Trận Höchstädt lần thứ hai
Trận Höchstädt hay còn được gọi là trận Blindheim hoặc là trận Blenheim theo cách gọi của người Anh[7][8], diễn ra vào ngày 13 tháng 8 năm 1704, là một trận đánh lớn trong cuộc chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha. Vua Pháp là Louis XIV đã quyết định tung một đòn quyết định vào Hoàng đế Leopold I của Đế quốc La Mã Thần thánh bằng việc tiến công Viên - kinh sư của triều đình nhà Habsburg, và nếu thắng lợi thì phe Đại Liên minh sẽ phải ký kết một Hòa ước có lợi cho nước Pháp. Thành viên lâm vào hiểm nguy: Maximilian II Emanuel, Tuyển hầu xứ Bayern và Thống chế Pháp là Ferdinand de Marsin kéo quân Bayern uy hiếp từ phía tây, và đoàn quân của Thống chế Vendôme ở miền Bắc Ý cũng có thể gây hiểm họa chết người nếu như họ tiến công nước Áo thông qua đèo Brenner. Triều đình Viên bấy giờ còn phải lo đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Hungary do Rákóczi chỉ huy ở phía Đông. Phát hiện ra nguy hiểm, và để giảm bớt nguy hiểm đó đến thành Viên, Thống chế Anh Quốc là Công tước Marlborough đã kéo đại binh từ Bedburg về phía nam để giúp hoàng đế Leopold. Cuộc hành binh thần tốc này đã chấm dứt với cuộc hội quân giữa ông và quân Áo do Vương công Eugène de Savoie-Carignan thống lĩnh.[8]
Trận Höchstädt lần thứ hai (Trận Blindheim) | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha | |||||||
Zweite Schlacht bei Höchstädt. Tranh sơn dầu của Joshua Ross. | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
Liên quân: Đan Mạch-Na Uy |
Pháp Lãnh địa Tuyển hầu tước Bayern | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
Quận công của Marlborough Vương công Eugène de Savoie-Carignan |
Quận công Tallard (POW) Ferdinand de Marsin Maximilian II Emanuel | ||||||
Lực lượng | |||||||
52 nghìn binh sĩ,[6] 66 cỗ đại pháo |
Nguồn 1: 56 nghìn binh sĩ, 90 cỗ đại pháo Nguồn 2: 6 vạn binh sĩ [7] | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
4.542 tử trận, 7.942 bị thương |
6,000 tử trận, bị chết đuối 7,000 bị thương, 14.190 bị bắt làm tù binh |
Trận chiến này được quyết định bằng một đòn giáng sấm sét nhằm vào trung quân của Tallard, tạo tiền đề cho quân Áo của Eugène thọc sâu vào hữu quân Pháp.[7] Lần đầu tiên dưới triều Louis XIV, tuyến quân Pháp bị tan vỡ và cuống cuồng tháo chạy.[8] Nhiều binh sĩ Pháp còn bị chết đuối ở con sông Donau.[9] Sau hơn 4 tiếng đồng hồ,[10] trận đánh tại Höchstädt lần thứ hai đã kết thúc với tổn thất nặng nề cho cả hai bên (trong đó quân Pháp bị thiệt hại nghiêm trọng hơn cả[9]), trở thành một trong những trận đánh khốc liệt nhất trong lịch sử châu Âu thuở đó.[11] Quân Pháp đã bị hủy diệt trong thảm bại này. Quân Bayern bị loại khỏi vòng chiến mà Pháp không thể giúp gì, thành Viên được giải nguy, và Marlborough cùng với Eugène trở thành những vị anh hùng của liên quân.[5][11][12] khó thể can thiệp vào tình hình Nam Đức được nữa.[11] Nhờ đó, Bayern trở thành "con mồi" cho hai nước Áo và Phổ, tạo tiền đề cho tương lai của nước Đức sau này.[5] Nhà nước phong kiến Áo đã tồn vững, và đại thắng tại trận Höchstädt trở thành chiến thắng hoàn hảo và vinh quang nhất của Marlborough, được xem là thắng lợi bảo tồn quyền tự do của các quốc gia châu Âu và mở đầu cho sự phát triển hùng mạnh của nước Anh và còn là trận chiến định đoạt nhất của Anh Quốc tại châu Âu lục địa trước thế kỷ thứ XX.