tôi cũng đồng ý như vậy, tốt nhất là chuyển hết qua tên miền không gian wikipedia, thật ra làm như thế cũng đồng nghĩa giảm bớt không gian của wiki, làm cho bạn đọc dễ dàng theo dõi không bị phân mảnh trong mạch làm việc Vukidrock 00:30, ngày 05 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

"Quy định" và "bán quy định" sửa

Khi thảo luận về một tác giả Trần Thu Trang, Tmct đã hỏi "Wikipedia:Biểu quyết xóa bài là "qui định" hay "bán qui định"?". Khi đã có biểu quyết thì phải theo kết quả của biểu quyết đó (nếu biểu quyết mà lúc có theo và lúc không theo thì tại sao lại phải biểu quyểt!). Do đó kết quả của một cuộc biểu quyết cho mục đề X quy định cho mục đề X đó. Mekong Bluesman 08:18, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Đồng ý, vậy bây giờ nếu tôi đem bài này ra Wikipedia:Biểu quyết xóa bài để biểu quyết, chắc kết quả sẽ là "giữ". Vậy ta làm thế nào? Có luật nào nói rằng nếu theo 2 luật ra hai kết quả trái nhau thì luật nào được ưu tiên hơn không? Tmct 08:26, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi không hiểu lắm đoạn giải thích trên của Mekong Bluesman nhưng có lẽ cách diễn đạt khác là: ai tham gia cuộc biểu quyết này mà nhìn thấy dòng "Kết quả là hợp lệ khi có ít nhất 5 phiếu tham gia. Bài sẽ được giữ lại nếu có 2/3 số phiếu thuận." mà không phản đối và cứ bỏ phiếu tức là đã công nhận điều lệ của cuộc bỏ phiếu đặc biệt này rồi. Do đó không có lý do gì để "cãi" kết quả nữa. Nói vậy chắc đúng ý Mekong chứ? Tôi không tham gia cuộc bỏ phiếu và thấy có mùi với điều lệ đặc biệt của cuộc bỏ phiếu này nên mới tham gia "cãi".- Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:28, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Trần Thế Trung viết "ai tham gia cuộc biểu quyết này... mà không phản đối và cứ bỏ phiếu tức là đã công nhận điều lệ của cuộc bỏ phiếu đặc biệt này rồi. Do đó không có lý do gì để "cãi" kết quả nữa". Cám ơn Trần Thế Trung đã làm rõ hơn những gì tôi muốn viết ra.

Tmct viết "...nếu tôi đem bài này ra Wikipedia:Biểu quyết xóa bài để biểu quyết, chắc kết quả sẽ là "giữ"." Như tôi đã giải thích bên trên, cuộc biểu quyết đó có tên là "Biểu quyết giữ bài" và, do đó, luật về "giữ" sẽ áp dụng.

Cho đến thời điểm này tôi đã nghĩ là mọi người đã đồng ý là mục đề về tác giả Trần Thu Trang không đạt được tiêu chuẩn (do đó xóa là việc dĩ nhiên) và tại biểu quyết đó chúng ta chỉ bỏ phiếu để giữ nó.

Mekong Bluesman 08:37, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Ấy chết, tôi chưa có một lời nào phản đối kết quả của that particular vote. Tôi chỉ đang hỏi về luật. Trong tương lai sẽ còn nhiều bài lâm vào tình trạng này. Nếu không bàn ngay bây giờ thì để đến bao giờ? Tmct 08:44, 5 tháng 9 2006 (UTC).
Tôi không nói là Tmct đã phản đối. Tất cả những gì tôi viết bên trên chỉ là để giải thích cho trường hợp đó và... mong rằng không phải giải thích nhiều lần nữa cho các trường hợp trong tương lai (I must be a dreamer!). Mekong Bluesman 08:58, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Không có "mùi" gì đâu Trung ạ, đưa ra biểu quyết giữ bài là tôi, người bỏ phiếu giữ, chứ không phải người bỏ phiếu xóa. Tôi tán thành ý "tuân thủ kết quả bỏ phiếu". Bài đó sẽ bị xóa. Sau này, nếu ai có ý kiến khác có thể nêu ra ở Wikipedia:Biểu quyết phục hồi bài. Avia (thảo luận) 08:42, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Luật phục hồi như thế nào nhỉ? quá bán? 2/3? Nếu là quá bán thì lại thành ra vô hiệu hóa luật tiêu chuẩn đưa vào à? Xong lại dùng "tiêu chuẩn đưa vào" tiếp... thành 1 vòng luẩn quẩn. Ta nên bàn chuyện sửa luật nào? Bán qui định Tiêu chuẩn đưa vào? hay (bán) qui định về xóa và giữ? Vẫn chưa có ai trả lời câu hỏi của tôi "Wikipedia:Biểu quyết xóa bài là bán hay không bán"? Tmct 08:46, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi hy vọng Phan Ba lấy lại được cảm hứng mà cầm trịch một cuộc sửa đổi luật nho nhỏ để hóa giải các rắc rối kiểu này lần nữa. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:49, 5 tháng 9 2006 (UTC)
LĐ chả thấy lẩn quẩn gì chỗ này! Luật phục hồi vốn chưa tồn tại chưa được kí kết trên lãnh thổ wiki tại sao lại "bàn ra" chỗ này ? (cái này là 1 dạng của ngụy biện: Dùng "bánh vẽ" để chặn đường tương lai của đối phương). Theo LĐ, cứ áp dụng những gì sẵn có trước còn cái vụ "phục hồi" đó tính sau vì chắc gì "bạn có đủ can đảm đòi phục hồi cái đã bị vote là xoá? Và để gì luật phục hồi cho phép bạn lập tức đòi phục hồi trong hai ngày ? HÌ hì "đây chưởng nhằm gà nhà". LĐ

Con số 2/3 sửa

Con số 2/3 là một hình thức rất "con người" của quy định về việc mang một mục đề vào Wikipedia (và hình thức "con người" của một đạo luật là một điều tốt vì chúng ta hiểu rằng không có đạo luật nào hoàn toàn bao gồm tất cả các trường hợp). Con số 2/3 được dùng khi mọi người đồng ý/đồng thuận là mục đề X (nếu theo đúng quy định) không đạt được chuẩn mang vào nhưng vì một lý do nào đó cần phải được xem xét đặc biệt.

Cho đến giờ phút này, mục đề của bài về tác giả Trần Thu Trang không đạt được tiêu chuẩn mang vào (OK, chúng ta có thể tiếp tục tranh cãi/thảo luận về khía cạnh search techniques nếu chúng ta muốn) và chúng ta đã biểu quyết để tìm số 2/3 thành viên để giữ nó lại. Kết quả của cuộc biểu quyết đó, đến thời điểm này, là không có 2/3. Do đó, tôi muốn giữ hay tôi không muốn giữ, tôi vẫn phải xóa nó theo kết quả của cuộc biểu quyết.

Mekong Bluesman 08:52, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Xóa: 1/2, Phục hồi: 2/3 sửa

Tmct hỏi một câu hỏi rất cần thiết sau đây "Luật phục hồi như thế nào nhỉ? quá bán? 2/3? Nếu là quá bán thì lại thành ra vô hiệu hóa luật tiêu chuẩn đưa vào à? Xong lại dùng "tiêu chuẩn đưa vào" tiếp... thành 1 vòng luẩn quẩn."

Tôi đã giải thích nhiều lần về letters of the lawspirit of the law ("câu văn của luật" và "mục đích của luật") và tôi muốn được giải thích thêm một lần nữa.

Trong bài nói về tiêu chuẩn mang vào hiện nay thì chúng ta có thể nhận thấy mục đích là dung hòa giữa cách áp dụng một luật một cách tuyệt đối và sự quan trọng của các trường hợp đặc biệt. Khi bỏ phiếu mà có đa số (> 1/2) thì chúng ta phải áp dụng luật theo cái đa số đó. Phục hồi là "trường hợp đặc biệt" cho các bài đã được xóa vì quy luật hay vì đa số (nó có nghĩa là "tôi biết là đa số hay quy định không cho phép mang bài này vào nhưng tôi muốn nó được xem xét đặc biệt"), do đó cần phải có 2/3, hay nhiều hơn, để chứng minh đó là một đa số áp đảo.

Mekong Bluesman 09:17, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Như vậy có thể hiểu có 2 loại biểu quyết:

Và bài về tác giả Trần Thu Trang đó, sau khi cãi nhau xong về cách tính số hit Google thì có thể được đưa vào 1 trong 2 biểu quyết trên. Nếu cãi nhau không xong thì mở biểu quyết: cho vào Wikipedia:Biểu quyết xóa bài hay cho vào Wikipedia:Biểu quyết giữ bài và trong biểu quyết này chỉ cần quá bán là đủ quyết định.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:25, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Thứ nhất, về cá nhân bài Trần Thu Trang thì tôi thống nhất tôn trọng kết quả bỏ phiếu và đề nghị đưa thông tin về tác giả TTT này về các bài viết về tác phẩm của chị để không mất thông tin. Phiếu đề nghị thay đổi luật của anh Trung đưa vào lúc 08:59, 5 tháng 9 2006 (UTC) nghĩa là chậm 5h vì cuộc bỏ phiếu đã kết thúc vào 03:53 (UTC) theo thời gian lá phiếu đầu tiên của anh Avia. Do vậy phản đối luật không tác dụng trong bài TTT nữa.
Trong trường hợp anh Trung và mọi người thấy bán quy định này không phù hợp hoặc mẫu thuẫn với các quy định đã có từ trước thì xin đưa ra đề xuất cụ thể tại Wikipedia:Biểu quyết và chúng ta sẽ cùng nhau bỏ phiếu lựa chọn phương án nào khả thi và hợp lý nhất.
Tôi xin lưu ý rằng chúng ta có 3 quy định liên quan đến vấn đề này là 1) Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào, 2) Wikipedia:Biểu quyết xoá bài, 3) Wikipedia:Biểu quyết phục hồi bài. Biểu quyết xoá bài được áp dụng với những bài vi phạm quy định Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia, hoặc những bài chất lượng thấp cần xoá để người đọc không tiếp nhận những thông tin nửa vời, sai lệch. Tiêu chuẩn đưa vào là áp dụng cho bài không vi phạm quy định không phải là, chất lượng bài viết đủ/gần đủ, tuy nhiên các tính chất của chủ thể bài viết không đủ quan trọng/nổi tiếng để đưa vào Wikipedia. Bán quy định này chủ yếu áp dụng cho các chủ thể là các cá nhân, các công ty, và các sản phẩm hàng hoá. Biểu quyết phục hồi là dành cho những bài đã bị xoá do 1 trong 2 lý do trên do đó quy định phục hồi cần tương ứng với nguyên nhân bị xoá. Tôi đề nghị nếu xoá do chất lượng kém sẽ được phục hồi bất cứ khi nào có người viết mới. Xoá do không đủ tiêu chuẩn đầu vào thì phục hồi sau khi có 1 sự kiện quan trọng đối với cá nhân / công ty hoặc sản phẩm đủ để đưa ra biểu quyết. Đối với những bài không phải là Wikipedia thì vĩnh viễn không phục hồi. Khi phân biệt như vậy thì rõ ràng tỷ lệ của tiêu chuẩn đưa vào không cần thiết phải giống với biểu quyết xoá bài.
141.53.37.185 09:46, 5 tháng 9 2006 (UTC) Vietbio 09:48, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Bạn IP/Vietbio đừng có lôi anh Trung ra đây mà lại mắc phải lỗi của tôi như lôi Phan Ba ra đổ lỗi nhé. Phiếu của tôi là phiếu đặc biệt nhé, tôi không đồng ý với điều lệ của cuộc biểu quyết thì có có đóng hay mở thì tôi vẫn không đồng ý, và ngoài ra sau 5 tiếng là đủ sớm; sau 1 ngày mới là muộn. Điều lệ chỉ tính ngày thôi, không tính tiếng, hay giây hay miligiây.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:52, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Như tôi viết phía trên là lá phiếu của anh là muộn so với cuộc biểu quyết TTT nhưng đủ sớm để đề xuất một bán quy định mới. Thân, Vietbio 09:56, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Phiếu trắng sửa

Đầu tiên khẳng định lại là thắc mắc này của tôi không nhằm mục đích "cãi" kết quả.

Thế nào là phiếu trắng? Hiện nay phiếu trắng chỉ tính những người có ghi là "trắng" rõ ràng như bác LĐ đã bầu trong cuộc bỏ phiếu vừa rồi.

