúng theo bài tiếng Anh thì có thể dùng "Cảnh Đức Trấn" vì lí do lịch sử, nhưng bài riêng về nó sẽ là Cảnh Đức, "Cảnh Đức Trấn" chỉ là mục từ phụ. Còn về "Hô Hoà" trong bài này tôi vẫn cho là không nên đưa thêm chữ "hạo đặc" vào. Nếu thêm vào thì sẽ phải thêm vào "tỉnh", "thành"... cho các địa danh còn lại để đảm bảo tính nhất quán. Nguyễn Thanh Quang 19:07, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Ngay người TQ đã biến Hô Hòa Hạo Đặc thành danh từ riêng khi phiên âm nó rồi. Tất cả các bản tiếng Anh, Pháp, Nga,... đều như vậy, chẳng lẽ riêng bản tiếng Việt làm khác? Lý lẽ tôi đã nêu ở phần Thảo luận:Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, không nhắc lại nữa.--Nguyễn Việt Long 08:24, ngày 24 tháng 12 năm 2005 (UTC) PS. Cảnh Đức Trấn cũng như vậy trong tất cả các bản Wikipedia. Chỉ thêm ở 2 từ này, không phải thêm vào "tỉnh", "thành"... cho các địa danh còn lại như Nguyễn Thanh Quang nói.--Nguyễn Việt Long 08:27, ngày 24 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Bản tiếng Trung đúng là dùng 呼和浩特, bản tiếng Anh, Đức, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Phần Lan đều tên chính là "Hohhot", mời anh xem lại. Còn "Cảnh Đức Trấn" bản tiếng Trung là 景德镇, bản tiếng Anh và Đức đều là Jingdezhen. Vì lý do lịch sử thì "Cảnh Đức Trấn" có thể làm tên chính, nhưng trong bài sẽ phải giải thích rõ là tên ban đầu là "Cảnh Đức", tên chung "trấn" thêm vào sau này đã trở thành tên riêng. Nguyễn Thanh Quang 12:16, ngày 24 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

"Hohhot" thì đúng là Hô Hòa Hạo Đặc rồi còn gì nữa! Anh không nhớ tôi đã phiên rõ như sau: Ho = Hô; h = Hòa; ho = Hạo; t = Đặc. Nếu phiên Hô Hòa thì chỉ là 1 nửa từ (Hoh-) mà thôi.--Nguyễn Việt Long 14:46, ngày 24 tháng 12 năm 2005 (UTC) mời Nguyễn Thanh Quang xem lại Thảo luận:Cộng hòa Nhân dân Trung HoaTrả lời

Thêm vài ví dụ khác ở Nội Mông: Erenhot=Nhị Liên Hạo Đặc, Ulan Hot=Ô Lan Hạo Đặc, Xilin Hot=Tích Lâm Hạo Đặc.--Nguyễn Việt Long 04:18, ngày 25 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đúng là tôi không xem kỹ, "Hohhot" là "blue city". Tuy nhiên tôi cảm thấy phiên âm qua tiếng Hán có vẻ không sát với âm gốc Mông Cô bằng phiên âm qua ngôn ngữ phương Tây. Nguyễn Thanh Quang 23:53, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi đã tìm hiểu thì thấy trong sách báo tiếng Việt không bao giờ dùng tên gọi "Đại Hội Đường Nhân dân Trung Quốc" mà chỉ dùng "Đại Lễ Đường Nhân dân Trung Quốc" và 2 cái đó chỉ là 1. TQ dùng "Đại Hội Đường Nhân dân", còn VN dùng "Đại Lễ Đường Nhân dân".--Nguyễn Việt Long 14:26, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nếu đúng vậy thì giữ tên tiếng Việt là tên chính của bài đó, còn "Đại Lễ Đường" là tên phụ. Nguyễn Thanh Quang 15:49, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xin hỏi

Tại sao có đọan ở trên thì "Trung quốc có hơn 100 dân tôc" mà ở dưới thì "Chính quyền CHNHTH chỉ công nhận chính thức có 56 dân tộc". Có một số dân tộc đã bị tiêu vong ? Hay chính quyền không muốn công nhận? 222.253.72.161 08:13, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Có thể Trung quốc không hoàn toàn là CHNHTH. CHNHTH < trung quốc.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 12:29, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Bản tiếng Anh ghi là:Over a hundred ethnic groups have existed in China...many ethnic groups have been assimilated into neighbouring ethnicities or disappeared without a trace. Several previously distinct ethnic groups have been Sinicized into the Han... có nghĩa là Trên 100 nhóm sắc tộc đã từng tồn tại ở Trung Quốc... nhiều sắc tộc đã bị đồng hóa thành các sắc tộc khác hay biến mất mà không còn dấu vết. Một số nhóm sắc tộc khác biệt trước đây đã bị Hán hóa thành người Hán.... Tóm lại ngày nay chính quyền CHNDTH công nhận 56 dân tộc, nhưng trước đây trong lịch sử thì có nhiều hơn. Vương Ngân Hà 12:46, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Ngoài các lý do có thể có trên đây, còn lý do quan trọng: tiêu chí xác định "dân tộc", thậm chí kể cả khi có tiêu chí rồi, việc xác định cũng chưa chắc giống nhau. Theo tôi biết, ở Đài Loan có khá nhiều bộ tộc bản địa (aborigines) nhưng CHNDTH gộp tất cả vào làm 1, gọi họ là tộc Cao Sơn. Hoặc người Tạng cũng có thể chia thành nhiều tộc nhỏ. Dân tộc Hồi được xếp là 1 dân tộc riêng chỉ vì họ có tôn giáo là đạo Hồi... Vấn đề này cũng rắc rối như vấn đề xác định tiếng Hán là 1 ngôn ngữ gồm nhiều phương ngữ (điều mà TQ làm, có tính đến lý do chính trị) hay đó là nhiều ngôn ngữ. Cách thứ 1 chưa ổn vì người nói tiếng Quảng Đông hay tiếng Thượng Hải không hiểu người nói tiếng Bắc Kinh (tiếng phổ thông).--Nguyễn Việt Long 13:53, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Người Tày,người Nùng ở VN là 2 dân tộc riêng nhưng được TQ xếp thành 1 dân tộc: Choang. Dân tộc Hồi cũng là người Hán hoặc một vài tộc thiểu số có chung tôn giáo là đạo Hồi, họ nói tiếng Hán, v.v.--Nguyễn Việt Long 14:11, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Những khái niệm

