Trần Văn Tuyên
Luật sư Trần Văn Tuyên (1 tháng 9 năm 1913 – 28 tháng 10 năm 1976) là một trong các lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng, cựu dân biểu Hạ viện, sau làm Phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa. Ông cũng là một trong các huynh trưởng thuộc thế hệ sáng lập Hướng đạo Việt Nam. Ông đã bị chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam bắt ngay sau khi Sài Gòn thất thủ và đã chết trong trại tù.
Tiểu sử
sửa- Ông sinh ngày 1 tháng 9 năm 1913 ở Tuyên Quang.[1] Gia nhập đoàn thiếu niên Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1929.[cần dẫn nguồn]
- Thập niên 1940, ông tham gia phát động phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ và bình dân giáo dục.
- Ông tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội[1] năm 1943.[2]
- Ông là phụ tá cho Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam trong Chính phủ Liên hiệp năm 1946.
- Năm 1948, ông ủng hộ giải pháp Bảo Đại làm Quốc trưởng, và làm tổng trưởng Thông tin trong chính phủ Quốc gia Việt Nam.
- Năm 1954, ông là thành viên của phái đoàn Quốc gia Việt Nam đi dự Hội nghị Genève.
- Tháng 6 năm 1960, ông sinh hoạt trong tổ chức Tự do Tiến bộ (nhóm Caravelle) cùng với Phan Khắc Sửu, Trần Văn Văn, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Lê Ngọc Chấn và một số chiến hữu. Ông là đồng tác giả bản tuyên ngôn của nhóm.
- Ông bị giam giữ 3 năm tại trại mật vụ Võ Tánh. Tháng 7 năm 1963, tòa án quân sự Sài Gòn thụ lý truy tố ông nhưng sau khi Nguyễn Tường Tam tuẫn tiết, tòa tha bổng cho tất cả 19 bị cáo.
- Kể từ năm 1964, ông nắm chức tổng bí thư Việt Nam Quốc dân Đảng (hệ phái miền Nam).[1]
- Năm 1965, Trần Văn Tuyên được mời làm Phó thủ tướng Đặc trách Kế hoạch trong chính phủ Phan Huy Quát, Phan Khắc Sửu là Quốc trưởng.
- Năm 1971, đắc cử vào Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa, đại diện quận I và quân 3 Sài Gòn; ông cũng được bầu làm trưởng Khối Đối lập Dân tộc Xã hội tại Hạ viện.
- Năm 1975, sau khi chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, ông bị bắt ngày 16 tháng 5, đưa vào trại cải tạo ở Long Thành.[3] Năm 1976, ông bị giải ra Hà Tây[3] và mất trong trại giam.[4] Tuy đã từ trần từ ngày 27[3] hay 28 tháng 10 năm 1976, nhưng mãi đến năm 1978 thì chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới công bố cái chết của ông khi dư luận quốc tế đòi biết tin về vị lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng.[5]
Trần Văn Tuyên từng là bạn của Võ Nguyên Giáp, nhưng hai người gặp nhau lần cuối tại Hội nghị trù bị Đà Lạt năm 1946 khi ông Tuyên tham gia hội nghị với tư cách Đổng lý Bộ Ngoại giao Chính phủ liên hiệp, sau đó "Chúng tôi siết tay nhau lần chót. Từ đó, mỗi kẻ một đường!"[6]
Tác phẩm
sửa- Hiu quạnh 1943
- Đế quốc đỏ 1957
- Tỉnh Mộng 1957
- Hồi Ký Hội-Nghị Genève 1954, 1964
- Chánh Đảng 1967
- Người Khách Lạ 1968
Tham khảo
sửa- ^ a b c Trần Văn Ngô và ctv. Who's Who in Vietnam. Sài Gòn: Vietnam Press, 1974. tr 889
- ^ Nhà cách mạng Trần Văn Tuyên
- ^ a b c Taylor, K W, ed. Voices from the Second Republic of South Vietnam (1967-1975). Ithaca, NY: Cornell Southeast Asia Program Publications, 2014. Tr 127-146
- ^ Luật sư Trần Văn Tuyên, Cựu Dân biểu Hạ viện VNCH, cựu Phó Thủ tướng và là một trong số những lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng đã bị bắt sau khi Sài Gòn thất thủ
- ^ Nguyễn An Tiêm. "Sổ luân lưu". Khởi Hành Năm XV, số 169. Tháng 11, 2010. tr 7
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2014.