Nhưng về bản chất, phiếu trắng đại diện cho cái gì? "thế nào cũng được" hoặc "không có ý kiến" hoặc "không muốn đưa ra ý kiến". Vậy là về bản chất, ý kiến của bác LĐ thuộc cùng một loại với ý kiến của Á Lý Sa, Docteur Rieux, Mekong Bluesman... những người chắc chắn biết đến sự tồn tại của cuộc biểu quyết nhưng lại không tham gia.

Vậy thì tại sao lại phân biệt giữa phiếu của bác LĐ với sự 'không tham gia' của các thành viên kia?

Xin lưu ý rằng, trong các cuộc bỏ phiếu đòi 2/3 thuận như vừa rồi, cái phiếu trắng đó lại đóng vai trò hoàn toàn giống với một phiếu chống. Thử tưởng tượng nếu kết quả có những 9 phiếu thuận nhưng chỉ có 1 phiếu chống6 phiếu trắng.

Tôi đề nghị sửa luật để bỏ khái niệm phiếu trắng. Tmct 09:30, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Phiếu trắng với điều lệ hiện nay tạo ra cơ hội để bỏ phiếu chống mà vẫn giữ được "sự trung lập" hi hi. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:47, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Và cũng xin tưởng tượng rằng, khi một bộ luật ra đời, chỉ cần 1/2 số phiếu không đồng ý là có thể phủ nhận bộ luật đó (nghĩa là có "ngoại lệ" của luật). Như vậy, chỉ cần 1 phiếu "chạy lạc" sang bên nào đó là một vấn đề có thể bị "xóa sổ" hoặc có thể được "giữ lại". Sau đó, có người lại tổ chức cuộc bỏ phiếu khác, và lúc này, 1 bên kia lại hơn 1 số phiếu là tình thế lại "lật ngược" hoàn toàn. Tôi đề nghị những thảo luận về cải tiến luật, quy định của Wikipedia nên sang đúng vị trí của nó, vì tương lai thảo luận sẽ rất dài (vì lại còn bỏ phiếu nữa). Casablanca1911 09:40, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Bạn Uyên nhầm đó: cái bạn nói là bỏ phiếu 3 lựa chọn: lấy A nếu trên 1/2 phiếu thuận/tổng, lấy B nếu trên 1/2 phiếu chống/tổng, không kết luận được khi cả 2 không đạt. Lúc đó phiếu trắng mới có ý nghĩa. Ở đây chỉ có 2 lựa chọn thôi, không có trường hợp không kết luận được, lấy A nếu trên 2/3 phiếu thuận/tổng, lấy B trong tất cả các trường hợp còn lại.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:03, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi chỉ thảo luận "sơ qua" về con số 1/2, còn phiếu trắng thì đợi dịp khác (tôi còn khá nhiều energy). Casablanca1911 10:08, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Vậy bạn thảo luận nhầm chỗ rồi, ở đây chỉ thảo luận về phiếu trắng; bạn nên tiêu cái e nẹc gì của bạn ở chỗ khác thì hơn.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:15, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Phiếu trắng thể hiện sự quan tâm của cộng đồng đối với cuộc biểu quyết đó. Điều này là quan trọng khi Wikipedia không được đông đúc vui vẻ như bây giờ (ví dụ mọi ng đi nghỉ hết) thì 1 cuộc biểu quyết đưa ra vào thời điểm hoang vắng đó sẽ ko có số phiểu tối thiểu (kể cả phiếu trắng). Vietbio 09:52, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Cuộc bỏ phiếu để thể hiện sự đông đúc vui vẻ ?- Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:57, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Đề nghị dung hòa của tôi là phiếu trắng được tính trong tổng số phiếu tối thiểu cần có để xét kết quả, nhưng không tính trong điều kiện 1/2 hay 2/3.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:58, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Anh nghĩ sao nếu có 2 tuần lễ nào đó 1 người đề nghị xoá bài Việt Nam mà chỉ có tôi với anh để ý đến cuộc biểu quyết đó, còn mọi ng hoặc không online trên Wikipedia, hoặc không theo dõi thấy cuộc bỏ phiếu vì có quá nhiều sửa đổi và biểu quyết khác? Vietbio 10:02, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Tuân thủ kết quả cuộc bỏ phiếu và điều lệ của cuộc bỏ phiếu đó, nếu điều lệ đó được ghi thành quy định Wikipedia.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:04, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Sau đó dùng luật phục hồi để phục hồi.Tmct 10:07, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Lấy ví dụ quy định:
  • cần tối thiểu 5 phiếu gồm cả phiếu trắng để bắt đầu xét kết quả.
  • xóa nếu có trên 1/2 phiếu thuận trên tổng phiếu thuận + phiếu chống
  • giữ trong tất cả các trường hợp còn lại.
Hừm như vậy phiếu trắng có tác dụng như phiếu giữ hay chống? Không nó chỉ có tác dụng để đưa cuộc biểu quyết vào vòng xét xử. Trên thực tế với luật trên, phiếu trắng có tác dụng hơi nghiêng về thuận vì nếu cuộc biểu quyết không được xử, tình trạng cũ được giữ (đồng nghĩa với không xóa).- Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:10, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Hơi nghiêng về xóa chứ (nếu đây là biểu quyết xóa), vì phiếu trắng đẩy cuộc biểu quyết đến gần 'ngày phán quyết' hơn. Tmct 10:23, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Hi, hi! Anh Trung mới về đã làm cho cuộc tranh luận này sôi nổi hẳn lên! sau một thời gian yên tĩnh!-- NTT
Thuận là xóa mà bác Tmct.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:24, 5 tháng 9 2006 (UTC)
À ừ, đọc nhanh quá:D Tmct 10:25, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Khái niệm "Phiếu trắng" được chấp nhận từ khi có cuộc bỏ phiếu cho Wikipedia:Những người muốn quyền quản lý/Điều lệ, mà cuộc bỏ phiếu này có khá đông thành viên Wiki tham gia. Tôi đề nghị lần nữa, thảo luận về "phiếu trắng" nên chuyển sang Wikipedia:Biểu quyết để được nhiều người tham gia ý kiến hơn. Casablanca1911 10:27, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Trong bất kì cuộc bầu cử tự do dân chủ nào, cử tri đều có quyền vì 1 lý do riêng tư không bác mà cùng không thuận (tỉ lệ này thường rất thấp) -- nhưng đôi khi cũng khá cao nếu như cử tri muốn phản đối tình trạng không vừa ý của họ đ/v "ứng cử viên" của mọi phiá. Ở đây, phiếu trắng phản ánh 1 điều duy nhất là người đi bầu có quan tâm đến cuộc bầu cử nhưng vì lí do nào đó (chưa thấu suốt hay không vừa ý hay còn chưa đủ hiểu biết không muốn bỏ phiếu sai....) thì mới bỏ phiếu trắng. Tức là khi đếm người ta vẩn đếm túc số nhưng phiếu trắng lại không được tính vào việc tín nhiệm hay bất tín nhiệm. Như vậy, khi tính 2/3 số phiếu thì phải trừ bớt các phiếu trắng. Các phiếu trắng thường chỉ thể hiện "tình trạng" (status of statistic) chớ ít khi thành phiếu có giá trị trừ trường hợp số phiếu trắng lên đến hơn 30%-50% tổng số phiếu bầu. Có nhiều nơi quy định trong trường hợp số phiếu trắng chiếm đa số thì sẽ phải cứu xét lại giá trị kì bầu cử. (15.235.153.107 14:49, 5 tháng 9 2006 (UTC))
Đồng ý với bạn IP. Trong điều lệ của cuộc bỏ phiếu đặc biệt này không ghi rõ ràng gì về chuyện phiếu trắng; và lúc tổng kết không rõ vô tình hay cố ý mà Phan Ba lại cộng cả phiếu trắng vào cách tính 2/3 (không rõ theo điều lệ nào ở đâu, dường như điều luật này dành cho cách tính 1/2 thì đúng hơn) nên mới phải bàn luận ở đây.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:59, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Mà cái biểu quyết này bạn Tmct "treo đầu dê" là biểu quyết xóa bài ở trang Thay đổi gần đây; nhưng đến lúc tổng kết kết quả thì mới vỡ lẽ là biểu quyết giữ/phục hồi bài có điều lệ khác hẳn với biểu quyết xóa bài thông dụng.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:09, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Ngoài chuyện tính toán con số ra tôi không biết đã tính cách nào, nhưng theo tôi Phan Ba có những lí lẽ rất xác đáng: khi 1 quy định đã được thông qua từ trước thành văn bản có ghi rõ bằng chữ và được chấp thuận thì phải áp dụng nó vô điều kiện để tránh lối ứng xử bất công giữa các bài viết. Nếu luật lệ đã thông qua có chỗ hở hay không còn phù hợp thì phải làm thành 1 cuộc tu chính riêng. Việc "hồi tố" (tức là điều chỉnh lại tình trạng bị sai theo luật cũ sẽ tùy theo cuộc bầu cử tu chính đó. Không thể bừa bãi muốn giữ thì giữ muốn xóa thì xóa viện lí là luật này nọ không đúng không phù hợp. iểm này thoe tôi Anh Phan Ba hoàn toàn đúng. Việc dưa ra các luật ngay cả ở nước ngòi cng vậy, các vi phạm luật pháp đều phải xử lí. Một khi có sự sai sót thì bên lập pháp có nhiệm vụ "tu chính" chứ không phải bên hành pháp muốn bóp meóp luật lệ thì cứ bóp. Ở đây Wiki không có hành pháp tư pháp nhưng có những nguyên tắc để giữ công bằng cho mọi bài viết. Các nguyên tắc có sai sót khi ứng dụng thì nên được đề nghị điều chỉnh hay thậm chí hủy bỏ nhưng không thể vì đó mà lại tạo ra sự bất công đối với các bài viết cũ khi bị "xử xoá". (15.235.153.107 15:16, 5 tháng 9 2006 (UTC))
Đấy chỉ là lý thuyết, chuyện bất công vẫn có xảy ra khi áp dụng máy móc và chuyện công bằng vẫn xảy ra khi áp dụng bừa bãi. Vấn đề không phải là từng câu chữ của luật mà thế nào là công bằng và bất công. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:19, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Cái biểu quyết này làm rất không rõ ràng đối với tôi; còn đối với những ai đã bỏ phiếu mà thấy rõ ràng và chấp nhận thì tôi đâu có ý kiến gì. Tôi cảm thấy dường như sau khi có kết quả thì mọi người mới hiểu là mình đang dùng cái luật gì và đã được áp dụng thành thông lệ trước đó hay không.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:21, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Ví dụ như Tmct ghi quảng cáo là biểu quyết xóa bài, trong khi cái biểu quyết này được gọi là "biểu quyết giữ bài", và có luật khác với cái gọi là "biểu quyết xóa bài". Thanh Quang từ lúc bắt đầu biểu quyết cho đến lúc kết thúc vẫn không hiểu luật này lấy từ đâu, áp dụng như nào...- Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:25, 5 tháng 9 2006 (UTC)
lúc mới vào tôi có biết luật ở chỗ nào đâu ? những luôn luôn có thông điệp: Wikipedia:.... xong vụ này có cần sửa đổi thì sửa đổi luôn chứ đừng khi cần góp ý kiến thì lại không có.--Bùi Dương 15:39, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Về tính toán cụ thể, gạt bỏ phiếu trắng: 9/15 tức là 0.6000 trong khi 2/3=0.6666. Như vậy Phan Ba không bị sai trong kết luận! (Tôi biết, có thể Phan Ba không ưa tôi nhưng không vì thế mà tôi cho rằnh anh ấy sai trong trường hợp này.) Còn việc thay đổi thì mọi điều lệ đều có lúc phải đổi cho phù hợp. Ngay cả các tiêu chuẩn ban đầu là nhằm giảm tranh cãi và khỏi mất công trong các bài "yếu" nhưng nay lại trở thành nguyên cớ ca tranh cãi:-) ?!!!! Trong tưong lai ngay cả cái "tiêu chuẩn đổi mới chưa ra đời" thì các bạn sẽ phải dụng độ 1 lần nữa để hạ thấp tiêu chuẩn vì khi đó các bài viết "cần thiết" đã hầu như có mặt đủ thì lúc đó cho dù là TTT hay PTTH Trần văn Hai vẩn có cơ hội được đăng tải. Chúc mọi người an bình -LĐ15.235.153.107 15:51, 5 tháng 9 2006 (UTC)
9/15 không phải là cách tính của Phan Ba, Phan Ba tính 9/16. Thế tôi hỏi trước anh IP, 10/15 có đủ giữ không? Nguyên văn từng câu từng chữ "từ 2/3 trở lên" muốn dùng như nào tùy anh IP; một nguyên văn khác chép lại và có thể bị hiểu khác là "Bài sẽ được giữ lại nếu có 2/3 số phiếu thuận", muốn diễn giải như nào tùy anh IP.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:53, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Theo thiển hiểu thì 10/15 = 2/3 tức là OK hcấp nhận cho bài đăng nhưng tai sao lại phải xé ra từng chữ? Vai trò của 1 "vụ án" chỉ có giá trị điển hình để thay đổi và luật lệ thì cứ thi hành luật cũ đồng thời bên lập pháp cứ đưa ra tu chính mới cho xong! Lúc ra tiêu chuẩn không ai ngờ có khi tỉ lệ khít khao đến vậy! LĐ
Hỏi trước cho chắc, đến lúc cãi nhau thì muộn.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:12, 5 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi đồng ý với đề xuất coi phiếu trắng là phiếu không hợp lệ đối với những cuộc biểu quyết sắp phát sinh trên Wikipedia. Tôi mong là các anh nào có nhiều ý tưởng và có lập luận khoa học thì xin mời đề xuất giải pháp hệ thống cho các bán quy định về biểu quyết trên Wikipedia trên bài Wikipedia:Biểu quyết. Thân, Vietbio 16:19, 5 tháng 9 2006 (UTC)
"anh nào có nhiều ý tưởng và có lập luận khoa học" chắc là anh Vietbio rồi, vậy anh tiên phong đi. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:22, 5 tháng 9 2006 (UTC)
  • Xin nói trước là trong cuộc bỏ phiếu cho Wikipedia:Những người muốn quyền quản lý/Điều lệ, tôi có tham gia thảo luận, nhưng không đồng ý về nội dung nên đã không bỏ phiếu. Mặc dù tôi có những ý kiến riêng ở đó, nhưng vẫn tôn trọng quyết định cuối cùng của cộng đồng và vẫn theo dõi cuộc bỏ phiếu từ lúc bắt đầu đến lúc tổng kết thành quy định. Tôi không hiểu sao mọi người đã mất công bỏ phiếu tại đó, đến lúc cuối tổng kết thì không theo dõi, kiểm tra lại và đến bây giờ thì vỡ lẽ ra nhiều vấn đề trong kết quả đó. "Phiếu trắng" được nêu lên trong kết quả cuối cùng đó mà đâu có ai phản đối, đến bây giờ thì lại lôi ra...
  • Riêng ý kiến của tôi về "phiếu trắng": Tôi có một thắc mắc như thế này. Trong phần biểu quyết giữ bài của TTT, nếu chỉ có bên muốn giữ bài bỏ phiếu, còn lại không có phiếu xóa và phiếu trắng, như vậy cuộc bỏ phiếu đó có hợp lệ và có được công nhận không ? Tôi từ trước đến này vẫn nghĩ rằng, những người bỏ phiếu xóa hoặc bỏ phiếu trắng là những người góp phần tạo cơ hội cho việc giữ bài, cho kết quả biểu quyết được công nhận hợp lệ. Giả sử trong cuộc bỏ phiếu giữ bài đó, không có ai chịu chấp nhận giữ bài và bỏ phiếu, chỉ có 5 người bỏ phiếu giữ thì kết quả như thế nào ? Những người còn lại không bỏ phiếu xóa không có nghĩa là họ muốn giữ bài mà cũng có thể do họ không chấp nhận quy định bỏ phiếu này hoặc không hiểu rõ, không quan tâm đến chủ đề.Casablanca1911 03:52, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Đề nghị của Tmct sửa