Câu dựng nên chính phủ bù nhìn Mãn châu quốc. Khái niệm bù nhìn theo tôi nên không dùng.Trần Đình Hiệp 03:57, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nhiều người phản đối quá, thôi thì bỏ trong bài này vậy, rất tiếc lúc đầu tôi đã không cho vào ngoặc kép. Tuy nhiên cần nhắc lại rõ ràng, chi tiết trong bài Mãn Châu quốc. Nguyễn Thanh Quang 15:07, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nên bỏ một câu

Trong phần nói về cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, nên bỏ câu "cuộc nội chiến do một người Cơ đốc cực đoan quá khích gây ra". Câu này có thể dẫn tới hiểu lầm nguồn gốc cuộc khởi nghĩa là tôn giáo, trong khi đó nguyên nhân sâu xa là do ách thống trị của triều đình Mãn Thanh và sự phẫn nộ của dân chúng trước hiểm họa xâm lăng của nước ngoài. Tôn giáo chỉ là công cụ chứ không phải mục đích của cuộc nổi dậy này. thảo luận quên ký tên này là của Anjin (thảo luận • đóng góp).

Phần nói về nhà Tần, nên dùng từ "triều đại" chứ không nên dùng từ "quốc gia".

Chu Nguyên Chương làm gì được nhà Nguyên?

Chu Nguyên Chương đánh đuổi nhà Nguyên lên phía Bắc, sau này các bộ tộc người Mông đánh nhau tự tan rã, chứ ông không lật đổ được nhà Nguyên như trong bài ghi. Do đó tôi sửa lại.--Trungda 03:54, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tạm khóa

Tôi tạm khóa bài do bị phá hoại nhiều lần, theo quy định tại Wikipedia:Qui định ba lần hồi sửa. Nếu "gió yên biển lặng" sẽ mở khóa bài sau. Khương Việt Hà (thảo luận) 08:17, ngày 19 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

68.252.43.220 đang spam 1 dọc các phiên bản Wikipedia, việc này nên báo cho meta. Magnifier () 08:29, ngày 19 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chọc lọc hay thiếu chú thích

Một bài viết không có (thíêu) nguồn chú thích thì sao lại để sao chọn lọc. bàn luận không ký tên vừa rồi là của Napolion (thảo luận • đóng góp)

Nên tước sao đối với những bài không có dẫn chứng như thế này. Ngoài ra nên tước sao chọn lọc Tam Quốc, Tam Quốc Diễn nghĩa, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.123.23.177.160 (thảo luận) 16:00, ngày 28 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Mọi thành viên muốn đề nghị việc tước sao đều có thể vào Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc#Đề nghị tước chọn lọc. RBD (thảo luận) 16:07, ngày 28 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bài này rất dài mà chỉ có hai chú thích. Nên treo một tiêu bản để nhắc các thành viên quan tâm bổ xung thêm. Không rõ tiêu bản nào hợp lý trong trường hợp này?--Paris (thảo luận) 16:03, ngày 28 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
{{chú thích trong bài}} (vì có 2 sách ở cuối cùng mà tác giả đã bảo dùng nó để viết). Đã treo Mag 16:05, ngày 28 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Genghiskhan cậy lớn ăn hiếp Mag bé, dùng lời lẽ thiếu văn hoá: láo lếu, quậy... là hổng có được. Không ngờ một người to như anh ta lại có thể ăn hiếp trẻ nít như vậy 203.160.1.59 (thảo luận) 16:21, ngày 28 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trùi, oan cho tui quá, tui đâu dám quậy sysop, chỉ làm theo luật thui.Genghiskhan (thảo luận)

Tung Của

Tui thấy bi giờ có nhiều người gọi tên Trung Quốc là Tung Của (tra trên google) nhiều lắm, hay ta tạo trang đổi hướng đến đây. Stomm (thảo luận) 16:11, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đề xuất đổi tên

Tôi đề xuất đổi tên bài viết này thành Trung Quốc (khu vực), còn "Trung Quốc" sẽ được đổi hướng đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hiện nay trong tiếng Việt thường gọi CHND Trung Hoa là Trung Quốc, một cách rất phổ biến, hơn nữa khi thêm liên kết wiki ở các bài viết khác, nhiều người thường liên kết đến Trung Quốc cho ngắn gọn thay vì đáng lẽ đối tượng cần liên kết Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tại Wikipedia tiếng Anh, nội dung bài này được sát nhập với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do lãnh thổ của nước này nằm trong Trung Quốc (khu vực), nhưng đó là một vấn đề sẽ bàn luận sau.

Trường hợp tương tự bài viết này là Đài Loan, hiện đã được đổi hướng đến Trung Hoa Dân Quốc thay vì Đài Loan (đảo), cũng với lý do không khác gì so với yêu cầu trên. --minhhuy (talk) 15:58, ngày 5 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

 Y Đã đổi tên do không có ý kiến phản đối. --minhhuy (talk) 20:05, ngày 9 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Trung Quốc (khu vực)”.