OK, đã có mấy người đồng ý với đề xuất bỏ phiếu trắng và chưa thấy ai phản bác. Vậy theo quy trình thì khi nào chúng ta sẽ sửa các quy định bỏ phiếu liên quan đến phiếu trắng như thế nào?

a. Lại thảo luận tại từng biểu quyết xem có bỏ hay không và nếu có thì sửa như thế nào, cho đến khi đồng thuận thì mới sửa.
b. Ai đó vào sửa thẳng các qui định đó luôn, nếu không ai phản đối thì thôi.

Về chuyện cải tổ hệ thống luật biểu quyết. Theo tôi ta cứ làm từng bước. Chẳng hạn:

0. loại bỏ phiếu trắng (nếu đề nghị trên của tôi được đồng thuận)
1. Thống nhất đâu là "bán quy định" (guideline) đâu là "quy định" (policy). Nghĩa là luật nào được quyền cao hơn luật nào (nếu trường hợp có 2 luật có thể áp dụng được).
2. Mọi người liệt kê các mâu thuẫn của hệ thống luật tại thời điểm đó
3. Đề xuất sửa đổi và thảo luận đến đồng thuận.
4. Thực hiện sửa đổi
5. Quay lại bước 2 (nếu có ai muốn).

Trong đó, bước 1 rất quan trọng đối với hiệu quả của bước 2. Tmct 21:04, 5 tháng 9 2006 (UTC)

Đồng ý với các bước này.

0. loại bỏ phiếu trắng sửa

Đồng ý loại bỏ
  1. Thuận. Lý do: đơn giản thì khả năng áp dụng cao. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:22, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Đồng ý giữ trong cách tính số phiếu tối thiểu; nhưng bỏ trong cách tính tỷ lệ 1/2, 2/3
  1. Thuận. Lý do: tạo thêm cơ hội cho "người nghèo chính kiến". - Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:22, 6 tháng 9 2006 (UTC)
  2. Thuận - phiếu trắng rất quan trọng cho một số thành viên trong cộng đồng để nói được sự quan tâm của họ. Mekong Bluesman 01:42, 7 tháng 9 2006 (UTC)
  3. OK phiếu trắng được phép nhưng không được tính vào tỉ lệ hơn thiệt. LĐ 16:23, 7 tháng 9 2006 (UTC)

1. Thống nhất đâu là "bán quy định" (guideline) đâu là "quy định" (policy) sửa

Nghĩa là luật nào được quyền cao hơn luật nào (nếu trường hợp có 2 luật có thể áp dụng được).

Tiêu chuẩn đưa vào là bán quy định (và vẫn là vậy từ trước đến nay;) quy định về biểu quyết này là quy định (và vẫn như vậy từ trước đến nay).
  1. Thuận. Lý do: quy định biểu quyết xóa bài đã áp dụng cho hàng chục bài viết và hàng tháng trời. Các bài được gọi là "không đủ tiêu chuẩn" cho đến trước bài Trần Thu Trang đều trải qua biểu quyết này. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:22, 6 tháng 9 2006 (UTC)
  2. Thuận - từ lâu đến hiện nay chúng ta vẫn biết cái nào là quy định và cái nào là bán quy định, chưa cần phải thay đổi. Mekong Bluesman 01:42, 7 tháng 9 2006 (UTC)
  3. Thuận - Có điều nên sửa thuật ngữ "bán quy định" thành "hướng dẫn" cho đỡ misleading (do nhiều người hay gọi tắt "bán quy định tiêu chuẩn đưa vào" thành "quy định tiêu chuẩn đưa vào", dẫn đến hiểu nhầm một cách vô thức) Tmct 11:53, 7 tháng 9 2006 (UTC)
  4. thuận đúng ra quy định (policy) phải có mức ưu tiên cao hơn bán quy định (guidline)
    ? làm ơn cho biết thêm trong các "điều lệ" liên quan tới "bàn cãi" này cái nào đang là quy định cái nào là bán quy định. LĐ 16:26, 7 tháng 9 2006 (UTC)
  5. Quy định (policy) thì phải cao hơn hướng dẫn (guideline). Và cũng đề nghị thay "bán quy định" bằng "hướng dẫn", từ "bán quy định" đã sai, lại gây rắc rối. Avia (thảo luận) 07:50, 11 tháng 9 2006 (UTC)
    @LĐ: Biểu quyết xóa bài hiện là policy, tiêu chuẩn đưa vào (notability criteria) là guideline. Avia (thảo luận) 07:50, 11 tháng 9 2006 (UTC)

2. Mọi người liệt kê các mâu thuẫn của hệ thống luật tại thời điểm đó sửa

Bán quy định Tiêu chuẩn đưa vào cho phép xóa bài khi chỉ cần >= 1/3 số thành viên đề nghị xóa + phiếu trắng trên tổng (bao gồm trắng) - mâu thuẫn với quy định về biểu quyết, bao gồm biểu quyết xóa bài, cho phép xóa bài nếu > 1/2 thành viên muốn xóa trên tổng (bao gồm trắng)
Tiêu chuẩn đưa vào (trong hình thức hiện nay) không có mâu thuẫn, tôi không nghĩ vậy, vì cái đòi hỏi về con số 2/3 không phải là để xóa bài mà là để giữ bài. Khi tôi đọc tiêu chuẩn đó nó không nói "chỉ cần 1/3 để xóa bài", mà mục đích của nó là "có các bài, nếu chúng ta áp dụng tiêu chuẩn theo đúng từng chữ, sẽ bị xóa nhưng cần phải được xem xét đặc biệt và sẽ được giữ khi đạt được 2/3 số phiếu". Tôi không thấu mâu thuẫn trong mục đích đó. Mekong Bluesman 01:42, 7 tháng 9 2006 (UTC)
"có các bài, nếu chúng ta áp dụng tiêu chuẩn theo đúng từng chữ, sẽ bị xóa" ai sẽ xóa? Quy định xóa bài không cho phép xóa ngay theo bán quy định này mà phải thông qua biểu quyết xóa trước đã. Vẫn mâu thuẫn. Trên thực tế bài bị xóa khi chỉ cần >= 1/3 số thành viên đề nghị xóa; đó là sự thật đã diễn ra. Nói là "biểu quyết giữ bài" chỉ là một cách nói lái cho "biểu quyết xóa bài" mà thôi. Nếu Mekong tìm trong Tiêu chuẩn đưa vào sẽ không bao giờ thấy chữ "xóa"; vậy làm sao bài có thể bị xóa? Đó là do Phan Ba đã nói "không giữ tức là xóa". - Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:16, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi chỉ thấy một mâu thuẫn duy nhất là: đã có quy định về tiêu chuẩn đưa vào rồi, mà bài không đúng tiêu chuẩn đó lại không bị xóa, lại chờ lấy ý kiến cho biểu quyết xóa---> hoặc là không lôgíc, hoặc là quy định về tiêu chuẩn đưa vào là thừa. Casablanca1911 07:34, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Nếu hiểu cho đúng từ "guideline" (cụm từ quy định trong "bán quy định" rất misleading), thì đây chỉ là "hướng dẫn", và như vậy không có gì mâu thuẫn trong việc "không thỏa mãn hướng dẫn nên phải đem ra biểu quyết". Vậy nên, theo tôi cái cần bỏ là chữ "quy định" trong tiêu chuẩn đưa vào, vì nó làm cho người ta (trong đó có Casa trong câu thảo luận trên) hiểu nhầm đây là "quy định", trong khi thực tế nó chỉ là "hướng dẫn". Tmct 11:46, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Bạn Casablanca1911 nói đúng, do đó mời bạn nêu ra cách sửa đổi và biểu quyết ở bên dưới.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:37, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Chưa hề có mâu thuẩn gì trong chuyện này! Việc bỏ phiếu của tiêu chuẩn đưa vào là nhằm giữ lại những bài có giá trị nhưng vốn không thỏa mãn tiêu chuẩn. Nó không phải là biểu quyết xóa bài. Điều này đưa ra trong tiêu chuẩn đưa vào là để giải quyết các trường hợp ngoại lệ mà luật không thể bao gồm hết. Nhiều thành viên đã "hiểu sai" luật dẫn đến việc diễn giải "trật lất" Thật tiếc!
Nếu không phải bỏ phiếu xóa thì sao bài lại bị xóa sau khi tổng kết kết quả? - Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:39, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Hì!bài viét đó vốn tự nó đã "xứng đáng bị xóa" theo tiêu chuẩn nhưng để tránh trường hợp "giết nhầm" nên mới có việc vote để xem có lỡ bị "nhầm" hay không thôi. Nếu không thì bài cở này tự nó đã "failed". Còn tự nhiên đưa ra thông lệ vote cho mỗi lần xoá sau này là 1 loại "dupplicate work" chỉ phiền cho người bỏ phiếu đối với những bài viết về tên người và tên tổ chức. Tiêu chuẩn đưa vào không hề giải quyết các bài thuộc dạng khác (như là các bài về khái niệm hay các bài về scandal...)
Vốn tự nó đã "xứng đáng bị xóa" == xóa ngay. Xóa ngay thì mâu thuẫn với điều lệ Wikipedia:Biểu quyết xóa bài: cần có 1/2 phiếu đồng ý xóa mới xóa được. Kiểu gì cũng phải sửa lại để viết rõ ràng hơn:
  • Hoặc là xóa ngay
  • Hoặc là qua Wikipedia:Biểu quyết xóa bài với "ngoại lệ" chỉ cần 1/3 phiếu đồng ý (ghi rõ như vậy trong điều lệ biểu quyết xóa).
  • Hoặc là qua biểu quyết xóa thông thường, với mọi ngươi nêu lý do dựa vào tiêu chí tiêu chuẩn.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:51, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Ha ha cái này anh tự hỏi xem luật nào ra đời trước chứ? Hỏi tui tui hỏi ai ? Người viết các luật sau này đã không tham khảo kĩ. Rất tiếc! Tiêu chuẩn đưa vào có trước chỉ nhằm mục tiêu giải quyết các vụ việc về con người và tổ chức (dẹp bỏ sự đánh bóng các nhân hay quảng cáo) Nóo không hề dụng chạm đến các bài viết khác!
Anh đừng có tự ái vội nhé. Tôi biết rõ luật biểu quyết ra đời sau mẫu thuẫn với luật trước. Và tôi đang đề nghị sửa. Đây không phải là chỗ tôi đổ lỗi cho ai đâu; đừng vội buồn mà bỏ đi.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:59, 7 tháng 9 2006 (UTC)
HÌ hì lạ nhe! tui định bỏ đi trước khi có các tranh luận về bài TTT (không tin hỏi MNX) tôi đã quy ước với Minh ngay từ ngày tui mới tới lận không can chi đến chiện cãi nhau. Anh, MC, Casa đều muốn sửa chữa luật lệ tui cũng thấy đã đến lúc nên điều chỉnh. Chẳng qua tui nhào vô là vì tmtc muốn tui tham gia phụ 1 tẹo (không phải casa đề nghị -- nên tui hông có phe đảng với casa). Chúc mọi người thành công.

3. Đề xuất sửa đổi và thảo luận đến đồng thuận sửa

Sửa điều lệ tiêu chuẩn đưa vào, tiêu chuẩn chỉ là gợi ý, quyết định ở cộng đồng do đó bỏ điều 4 (tương đương với gợi ý của Vietbio ở điểm 5). Tiêu chuẩn này chỉ phục vụ để làm lý do cho những người tham gia biểu quyết xóa bài.
  1. Thuận. Lý do: dễ áp dụng cho nhiều bài khác nhau tuân theo những tiêu chuẩn khác nhau.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:22, 6 tháng 9 2006 (UTC)
  2. Thuận. Ngoài ra, đề nghị sửa thuật ngữ "bán quy định" thành "hướng dẫn" để tránh hiểu nhầm rằng các guideline cũng có tính luật như các qui định/policy. Tmct 11:50, 7 tháng 9 2006 (UTC)
  3. Thuận. Một quy định thống nhất, đơn giản thì dễ áp dụng. Avia (thảo luận) 07:55, 11 tháng 9 2006 (UTC)
Sửa điều lệ biểu quyết xóa bài để đưa ra "trường hợp đặc biệt" trong đó các bài được coi là "không đủ tiêu chuẩn" thì chỉ cần 1/3 phiếu đòi xóa. Và để tránh mâu thuẫn với biểu quyết phục hồi bài thì cần 2/3 phiếu đòi phục hồi mới phục hồi được những bài đã bị xóa kiểu này.
  1. Trắng. Lý do ủng hộ: Đã có tiền lệ ở bài Trần Thu Trang; Lý do phản đối: Sẽ có thể có chiến tranh quanh cách tính Google hit để phân loại cái nào dùng 1/3 cái nào dùng 1/2 và có thể phải giải quyết bằng một biểu quyết phụ. Đặt ngoại lệ đi ngược lại quy tắc đơn giản hóa luật.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:22, 6 tháng 9 2006 (UTC)
  2. Chống. Không có lý do gì để ủng hộ sự thiếu công bằng và rối rắm. Tmct 11:50, 7 tháng 9 2006 (UTC)
  3. Chống. Sẽ sinh ra tranh luận và biểu quyết phụ để phân loại. Vô bổ. Avia (thảo luận) 07:55, 11 tháng 9 2006 (UTC)

4. Thực hiện sửa đổi sửa

...

5. Quay lại bước 2 (nếu có ai muốn) sửa

...

Đề nghị của Mekong Bluesman sửa

Tôi viết dưới đây để đề nghị thêm cho 9 điểm của Vietbio trong bài và 6 điểm (từ 0 đến 5) bên trên của Tmct.

Theo tôi nghĩ thì:

  • Phiếu trắng nên được đếm khi cuộc biểu quyết đòi hỏi phải có một số phiếu tối thiểu, nhưng không nên được đếm vào số phiếu tạo ra kết quả.
  • Chú ý đặc biệt vào những gì được viết trong câu hỏi của cuộc biểu quyết. Thí dụ, phải viết và biết rõ cuộc biểu quyết là để xóa hay để giữ để có thể bỏ phiếu một cách thông minh. (Trong một xã hội tiến triển có bầu mà các người dân vẫn không hiểu là sẽ bầu cho cái gi hay bầu chống cái gì thì dùng thời giờ phí để bầu cử làm gì, lăn một viên xúc xắc sẽ dùng ít tiền và ít thời giờ hơn.)
  • Biểu quyết sẽ có kết quả khi, sau thời gian bỏ phiếu, đạt được số phiếu tối thiểu (kể cả phiếu trắng). Kết quả trong trường hợp thuận/chống, đồng ý/không đồng ý, xóa/không xóa, cho thêm thời gian/không cho thêm thời gian,... là >1/2 của các số phiếu không là phiếu trắng ngoại trừ các "trường hợp đặc biệt".
    • Tôi xin sửa lại >1/2, chính xác hơn 1/2 + 1. Avia (thảo luận) 02:40, 6 tháng 9 2006 (UTC)
      Ha ha Avia phải lấy hàm phần nguyên mới có số nguyên tức là số hính xác là phần nguyên(1/2 số phiếu)+ 1 (15.235.153.101 16:59, 6 tháng 9 2006 (UTC))
      Cám ơn Avia. Mekong Bluesman 05:43, 6 tháng 9 2006 (UTC)
  • Trường hợp đặc biệt là các bài không đạt được tiêu chuẩn, hay đã bị xóa, nhưng có một số thành viên muốn giữ hay phục hồi. Trường hợp đặc biệt cũng xảy ra khi một biểu quyết cũ đã cho kết quả "X" (vì lúc đó mọi người chưa có đủ thông tin hay vì có các thông tin mới chưa được tìm ra...) nhưng có một số thành viên (vì có thêm thông tin mới) muốn đảo ngược cái kết quả đó thành "không X" hay thành "Y". Các trường hợp này nên có 2/3 số phiếu không phải là phiếu trắng để chứng minh rõ ràng sự thuyết phục của các thông tin mới cũng như sự đồng thuận của cộng đồng về một việc làm đảo ngược lại một sự kiện tiền lệ.
    • Nói thêm về trường hợp đặc biệt. Thí dụ một bài A đã bị xóa, sau một cuộc biểu quyết nó được phục hồi (dĩ nhiên là với số phiếu 2/3); sau khi được phục hồi, một số thành viên lại muốn xóa. Những người muốn xóa mới này cũng cần phải có 2/3 số phiếu để xóa bài A lần thứ hai -- vì đây là cuộc biểu quyết revert một sự kiện tiền lệ. (Nói một cách khác là "Xóa = 1/2, Giữ = 2/3" không hoàn toàn đúng.)
  • Khi thời gian bỏ phiếu đã qua nhưng không có số phiếu tối thiểu thì: 1. nếu "gần" số phiếu tối thiểu (cần 5 và đã có 4 - nhất là trong 4 đó không có phiếu trắng) thì nên dùng đa số của cuộc biểu quyết đó; 2. có thể đòi hỏi tăng thêm thời gian khi số phiếu quá xa với số phiếu tối thiểu (cần 5 và chỉ có 2 - nhất là có 1 chống và 1 thuận)
  • Quan trọng nhất, theo tôi nghĩ, là các đòi hỏi về thời gian làm việc của một thành viên trước khi được quyền tham dự biểu quyết. Nhiều sự kiện gần đây đã cho chúng ta các bài học về các thành viên "một thời gian ngắn vừa đủ" để bỏ phiếu cho 1, 2 vấn đề, hay các thành viên mới đăng nhập chỉ để bỏ phiếu giúp cho một ý kiến của một thành viên khác. Tôi muốn nói rõ là tôi muốn nâng cao các đòi hỏi về thời gian làm việc và số lượng làm việc của một thành viên trước khi trao quyền bỏ phiếu cho thành viên đó (1 tuần và 10 sửa đổi quá ít, ai cũng có thể làm 10 sửa đổi trong 5 phút tại Wikipedia tiếng Việt).
  • Và khi thảo luận nên giữ trong đầu là mục đích của nó là tìm ra giải pháp rõ nhất dựa vào quy luật (và bán quy luật) lúc đang thảo luận. Khi khó tìm được một giải pháp rõ (cuộc sống không phải là toàn trắng hay toàn đen) thì nên nghĩ đến một cụm từ quan trọng của Wikipedia... đồng thuận, xin đừng giữ trong đầu ý tưởng bảo thủ lối nhìn, cách viết, quan niệm chủ quan... của mình.
  • Trong các biểu quyết có nhiều hơn hai lựa chọn sự đồng thuận rất quan trọng, nhất là khi "lựa chọn số 1" có khoảng 31% số phiếu trong khi "lựa chọn số 2" và "lựa chọn số 3" cộng với nhau cho gần 60% số phiếu vì các con số này nói ra điều đa số không thích cái "lựa chọn số 1". Thay vì kéo dài cuộc biểu quyết đã dài thành một cuộc biểu quyết dài khác, các thành viên nên được khuyến khích thảo luận trong một tinh thần thật sự giúp đỡ lẫn nhau và xây dựng để tất cả (hay càng nhiều càng tốt) các tiếng nói trong cộng đồng đều được nghe mà không bị che lấp bở một "đa số thiểu số" (31% là đa số của cuộc biểu quyết, không phải là đa số của cộng đồng) này.

Mekong Bluesman 02:45, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Về cơ bản, tôi đồng ý với ý kiến của Mekong Bluesman ở trên. Nhất là phần "thời gian làm việc và số lượng làm việc của một thành viên" cần xem xét lại. Trong Thảo luận Wikipedia:Những người muốn quyền quản lý/Điều lệ tôi đã có đề xuất là người được quyền bỏ phiếu phải đăng ký tài khoản và có ít nhất 100 lần sửa đổi. Còn ý trên cùng về "phiếu trắng" có lẽ nên có định nghĩa rõ ràng "phiếu trắng" là gì, ý nghĩa như thế nào, để người bỏ phiếu có quyền chọn lựa, vì không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa thực sự của "phiếu trắng". Casablanca1911 04:13, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Riêng trường hợp đặc biệt, là các bài không đạt được tiêu chuẩn, hay đã bị xóa:
Theo tôi thì, khi tiêu chuẩn được cập nhật, nếu bài đã bị xóa do không đủ tiêu chuẩn cũ mà giờ đây lại đạt tiêu chuẩn mới này, nghiễm nhiên sẽ được phục hồi, không cần biểu quyết. Bài không đạt tiêu chuẩn, mà có người muốn giữ, thì người đó đề nghị biểu quyết sửa tiêu chuẩn. Nếu bài đã bị xóa do chất lượng kém, nếu có thành viên muốn viết mới, thì đó được gọi là "bài mới" chứ không phải là được phục hồi và sẽ viết bài như bình thường. Cần giảm thiểu số lượng các cuộc biểu quyết, hành quyết. Casablanca1911 03:42, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Hoan nghênh ý kiến của Mekong: Thay vì kéo dài cuộc biểu quyết đã dài thành một cuộc biểu quyết dài khác, các thành viên nên được khuyến khích thảo luận trong một tinh thần thật sự giúp đỡ lẫn nhau và xây dựng để tất cả (hay càng nhiều càng tốt) các tiếng nói trong cộng đồng đều được nghe mà không bị che lấp bở một "đa số thiểu số" (31% là đa số của cuộc biểu quyết, không phải là đa số của cộng đồng) này.
Tôi đề nghị thêm, trước khi biểu quyết thì các bạn gởi tin nhắn đến tất cả các thành viên đã từng tham gia đóng góp cho bài đó biết (tôi tin về mặt kỹ thuật các bạn dễ dàng làm được điều này). Việc nhắn tin cho các thành viên đã từng đọc và đóng góp cho bài hoặc đã từng thảo luận về bài để tham gia bỏ phiếu sẽ có ý nghĩa thực chất hơn là yêu cầu tiêu chí các thành viên bỏ phiếu phải từng có nhiều sửa đổi hoặc có thời gian đăng ký lâu mà không quan tâm đến đề tài thảo luận, đồng thời làm cho cuộc bỏ phiếu sẽ có đông thành viên quan tâm đến đề tài tham gia hơn.Meomeo 05:17, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Có nên sửa bài khi đang biểu quyết không? sửa

Về việc nội dung bài viết, tôi có thêm ý kiến này. Khi bài viết còn chưa được đảm bảo có tồn tại ở Wiki hay không, việc đóng góp cho bài viết đó có nên hạn chế không ? Theo tôi, nên khóa bài đó lại và nội dung ai muốn đóng góp thì cho vào một phần riêng "Nội dung bài" trong trang Thảo luận. Như trong bài của TTT vừa rồi, trong trang Thảo luận tôi đã viết một vài dẫn chứng mà những người muốn giữ bài không thích nghe, nếu mà viết thêm và sửa thêm vào bài chính nữa (có rất nhiều nguồn dẫn) thì chắc lại gây thêm nhiều sự bực tức mới hoặc lại thảo luận dài dòng không tập trung vào chủ đề cho việc bỏ phiếu giữ. Nhân tiện đây, xin được hỏi thêm là "nguồn kiểm chứng" và "nguồn dẫn" lấy từ các forum có được chấp nhận không ? Casablanca1911 05:37, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi nghĩ là khi đang biểu quyết thì nên hạn chế việc sửa đổi bài, ngoại trừ chính tả, làm rõ nghĩa... Các sửa đổi lớn, trong đó có việc khóa bài, nên được đưa ra tại trang thảo luận trước. Mekong Bluesman 05:47, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Đang biểu quyết thì không nên sửa bài vì khi xóa thì sự sửa đổi đó là vô nghĩa, nếu ai muốn sửa cứ để họ sửa. Còn nguồn kiểm chứng và nguồn dẫn chứng lấy trong các forum minh họa cho bài viết sẽ không có giá trịkhông được chấp nhận.--Bùi Dương 06:09, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Tại sao lại không cho sửa bài? Nếu bài đó sau này vẫn bị xóa thì chỉ có người sửa tốn công (ai làm người đó chịu) và Wiki tốn chút ít tài nguyên, chứ không làm giảm chất lượng Wiki. Xin lưu ý rằng nếu bài được sửa đổi thì nó không đi ra ngoài quy luật phát triển bình thường, nghĩa là:
  • Nếu thực chất mục từ kém và ít thông tin đáng chú ý, thì do có nhiều người để ý nên các thông tin không đáng giá/thiếu khách quan dù có được đưa vào cũng sẽ bị loại ra. -> không làm mục từ trở nên có giá trị cao hơn nó vốn có.
  • Nếu thực chất mục từ có giá trị, thì đây là cơ hội để những người bảo vệ mục từ khẳng định ý kiến của mình. Nếu cấm/hạn chế sửa đổi thì có thể mục từ sẽ bị những người tham gia bỏ phiếu đánh giá bởi tình trạng kém chất lượng của những phiên bản đầu (chứ không phải theo giá trị của chủ đề được đưa vào mục từ).
Ví dụ thực tế: Có nước nào đề ra luật cấm mọi hoạt động vận động tranh cử trong thời gian bỏ phiếu không?
Xin lưu ý, đây là biểu quyết tiêu chuẩn đưa vào của chủ đề của mục từ chứ không phải biểu quyết đánh giá nội dung bài. Không nên ép nội dung bài ở trạng thái chất lượng kém, vì nó gây ảnh hưởng xấu đến đánh giá chủ quan của từng người về "chủ đề của mục từ".
Nói tóm lại, tôi chẳng thấy ý nghĩa thiết thực gì của việc hạn chế sửa đổi bài trong khi đang biểu quyết, ngoài các ảnh hưởng phụ tiêu cực của nó. Nếu mọi người muốn hạn chế/cấm sửa đổi bài trong khi biểu quyết thì phải đề ra luật và biểu quyết. Tmct 07:53, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Tmct hỏi "Có nước nào đề ra luật cấm mọi hoạt động vận động tranh cử trong thời gian bỏ phiếu không?" Tôi không biết tại Việt Nam có làm hay không nhưng tại các quốc gia tôi đã tham gia bầu cử là Anh, Hoa Kỳ, Pháp và Canada thì tất cả mọi hoạt động tranh cử chấm dứt lúc 24:00 h trước ngày dân chúng đi bỏ phiếu. Hơn nữa, các người tranh cử khi đi bỏ phiếu vào ngày bỏ phiếu đó không tuyên bố là họ sẽ thắng hay thua khi được báo, TV, radio... phỏng vấn. Mục đích là thời gian tranh cử đã qua, người dân phải có quyền không bị một áp lực nào trong khi đi đến một quyết định, dù đó chỉ là một áp lực nhỏ như là một lời tuyên bố "Tôi sẽ thắng". Mekong Bluesman 08:16, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Ok, nếu mục đích của việc cấm sửa đổi là để tránh áp lực đến người bỏ phiếu thì tôi đề nghị cấm thảo luận trong thời gian bỏ phiếu. Vì các thảo luận này có áp lực hơn nhiều, nhất là khi các thành viên có thể thay đổi phiếu của mình. Tmct 08:21, 6 tháng 9 2006 (UTC)
"...tôi đề nghị cấm thảo luận trong thời gian bỏ phiếu". Ha ha ha, you are very funny! Mekong Bluesman 08:43, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Probably. But there is an "if" in my proposal. My point lies there. Tmct 08:53, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi chỉ muốn việc bỏ phiếu được tập trung, tránh đi sang các phần khác không liên quan trong thảo luận. Nếu mọi người thấy thảo luận nhiều vấn đề cùng lúc thì cũng được, vừa bỏ phiếu vừa thảo luận về nội dung bài. Tôi muốn hỏi lại là "nguồn kiểm chứng" và "nguồn dẫn" lấy từ các forum và các trang thảo luận như thế này có được chấp nhận không, theo tôi thì không. Casablanca1911 08:58, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Về chuyện dẫn chứng thì tôi đồng ý với Casa, forum và thảo luận của Wiki không đủ tin cậy để làm nguồn dẫn chứng cho các sự kiện bên ngoài các forum đó. Tuy nhiên, các con số thống kê khách quan, chẳng hạn số lượt đọc bài tại một website nào đó, thì chấp nhận được. Tmct 09:21, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Nhưng nếu trong forum hay thảo luận có trích dẫn nguyên nội dung "tư liệu" hay "tài liệu" từ nguồn khác (có thể là từ sách báo) thì có thể được, miễn là không phải nhận xét đánh giá chủ quan của người trong forum đó. Casablanca1911 06:28, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Ha ha ha, you are very funny!, tôi rất thích câu nói này của Mekong Bluesman.--Bùi Dương 17:01, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi thì thích câu "...đề nghị cấm thảo luận trong thời gian bỏ phiếu" của Tmct. Mekong Bluesman 18:44, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Đề xuất của Vietbio sửa

Ý kiến của Tttrung sửa

Đồng ý toàn bộ các điểm; trừ

  • điểm 7 hình như đã thống nhất số phiếu tối thiểu = 5 và có thể bỏ "Bài viết đã biểu quyết giữ sẽ không bao giờ phải biểu quyết xoá lần 2." để đơn giản hóa luật.
  • điểm 8 gợi ý của Vietbio "quy định phục hồi cần tương ứng với nguyên nhân bị xoá. Tôi đề nghị nếu xoá do chất lượng kém sẽ được phục hồi bất cứ khi nào có người viết mới. Xoá do không đủ tiêu chuẩn đầu vào thì phục hồi sau khi có 1 sự kiện quan trọng đối với cá nhân / công ty hoặc sản phẩm đủ để đưa ra biểu quyết. Đối với những bài không phải là Wikipedia thì vĩnh viễn không phục hồi." có lẽ hay hơn.

- Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:30, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Ý kiến của tmct sửa

Tôi có thắc mắc:

  1. Vietbio đề nghị biểu quyết trọn gói, nhưng nếu tôi chỉ đồng ý 80% thì bỏ phiếu gì bây giờ?
  2. Con số 15 phiếu tối thiểu liệu có cao quá không?
  3. Nếu thời hạn biểu quyết kết thúc mà chưa đủ số phiếu tối thiểu thì làm sao đây?
    a, Kéo dài đến khi vừa đủ số phiếu tối thiểu (có thể sẽ gây ra chạy đua)?
    b, Kéo thêm 1 tuần, nếu chưa đủ lại thêm 1 tuần nữa, nếu chưa đủ lại thêm 1 tuần nữa,v.v.. ?
    c, Hủy bỏ và sau x tuần sẽ làm lại nếu ai đó có nhu cầu?
  4. Điểm 8: nếu nguyên nhân bị xóa là "không đủ tiêu chuẩn", thì thời điểm phục hồi phải là ngay khi
    i,mục từ đủ tiêu chuẩn đưa vào,
    ii,bản nháp cho phục hồi hoặc bản cũ trươc khi bị xóa không bị đánh giá chất lượng kém
    không cần đợi đến hai tháng (đợi để làm gì?) Còn nếu không đủ tiêu chuẩn nhưng vẫn có người muốn biểu quyết lại thì mới phải đợi 2 tháng.
  5. Điểm 8:nếu nguyên nhân bị xóa là "chất lượng kém", thì người khác có thể viết lại ngay bài khác không hay phải đợi 2 tháng?

Tmct 12:35, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Phiên bản 2.0 sửa

Tôi đã bỏ sung đóng góp của anh TTT và Tmct vào phiên bản đề xuất mới. Đối với việc khi thời hạn kết thúc mà biểu quyết không hội đủ số phiếu trên tối thiếu thì nếu biểu quyết xoá => giữ, biểu quyết bãi miễn => giữ, biểu quyết sysop => k đạt, biểu quyết phục hồi => k phục hồi. Vietbio 14:47, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi chưa thấy phản hồi cho điểm 4 về "xét phục hồi ngay khi đủ tiêu chuẩn". Ví dụ bài về một bác X nào đó vừa bị xóa thì bác ấy được huân chương Sao Vàng chẳng hạn -> đủ tiêu chuẩn, vậy mà ta phải đợi những 2 tháng để biểu quyết cho một thứ không cần biểu quyết thì có rắc rối phức tạp quá không? Sau hai tháng chắc bà con quên béng mất chuyện bài về bác X bị xóa ấy chứ.
Hay là khi đó ta áp dụng thẳng "tiêu chuẩn đưa vào" để coi như viết bài mới chứ không cần theo quy trình phục hồi nữa?
Tmct 15:05, 6 tháng 9 2006 (UTC).
Tôi sửa chút để ghi rõ tất cả các điều luật trước kia trái với bộ luật này đều phải sửa lại để đảm bảo không còn mâu thuẫn giữa các luật.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:35, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Câu hỏi của Tmct, bạn có đề xuất giải pháp không, có khả năng cao là tôi đồng ý giảm thời hạn xuống 1 tháng. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:38, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi sửa thời gian thảo luận về chi tiết bài xuống 2 tuần, theo như kết quả thỏa thuận lần trước do Phan Ba điều hành. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:52, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Tài khoản sửa đổi it nhất sửa

Tôi nghĩ là ít nhất phải có 100 lần sửa đổi,và có một chút hiểu biết về Wikipedia, chứ 10 sửa đổi thì ít quá có khi nhiều sửa đổi không đáng kể hoặc là bị các thành viên quản lý hủy sửa đổi.--Bùi Dương 16:55, 6 tháng 9 2006 (UTC)

tôi thích đề nghị này nhất vì... nhiều lý do (15.235.153.101 17:02, 6 tháng 9 2006 (UTC)) nhưng số 100 có khó lắm hông ? Đ/v cá nhân chủ quan tôi thì no problem. có lẽ 50 đi! (15.235.153.101 17:03, 6 tháng 9 2006 (UTC))
Để các thành viên khác tham gia ý kiến đã, tôi thấy trong đợt bỏ phiếu vừa qua một số thành viên không đủ tiêu chuẩn bỏ phiếu (đã bị quản lý gạch), do chưa có đóng góp gì nhiều, thậm chí không biết mở tài khoản như nào, sau khi họ mở tài khoản họ ngồi chờ hết tuần để bỏ phiếu. đó là điểm yếu cần khắc phục.--Bùi Dương 17:16, 6 tháng 9 2006 (UTC)
"thành viên đăng ký trước thời điểm bắt đầu biểu quyết 1 tuần" chờ đến lúc nào?- Trần Thế Trung | (thảo luận) 17:42, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi nhận xét thấy có vài thành viên chỉ sau 1, 2 ngày làm việc tại đây đã tạo ra các ấn tượng "tốt" (hiểu cách làm việc của Wikipedia, có thể đã đọc các hướng dẫn trước khi làm sửa đổi, thảo luận theo tính cách xây dựng...) nhưng cũng có rất nhiều người sau 2, 3 tuần vẫn tiếp tục vi phạm các lỗi cơ bản (cách viết hoa, cách dùng dấu chấm, dấu phẩy..., cách tạo thể loại, vi phạm bản quyền...). Do đó, thời gian đăng nhập không là một yếu tố quan trọng (với một cuộc biểu quyết 1 tháng và sự đòi hỏi đăng nhập 1 tuần thì ai cũng có thể bỏ phiếu được). Trong khi đó, số lượng sửa đổi là một yếu tố giúp cộng đồng hiểu được thành viên đó hơn. Dĩ nhiên, loại người với 10000 sửa đổi mà trong đó 4000 là phá hoại và 3000 là sửa nonsense rồi dùng 3000 kia để tự revert mình thì có phải là một thành viên có giá trị cho cộng đồng không? Tôi nghĩ là không và tôi mong muốn điều đó sẽ không xảy ra bao giờ.

(Tôi viết nhiều về vấn đề này vì tôi quan tâm đặc biệt đến "chất lượng" của Wikipedia. Vì tính hất "mở" của Wikipedia nên nó dễ bị lạm dụng bởi một số người để biến nó thành diễn đàn chính trị, phương tiện quảng cáo, nơi phát biểu ý kiến cá nhân, đưa ra các thông tin sai hay hoàn toàn thiếu trong 1, 2 câu, chất lượng dịch sai hay yếu... Các bài loại đó sẽ dần dần nhiều hơn và khi đó thì khi nhìn chung Wikipedia sẽ có "chất lượng kém". Số người quan tâm sẽ không có đủ người và đủ thời giờ để đuổi theo các bài đó.)

Mekong Bluesman 19:05, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Mekong nói với một cuộc biểu quyết 1 tháng và sự đòi hỏi đăng nhập 1 tuần thì ai cũng có thể bỏ phiếu được đúng nếu viết rõ "sự đòi hỏi đăng nhập 1 tuần" = "thời gian từ lúc đăng nhập Wikipedia đến ngày bỏ phiếu là 1 tuần"; nhưng Mekong có đọc thành viên đăng ký trước thời điểm bắt đầu biểu quyết 1 tuần trước khi phát biểu câu trên không? Nếu cuộc biểu quyết kéo dài 1 năm thì thành viên được phép biểu quyết đã tham gia 1 năm + 1 tuần rồi thưa Mekong. Mekong sẽ nói 1 năm + 1 tuần cũng vẫn không tốt vì có thành viên 1 năm + 1 tuần thì vẫn rất tồi. Rồi Mekong nói 100 cũng không tốt vì 100 sửa đổi tồi thì vẫn tồi. OK thế thì sao? Sửa gì đây hay vẫn không thay đổi gì? Và cái đoạn mở ngoặc đầy bi quan: Vì tính hất "mở" của Wikipedia nên nó dễ bị lạm dụng bởi một số người để biến nó thành diễn đàn chính trị, phương tiện quảng cáo, nơi phát biểu ý kiến cá nhân, đưa ra các thông tin sai hay hoàn toàn thiếu trong 1, 2 câu, chất lượng dịch sai hay yếu... Các bài loại đó sẽ dần dần nhiều hơn và khi đó thì khi nhìn chung Wikipedia sẽ có "chất lượng kém". Số người quan tâm sẽ không có đủ người và đủ thời giờ để đuổi theo các bài đó. thì có tác dụng gì, sẽ cần thay đổi cái gì thay đổi như nào. Tôi không tin là một người thực sự quan tâm đến chất lượng Wikipedia như Mekong lại không muốn làm quản lý ở đây. Ngoài ra tôi có lý do để cho rằng Wikipedia sẽ có những bài chất lượng tốt dần dần nhiều hơn (đặc biệt là nếu có sự quản lý cua Mekong).- Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:07, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi không viết rõ bên trên nên đã tạo ra sự hiểu lầm!
  • Câu "với một cuộc biểu quyết 1 tháng và sự đòi hỏi đăng nhập 1 tuần thì ai cũng có thể bỏ phiếu được" được viết trong ngoặc và, do đó, chỉ là một thí dụ; tôi chỉ muốn nói là khi thời gian biểu quyết dài hơn thời gian đòi hỏi đăng nhập thì ai cũng làm được.
  • Cái phần sau (second paragraph) cũng được viết trong ngoặc; tôi chỉ muốn giải thích là tại sao tôi tiếp tục viết về đề tài "chất lượng" mà không nghỉ, không sợ làm cho các người khác chán đọc những gì tôi viết lặp lại.
  • Trong toàn phần thảo luận bên trên của tôi tôi chỉ muốn nói là thời gian đăng nhập không phải là một yếu tố (factor) quan trọng bằng số lượng sửa đổi và đồng thời tôi cũng công nhận là số lượng sửa đổi không phải là tất cả và cũng không hoàn toàn (vì sẽ có người sửa nonsense và tự revert hay bị revert); nhưng giữa hai cái đó thì số lượng sửa đổi tôi nghĩ là yếu tố quan trọng hơn.
  • Làm cách nào để tăng chất lượng chung của Wikipedia tiếng Việt là việc làm của toàn thể cộng đồng, tôi đã và đang làm việc đó bằng cách tham gia sửa đổi và, đặc biệt, tiếp tục viết về vấn đề này (vì lúc nào chúng ta cũng có thành viên mới nên tôi phải viết lặp lại nhiều lần). Một vấn đề khó ít khi có một giải pháp dễ và tôi, thật sự, không có lời giải cho vấn đề chất lượng (ngoại trừ việc viết lặp lại nhiều lần tôi đã và đang làm để nhắc các thành viên mới).
  • Đây là lần thứ tư (nếu tôi đếm không sai) đang có cuộc vận động làm áp lực đề cử tôi làm quản lý. Tôi rất cảm động vì các tín nhiệm của các thành viên, đặc biệt là các thành viên đã làm việc tại đây lâu. Tôi không muốn làm khó mọi người, tôi cũng không muốn xem thường lời kêu gọi của mọi người (các thành viên làm việc tại đây lâu biết là tôi không "xấu" đến mức độ đó). Nhưng... sau 2 năm làm việc tại đây chúng ta phải có câu hỏi là "Có phải một nhân vật independent - ngay cả không là sysop - như nhân vật Mekong Bluesman là một điều tốt cho cộng đồng không?" Đã có bao nhiêu lần tôi bị chỉ trích sai là "cùng phe với nhóm quản lý" để rồi thấy người chỉ trích đó nhận ra tôi không là quản lý và, do đó, không "cùng phe" nào?
  • Những gì tôi làm trong 2 năm qua đã chứng minh được là tôi, hay bất cứ ai, không cần phải là sysop để có thể đóng góp tích cực (tôi muốn nói rõ là sysop rất cần thiết - nhiều người nên nghe lời kêu gọi của tôi và trở thành sysop - nhưng không phải là trở thành sysop là một việc cần thiết). Việc mà tôi không có khả năng làm được chỉ có một: xóa bài; nhưng các sysop hiện nay đã giúp tôi rất tốt trong việc này. Do đó, sysop Mekong Bluesman không chắc là có ảnh hưởng nhiều như thành viên Mekong Bluesman.
  • Tôi không nói là tôi không bao giờ sẽ là một sysop. Khi cộng đồng có nhiều sysop và có nhiều "phe" sysop có thể chống đối nhau thì tôi sẽ trở thành một sysop để có một tiếng nói independent trong đó. Bây giờ thì mọi người hiểu là tại sao tôi liên tiếp từ chối nhiệm vụ sysop. (Ngay cả lý do riêng tư cũng phải giải thích, Ôi con người!)
Mekong Bluesman 20:23, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi thì không biết các Wikipedia khác như thế nào, có ai là người quản lý chính hoặc có tiếng nói có sức thuyết phục nhất không. Nhưng trong tình hình Wikipedia tiếng Việt hiện nay, do còn thiếu rất nhiều quy định, bộ luật..cả về trong việc viết bài lẫn trong cách quản lý ở Wiki nên tôi thấy rất cấn có 1 người có khả năng như vậy, và Mekong Bluesman thì có thể. Ngoài ra, riêng tôi thì thích theo Lênin hoặc chí ít là Hitler cũng được, miễn là có 1 người quyết định chính, để còn phát triển bền vững, chứ trong cộng đồng Wiki tiếng Việt như bây giờ, luật pháp thì thiếu, nhưng tính dân chủ lại cao, nên nhiều khi tôi thấy mọi người cũng phải mất thời gian tranh luận nhiều và Wiki phát triển nhưng không bền vững. Casablanca1911 11:08, 9 tháng 9 2006 (UTC)
Có một "quản lý chính" (Lenin hay Hitler hay Lý Quang Diệu) là đi ngược với tinh thần của Wikipedia.
Các thành viên làm việc với nhau để tất cả các lối nhìn, tiếng nói đều được mang ra (do đó không hoàn toàn là "dân chủ đa số") là cách làm việc của Wikipedia.
Nếu Casablanca1911 cần thấy phải làm việc tại một nơi "thắt chặt quy luật" hơn, một nơi có người quyết định tối hậu (hay "độc tài viên" thay vì "hành chính viên") thì Wikipedia không là nơi như vậy. Có các nơi mà các bài đưa vào sẽ được đọc và kiểm chứng bởi các nhà chuyên môn và có một "chủ tịch" có quyền quyết định tối hậu mà Casablanca1911 có thể tham dự đóng góp để so sánh giữa hai cách làm việc.
Mekong Bluesman 17:28, 9 tháng 9 2006 (UTC)
Vâng, vẫn biết, về lý thuyết, "tinh thần" làm việc tại Wiki là như vậy. Nhưng thực tế, do Wiki tiếng Việt hiện tại thiếu nhiều quy định, mà không có người có tiếng nói có "trọng lượng" (tuy nhiên, không phải là người có quyền quyết định) nên cứ phải thảo luận nhiều, sự đồng thuận (nếu có) cũng là chỉ mang tính "tạm thời". Một tập thể đông đảo thành viên mà không có nhiều quy định rõ ràng nên cũng là cái khó của Wiki tiếng Việt. Tôi thì chỉ nghĩ là trong thời gian này, có thêm Mekong Bluesman thì tốt hơn, đặc biệt qua các cuộc thảo luận, có Mekong Bluesman tham gia ý kiến thì dường như, cuộc thảo luận mới tập trung và đi đến kết quả được:). Casablanca1911 03:35, 11 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi không đi sâu vào việc giải thích, cãi vã không cần thiết, nhưng con số 100 lần sửa đổi trong tài khoản là con số biết nói.--Bùi Dương 02:59, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Đề nghị mới sửa

  • Tôi ủng hộ "phải có tài khoản ít nhất 1 tuần trước thời điểm cuộc biểu quyết được bắt đầu". (không phải 1 tuần trước khi tham gia bỏ phiếu, tuy nhiên nếu bỏ hẳn thì cũng không sao, chẳng hạn hai bạn Coco và Spintz vào sau, nhưng đến khi bỏ phiếu thì đã chứng tỏ được mình rồi - ít nhất là đối với tôi)
  • Con số 100 quá to, cá nhân tôi không hiểu mấy tuần mới làm được 100 sửa đổi. Những người hay viết bài theo kiểu "viết một thể rồi upload" thì lại càng khó. Vậy tôi đề nghị giải pháp trung gian:
"Phải có ít nhất 10 sửa đổi tại các mục từ" và "Trong 10 sửa đổi gần nhất tại các mục từ, không có sửa đổi nào bị người khác revert do sửa đổi này là phá hoại hoặc có nội dung vi phạm Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia, bản quyền; các sửa đổi tự revert sẽ loại trừ nhau (không tính cả sửa đi lẫn sửa về)".

như vậy sẽ tránh không tính các sửa đổi dạng "lắm lời thảo luận", "phá hoại", "quảng cáo", "vi phạm bản quyền", "tự revert".... Tmct 11:28, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Rắc rối quá, hay là 10 sửa đổi trong mục từ trước thời điểm cuộc biểu quyết được bắt đầu, như vậy đã đủ chưa? - Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:01, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Thực ra, việc quy định cho thành viên tham gia bỏ phiếu chỉ để phòng tránh việc người đó tham gia vào Wiki để bỏ phiếu cho bài mình muốn giữ. Do vậy, tôi nghĩ, với con số trung bình 5 sửa đổi/ngày thì không nhiều, nếu thực sự những người này muốn bỏ phiếu cho bài đó, họ cũng nên nhiệt tình đóng góp cho Wiki trong 2-3 tuần diễn ra trước và sau kỳ biểu quyết, tôi nghĩ việc làm này không khó. Casablanca1911 11:13, 9 tháng 9 2006 (UTC)

Với tình trạng của các bài "sơ khai", "chất lượng kém"... các hình ảnh thiếu, không/chưa có thẻ bản quyền... của Wikipedia tiếng Việt thì 5 sửa đổi/ngày rất dễ đạt được; tôi hoàn toàn đồng ý với Casablanca1911. Mekong Bluesman 17:28, 9 tháng 9 2006 (UTC)

Đề nghị của Casablanca1911 sửa

Trước hết, về Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào: @1.Tôi muốn là đây vẫn sẽ nâng cấp lên thành một bán quy định của Wikipedia. @2. Tiêu chuẩn đưa vào như thế nào, tăng lên hay giữ nguyên hay giảm tiêu chuẩn xuống, sẽ xét sau và tham khảo từ bên enwiki. @3. Mục 4 trong tiêu chuẩn đề nghị bỏ, lý do: một ngoại lệ (nếu được chấp nhận) thì phải được chấp nhận cho mọi bài cũng có ngoại lệ giống như vậy---> cần thay đổi Tiêu chuẩn đưa vào. Bài đã bị xóa sẽ chỉ được phục hồi khi đảm bảo theo Tiêu chuẩn đưa vào mới hoặc bài đó có thêm thông tin phù hợp với Tiêu chuẩn đưa vào hiện hành.

Đề xuất về việc Biểu quyết: Có 3 loại biểu quyết chính ở Wiki:

  1. Biểu quyết bầu, bãi nhiễm quản lý
  2. Biểu quyết sửa quy định đang hiện hành (như Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào, Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia...)
  3. Biểu quyết cho những việc phát sinh mà chưa có quy định (như Wikipedia:Biểu quyết xoá bài, biểu quyết lựa chọn thể loại, biểu quyết chọn tên cho mục từ...)

Quy định chung cho 3 loại:

  • Thành viên tham gia bỏ phiếu có tổng số sửa đổi ít nhất là 100 và tham gia trước việc bỏ phiếu 1 tuần.
  • Thời hạn bỏ phiếu: 2 tuần.
  • Số phiếu tối thiểu: 15, riêng mục 3 là: 10 (vì thời hạn bỏ phiếu kéo dài tận 2 tuần)
  • Kết quả bỏ phiếu căn cứ vào tỷ lệ số phiếu, bên nào có tỷ lệ 2/3 sẽ được chấp nhận, riêng mục 3 là 1/2 (vì chưa có có quy định chính thức). Casablanca1911 07:55, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Không đồng ý vì chẳng thấy giải quyết được mâu thuẫn Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào với Wikipedia:Biểu quyết xóa bài. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:00, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Do mục 4 trong Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào bỏ đi, nên bài sẽ bị xóa luôn mà không cần mang sang Wikipedia:Biểu quyết xóa bài nữa, tương tự như các bài thuộc loại Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia. Tuy nhiên, có thể được gắn bảng đợi xóa để người viết bổ sung thêm thông tin trong vòng 1 tuần hoặc có ý kiến đề nghị sửa Tiêu chuẩn đưa vào. Casablanca1911 08:17, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Xóa luôn? Không dễ, tiêu chuẩn đưa vào không rõ như > 1/2. Nó cần một cuộc điều tra và thường cần nhận được ý kiến của nhiều người ngoài người quản lý hay người nhận ra không phù hợp tiêu chuẩn. Tôi e là bán quy định Tiêu chuẩn đưa vào không bao giờ đủ mạnh để tự động xóa được bài mà không qua biểu quyết (hay một thảo luận mà trong đó số ý kiến ủng hộ xóa >> 1/2 tổng số ý kiến). - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:23, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Bây giờ bạn có quyền chọn lựa để giữ bài đó, một là mang bài sang Wikipedia:Biểu quyết xóa bài, hai là sẽ biểu quyết sửa quy định Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào hiện hành, việc nào có nhiều lợi ích hơn, vừa đỡ mất công bỏ phiếu nhiều lần, vừa đóng góp xây dựng tiêu chuẩn của Wiki cho "thực tế" hơn ? ? Casablanca1911 08:28, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Để xóa bài tôi mang sang Wikipedia:Biểu quyết xóa bài (chú ý "giữ" chỉ là một cách nói hoa mỹ cho "xóa").- Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:30, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Như vậy thì bạn may ra chỉ "cứu" được 1 bài, khi có các bài khác có tiêu chuẩn y hệt như vậy, lại tiếp tục mang sang Wikipedia:Biểu quyết xóa bài để biểu quyết tiếp ? Casablanca1911 08:32, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Từ trước đến nay vẫn làm vậy. Các bài đem ra biểu quyết xóa bài với lý do "không đủ tiêu chuẩn" rất nhiều và tôi thấy phương pháp này hoạt động tốt. Do đó, tiêu chuẩn là bán quy định, bỏ điều 4 và dùng Biểu quyết xóa bài để xóa bài. Tiêu chuẩn được sử dụng làm lý do cho những người tham gia biểu quyết, ví dụ "Tôi đồng ý xóa vì bài viết không thỏa mãn các tiêu chí của tiêu chuẩn" "Tôi không đồng ý xóa vì bài viết có thỏa mãn tiêu chí của tiêu chuẩn" "Tôi đồng ý xóa vì tuy thỏa mãn tiêu chí của tiêu chuẩn nó có chất lượng quá kém",....- Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:37, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Từ trước đến nay các bài "không đủ tiêu chuẩn" vẫn được đem ra Biểu quyết xóa bài, và vẫn cần >1/2 số phiếu xóa mới bị xóa. En-Wiki cũng làm như vậy, họ cũng chỉ có Biểu quyết xóa bài. Avia (thảo luận) 08:51, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Vì trước đây do có điều 4 nên không có quy định là không đủ tiêu chuẩn thì sẽ xóa luôn. Còn bây giờ, khi đã bỏ điều 4 đi và biết được rằng, bài không đủ tiêu chuẩn mà vẫn có thể được giữ lại, đợi biểu quyết đã thì...tôi thấy tiêu chuẩn là một khái niệm khá mơ hồ. Nhưng thôi, nếu mọi người thích có nhiều biểu quyết xóa, giữ...thì tuỳ. Casablanca1911 08:52, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Ý tôi là không có biểu quyết giữ bài riêng, tất cả các trường hợp (không đủ tiêu chuẩn, kém chất lượng, "không phải là") đều đem ra Biểu quyết xóa bài. (tất nhiên trừ những bài quá kém thấy rõ ngay). Avia (thảo luận) 08:56, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Đồng ý với Avia, vì nếu có 2 loại biểu quyết sẽ sinh ra biểu quyết phụ để đưa vào loại nào, do không có một tiêu chuẩn nào trên thế giới có thể bao quát hết được và tự động quyết định được. Bạn Uyên nói "biết được rằng, bài không đủ tiêu chuẩn mà vẫn có thể được giữ lại" là hơi mạnh dạn đấy. Những bài dễ biết thì sẽ có đồng thuận xóa cao thể hiện trong biểu quyết và xác suất giữ thấp. Những bài khó biết (tranh chấp nhau số hit Google chẳng hạn) thì biểu quyết giúp quyết định.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:00, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi có viết chữ "có thể", chứ không phải là "biết được rằng, bài không đủ tiêu chuẩn thì được giữ lại". Bài không đủ tiêu chuẩn không hẳn là sẽ bị xóa luôn mà cũng sẽ được gắn 1 cái bảng không đủ tiêu chuẩn, có thời hạn bổ sung đủ tiêu chuẩn trong vòng 1 tuần và sau đó sẽ bị xóa mà không cần biẻu quyết. Casablanca1911 10:51, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Tiêu chuẩn chỉ có thể tương đối thôi. Các tiêu chí định lượng như ranh giới 1000 hit cũng để tham khảo. 5000 hit so với 500 hit thì khác nhau rõ đấy, còn 1010 hit so với 990 hit thì sao? Ngoài ra phải chấp nhận những tiêu chí định tính như "trường hợp đặc biệt". Đặc biệt hay không thì do đa số quyết định. Các biểu quyết gần đây quá coi trọng số hit như là tiêu chí tối hậu vậy. Avia (thảo luận) 09:17, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Nh­ư vậy là tiêu chuẩn đưa vào vẫn chỉ để tham khảo. Tôi nghĩ là mọi người đang muốn thảo luận để có sự đơn giản hóa mọi việc, tìm một cách mới thích hợp hơn, do có nhiều rắc rối phát sinh giữa các quy định, bán quy định cũ. Nhưng hóa ra là các bạn vẫn lấy những việc cũ ra để hỏi lại và chất vấn. Còn đề nghị của tôi ở phần này dựa vào căn cứ đã phải viết trước ở trên là @1.Tôi muốn là Tiêu chuẩn đưa vào sẽ là một quy định của Wikipedia.. Nếu các bạn vẫn muốn làm việc như cũ thì thôi, tôi không thảo luận để thuyết phục thêm về phần này. Casablanca1911 09:28, 7 tháng 9 2006 (UTC)
  1. Ý kiến của tôi: Tiêu chuẩn đưa vào vẫn là bán quy định. Để soạn đủ bộ tiêu chuẩn bao trùm các lãnh vực thì mất rất nhiều thời gian và công sức, chắc chắn soạn chưa xong đã lạc hậu.
  2. Những chủ đề bị cho là không đủ tiêu chuẩn đưa vào thì thống nhất là đưa ra biểu quyết xóa bài, với cùng thể thức bỏ phiếu như các bài kém chất lượng, vậy không phải là đơn giản thủ tục hơn sao?

Avia (thảo luận) 09:41, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi nghĩ là, ở Wikipedia, việc thảo luận hay những vấn đề liên quan mà ngoài nội dung bài viết thì không được khuyến khích, do vậy, những gì đã là tiền lệ hay những gì đã được chấp nhận lâu rồi thì nên quy định hóa nó. Quy định ở đây không phải là "chốt chặt", không được thay đổi mà vẫn được "chỉnh sửa" cho phù hợp. Khi một cộng đồng không có người nào lãnh đạo hay cầm trịch quyết định mọi vấn đề thì "quy định" và "luật lệ" là việc duy nhất để tránh khỏi bàn cãi, tranh luận nhiều. Để đi đến một kết quả có nhiều cách, nếu các bạn vẫn muốn có nhiều cuộc biểu quyết hơn là hoàn chỉnh, viết ra một quy định thì tùy. Cá nhân tôi thì muốn mọi vấn đề được "quy định hóa". Việc biểu quyết sửa tiêu chuẩn đưa vào đồng thời cũng là việc biểu quyết giữ bài đó! Còn bộ tiêu chuẩn soạn ra khó, nhưng bên enwiki đã có khá nhiều tiêu chuẩn cho các lĩnh vực như: nhân vật, sách, trang Web, tác phẩm...mà tôi tin là các bạn ở đây có thể dịch được nội dung các trang đó. Các tiêu chuẩn sau khi được dịch sẽ chỉnh sửa cho phù hợp với viwiki. Nhưng tôi không rõ là mọi người có dự định làm các tiêu chuẩn đưa vào như vậy không, hay chỉ là nội dung như hiện nay

Còn vấn đề không đủ tiêu chuẩn sẽ được đưa ra biểu quyết xóa bài theo thể thức bỏ phiếu ? và cứ mỗi vấn đề, chúng ta sẽ lại có một thảo luận dài như ở bài TTT ? Casablanca1911 10:47, 7 tháng 9 2006 (UTC)

OK, tôi đồng ý đề xuất này của Uyên giải quyết được mâu thuẫn Tiêu chuẩn đưa vào và Biểu quyết xóa bài. Còn về tính khả thi chờ thêm ý kiến. Tôi nói đến tính khả thi vì lấy ví dụ tôi thấy có một bài viết ông X mà tôi chưa bao giờ nghe nói, tôi tra tiêu chuẩn theo cách hiểu của tôi thì tôi có thể xóa luôn nếu thấy không hợp tiêu chuẩn; hay tôi phải hỏi han thêm mọi người? Khi tôi không biết về ai đó thì có thể kết luận của tôi sai vì tôi thiếu thông tin về người đó. Nếu tôi bắt đầu hỏi ai đó thì một cuộc thảo luận sẽ nổ ra và nếu không có kết luận rõ ràng thì sẽ cần đến biểu quyết?- Trần Thế Trung | (thảo luận) 11:21, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Trước khi bài không đủ tiêu chuẩn bị xóa thì sẽ có bảng chờ xóa. Nội dung của bảng này sẽ yêu cầu đưa thêm thông tin cho việc phù hợp với Tiêu chuẩn đưa vào. Nếu sau 1 thời hạn mà không có thông tin bổ sung, hoặc không có phản hồi từ những thành viên khác thì bài sẽ bị một quản lý xóa. Tôi nghĩ, các thành viên Wiki một khi đã quan tâm đến việc biểu quyết giữ/xóa bài thì cũng sẽ quan tâm khi bài đang bị "án treo". Nếu thông tin trong bài không chỉ ra được và cũng không ai có thể tìm ra được lý do để bài đó phù hợp thì bài dĩ nhiên phải bị xóa. Casablanca1911 11:59, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Ấy, cái {{chờ xóa}} này hiện dành cho các bài thuộc diện xóa nhanh không cần bàn cãi. Theo tôi cứ dùng biển "tranh cãi giá trị" hiện giờ là được. Những bài này không thuộc diện xóa nhanh dứt khoát phải đưa ra biểu quyết xóa để lấy đồng thuận rồi mới được xóa. Bên en cũng nói rằng những bài không thỏa mãn tiêu chuẩn đưa vào không có nghĩa là thuộc diện xóa nhanh. Xem en:Wikipedia:Deletion policy. Tmct 12:17, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi thấy mọi người vẫn muốn đưa ra biểu quyết xóa cho những bài không đủ tiêu chuẩn. Như vậy, tiêu chuẩn đưa vào chỉ để tham khảo. Như vậy thì có lẽ cũng chẳng cần tiêu chuẩn đưa vào làm gì, mà nên tập trung sửa lại Wikipedia:Wikipedia không phải là như Nguyễn Thanh Quang đã đề nghị. Khi đó sẽ chẳng có bài nào không đủ tiêu chuẩn cả mà chỉ có bài nào thuộc Wikipedia:Wikipedia không phải là thì sẽ bị xóa luôn. Casablanca1911 09:02, 8 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi hỏi trường hợp "không có kết luận rõ ràng thì sẽ cần đến biểu quyết?" (tức là treo biển sau 2 tháng mà vẫn chưa thấy hai bên cãi nhau bên nào chịu nhường bên nào rằng có đủ tiêu chuẩn hay không, ví dụ cãi về cách tính số hit) bạn chưa trả lời thẳng. Biểu quyết > 1/2 thì rất rõ, còn "không đủ tiêu chuẩn" sẽ không bao giờ hết cãi nhau, cho dù bộ tiêu chuẩn có chi tiết đến đâu. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 12:41, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Về cách tính số hit nếu có rắc rối, thì đó là vấn đề bị hạn chế của Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào, chứ nó không thuộc vấn đề của Wikipedia:Biểu quyết, và như bạn đã viết ở trang bên: "Bạn vẫn có cơ hội hoàn thiện các gợi ý tiêu chí ở bán quy định Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào sau khi bộ luật này được thông qua", và tiêu chí này cần thiết sẽ được hoàn chỉnh thêm sao cho sát với mục đích của Tiêu chuẩn đưa vào. Nếu bạn nghĩ rằng, "không đủ tiêu chuẩn" sẽ không bao giờ hết cãi nhau cho nên cần biểu quyết để cho kết quả "xóa", "giữ" rõ ràng thì cũng được, nhưng phải hiểu sự thực là kết quả đó chỉ đúng vào thời điểm tổng kết phiếu, do những lá phiếu đó không phải của những người luôn luôn tham gia mọi cuộc bỏ phiếu từ khi Wikipedia xuất hiện đến khi..."đóng cửa" Wikipedia. Casablanca1911 09:02, 8 tháng 9 2006 (UTC)

Không phải cứng nhắc, rằng tất cả các bài không đủ tiêu chuẩn đều phải đem ra biểu quyết. Bài nào rõ ràng không đáp ứng các tiêu chí vẫn có thể xóa ngay, ví dụ sysop có thể xóa bài về cấp xã chẳng hạn. Tôi (và có lẽ cả Trung) muốn nhấn mạnh vào việc không thể, và không nên lập một bộ lọc máy móc cắt xoẹt hết các bài không đủ tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn thì vẫn cần, nhưng chỉ nên xóa nhanh những bài quá xa tiêu chí thôi, còn lại nên thông qua thảo luận và biểu quyết. Wiki tiếng Anh có bao nhiêu người tham gia mà còn chưa dám làm tiêu chuẩn đưa vào cứng, chỉ đưa ra các test để thử, rồi biểu quyết. Avia (thảo luận) 09:38, 8 tháng 9 2006 (UTC)

Như vậy là các bài bên enwiki mà không đảm bảo theo bộ tiêu chuẩn vẫn không được xóa luôn, mà cần phải biểu quyết đã à ? Mà các bài về cấp xã xóa luôn cũng không đúng, vì theo như các bạn, tiêu chuẩn chỉ là để tham khảo, không phải quy định, luật. Việc xóa cấp xã không căn cứ bộ luật nào là sai vì đó chỉ là cảm tính của một số thành viên ở thời điểm hiện tại này. Đến hết năm sau, có khi cấp xã lại được giữ. Casablanca1911 09:53, 8 tháng 9 2006 (UTC)

Tiêu chuẩn đưa vào (notability criteria) của họ chỉ là hướng dẫn (guideline), xem en:WP:BIO. Ví dụ một trường hợp ở đây: en:Wikipedia:Criteria for inclusion of biographies/cases. Sammy Gouti, một nhà xã hội học mà cống hiến không ai biết, tìm Google chỉ có trang web do ông ta tự lập, mà họ vẫn phải bỏ phiếu. Avia (thảo luận) 03:06, 11 tháng 9 2006 (UTC)

Trường hợp bỏ phiếu trên xảy ra vào năm 2003, khi họ chưa có tiêu chuẩn đưa vào. Casablanca1911 03:21, 11 tháng 9 2006 (UTC)

Thế thì xem hôm nay họ bỏ phiếu cho những trường hợp nào: en:Wikipedia:Articles for deletion/Log/2006 September 11?

  • Mark Hackel, cảnh sát trưởng một quận của bang Michigan; (cỡ này Wiki tiếng Việt xóa còn nhanh hơn họ!)
  • Kristina Johansson, một vận động viên trượt băng mới thi đấu 2 năm, chưa có giải thưởng nào:-D

Avia (thảo luận) 03:38, 11 tháng 9 2006 (UTC)

Ồ, đúng vậy. Xem trang đó xong, tôi nghĩ là tương lai Wikipedia tiếng Việt chắc cũng sẽ có nhiều bài đến mức phải có trang riêng biểu quyết xóa theo ngày như thế. Như vậy thì cấp xã cũng cần phải biểu quyết để xóa rồi. Casablanca1911 03:58, 11 tháng 9 2006 (UTC)

Cấp làng và cấp xã sửa

Cấp xã và cấp làng thì quá nhiều, chúng ta không có đủ nhân lực để theo đuổi những bài đó để mong nó có chất lượng (vì thông tin phải có kiểm chứng), hiện tại ta chỉ nên đưa cấp làng nhưng có đặc điểm nổi bật như: làng tranh Đông Hồ, làng gốm sứ Bát Tràng....--Bùi Dương 10:27, 8 tháng 9 2006 (UTC)

Vẫn biết như vậy, nhưng đó chỉ là cảm tính của một vài người (vì không phải là luật hay quy định như vậy) nên người tham gia đóng góp viết bài không nghĩ những bài này sẽ bị xóa. Cũng tương tự cho các bài về trường học cấp 1, 2, 3...Casablanca1911 04:06, 9 tháng 9 2006 (UTC)

Phân tích riêng của LĐ sửa

Xin miễn bàn thêm trong phân tích này: Đây chỉ là các dữ kiên - trừ khi dữ kiện thiếu chi tiết hay thiéu chính xác

  1. Tiêu chuẩn đưa vào có mặt trước khi có các quy định về bỏ phiếu xóa bài. Nên tự nó trước đó không có mâu thuẫn.
    • Tại sao có mặt tiêu chuẩn dưa vào?: Chỉ nhằm giải quyết tình trạng tranh cãi về các bài viết về người và tổ chức (người) đăng lên Wiki với mụch đích đánh bóng hay quảng cáo riêng cho cơ sở hay cho cá nhân đó
    Việc có mặt con số hit trên google (đối với 1 số trường họp không thể thẩm định được qua các tư liệu đáng tin cậy như sử liệu chẳng hạn) là nhằm có 1 thước đo không phụ thuộc vào thành kiến hay ý kiến chủ quan. Hiện tại, chưa có thước đo nào khá hơn.
    • Việc đề nghị bỏ phiếu sau cùng (điểm 5) là trường hợp bài vốn đã không đủ tiêu chuẩn nhưng để tránh trường hợp giết nhầm một cách vô tình của luật lệ (máy móc, bom đạn vốn vô tình) nên mới có con số vote 2/3 chỉ dành riêng cho bài đã tự nó không đủ điều kiện tồn tại trên Wiki nhưng có thể vẩn "xứng đáng một cách nhân tính" để nằm lại (vì tính thời sự hay chất lượng của nó)
  2. Quy định xóa bài ra đời sau này đã "quên", không ghi rõ, hay không nhớ đến việc giải quyết các bài viết về con người và tổ chức đã có tiêu chuẩn đưa vào. Và do đó mâu thuẫn đã xảy ra bắt đầu từ khi có thực thi này. Tuy nhiện, tiêu chuẩn xóa bài là nhằm xóa tất cả các loại bài thiếu chất lượng chứ không phải là để giữ các bài đã thiếu tiêu chuẩn vì chẳng có tiêu chuẩn nào ngoài tiêu chuẩn dưa vào để xử lí các bài "quảng cáo cá nhân hay tổ chức")


Do đó, nếu có đưa luật lệ nào mới thì nên chú ý rằng có 2 phần: Phần Giải quyết về chất lượng chung của một bài (do bên luật xoá bài quy định; và phần giải quyết bài về "con người và tổ chức" là do bên tiêu chuẩn đưa vào giải quyết. Bản thân hai luật này có thể đã không có chi mâu thuẫn nếu như nhìn thấy rõ nội hàm của từng loại.

Chuc vui vẻ và tạm biệt

TB: Bài TTT vấn không đủ tiêu chuẩn từ điểm 1-4. Đáng lý ra việc bỏ phiếu chỉ là để xem bài đó có đủ "nhân tính" để nằm lại trong Wiki hay không chớ không thể nói về vấn dề chất lượng hình thức không thể nào lầm lần với việc bài thiếu chất lượng kiểu thông thường (không đủ nội dung, không đúng, không đi theo xu hướng người hay viết sai nội dung với chủ dề). Sau kì vote vừa rồi bài đó phải được đem "chém" (dù rằng LĐ đã làm lọan lên bằng cái phiếu trắng --rất tiếc)

Mekong thêm sửa

Tôi chỉ muốn nói là những gì Làng Đậu viết bên trên diễn tả khá đúng lịch sử của hai quy định và bán quy định đó (mâu thuẫn xảy ra vì quy định xóa bài đã quên là đã có một "tiền lệ", còn tiêu chuẩn mang vào, tự nó, không có mâu thuẫn). Chúng ta có thể tranh cãi về nghĩa của "không giữ = xóa" cho đến khi Mặt Trời hết nhiên liệu nhưng cuộc biểu quyết cho bài về Trần Thu Trang là cuộc biểu quyết để giữ bài đó, không phải là cuộc biểu quyết để xóa bài đó. Làng Đậu "tiếc" là đã bỏ phiếu trắng, tôi thì "tiếc" là nó đã bị xóa với một số phiếu quá gần. Mekong Bluesman 20:51, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Bao giờ thì kết luận nhỉ? sửa

Tôi thấy tình trạng "treo" đợi ý kiến này đã khá lâu mà không thấy thêm ý kiến mới. Bao giờ thì chuyển sang pha kết thúc được nhỉ? Tmct 08:52, 17 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi nghỉ chuyện đưa thông tin cấp xã, phường là thêm phần thông tin theo chiều sâu! sửa

Như thế bách khoa toàn thư của chúng ta sẽ thêm phần tư liệu phục vụ cho nghiên cứu, tra cứu, và thực hiện các so sánh ở cấp thấp sẽ chuẩn hơn. do đó tôi hoàn toàn tán thành việc đưa thêm thông tin cấp xã, phường. Cantho 02:25, ngày 23 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Quay lại trang dự án “Biểu quyết/Lưu 1”.