[5][11][13] Sau chiến thắng - vốn được coi là một công tích khắc họa rõ nét lòng dũng cảm và tài thao lược của ông,[14] thanh danh của ông rất lớn, ông trở thành người chiến binh xuất sắc nhất của châu Âu buổi ấy[5]. Đại thắng này được xem là do ông biết làm chủ địa thế, bảo toàn binh lực và giáng đòn sấm sét, thế rồi Quốc hội Anh đã hoan nghênh ông.[10] Bên cạnh đó, thắng lợi này cũng đưa Eugène trở thành một trong những bậc kiệt tướng của thời đại, được các thế hệ danh tướng về sau kính trọng.[5] Chính sự trợ giúp đắc liệt của một Eugène oai hùng cho một Marlborough biết giành thế thắng, đã quyết định đại thắng cho liên quân mặc dù quân Pháp đông đảo hơn.[15] Chiến thắng to tát của hai ông được đánh giá là một trong những đợt vận động chiến lược tuyệt mĩ nhất trong suốt bề dày lịch sử quân sự thế giới.[16] Sau suốt bốn thập kỷ bách chiến bách thắng, quân Pháp giờ đây đã thua một trận quyết định được coi là chiến thắng lừng lẫy nhất của một vị tướng Anh trên lục địa kể từ sau trận Agincourt, khiến cho năm 1704 trở thành một năm chói lọi trong quân sử nước Anh[5].[10][17] Qua đó, chiến thắng to lớn này không những gây mừng vui cho Nữ vương Anne nước Anh khi ấy[5], mà còn được xem là một trong những trận thắng vĩ đại nhất trong quân sử nhân loại, trở thành một trong những trận thắng to lớn làm nên niềm tự hào dân tộc của Anh Quốc.[18] Đối với người Hà Lan, đây cũng là một trong những trận đánh cuối cùng mà họ đóng vai trò quan trọng.[11]
Hơn 1 vạn tù binh Pháp (có cả nhiều tướng[10]) trong trận thắng này nằm trong số những chiến lợi phẩm đáng nhớ nhất trong quân sử Anh Quốc[9]. Nhiều người lính Đức gia nhập quân lực của Marlborough sau trận thắng quyết định đầu tiên đánh dấu sự suy tàn của Louis XIV này.[11] Sau đại bại tại trận Höchstädt lần thứ hai, nước Pháp mất đất Đức,[10] phải lùi vào thế thủ và không bao giờ có thể trở lại thế công được nữa, nghĩa là những cuộc chinh phạt của Louis XIV đã hoàn toàn chấm dứt.[5] Thất bại này thảm hại đến mức mà Hoàng hậu Pháp không dám báo tin cho nhà vua, trong khi toàn quốc Pháp đau sầu trong một thời gian.[11][19] Thắng lợi bước ngoặt này cũng gia tăng sĩ khí, quân thanh của liên quân.[20] Dù cho Marlborough sẽ còn đạt thêm nhiều chiến thắng - cùng với đại thắng huy hoàng tại Höchstädt mang lại tiếng tăm cho lực lượng Quân đội Anh, không một trận nào trong số đó có tầm cỡ sánh ngang được với đại thắng ở Höchstädt.[20][21] Trong những thắng lợi ấy, ông đã phát huy thành công của các chiến thuật của ông, mà chiến thắng ở Höchstädt được xem là một chuẩn mực.[22] Trong khi ấy, khối Đại Liên minh được vững tồn và người Hungary mất dần ý chí khởi nghĩa chống Áo.[11] Và, như một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử châu Âu, trận thắng này khiến cho Pháp tiêu tan hy vọng và không thể nào mà lấn át châu Âu được, mãi cho tới thời Napoléon Bonaparte, và qua đó dần dà suy thoái.[5][14][20] Tại Anh Quốc, dinh Blenheim đã được dựng xây như một phần thưởng dành cho vị tướng thắng trận Marborough, trong khi đại thắng của ông vẫn lôi cuốn hậu thế cho đến nay.[7][23]
Bối cảnh lịch sử
sửaVào năm 1704, cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha đã đến năm thứ tư. Năm trước là một năm thắng lợi của quân Pháp và đồng minh, nhất là ở ven sông Danube, nơi Thống chế Pháp là De Villars cùng với Tuyển hầu tước xứ Bayern đã trực tiếp đe dọa đến đế đô Viên của triều đại Habsburg.[24] Thành viên đã được cứu vãn bởi sự bất hòa giữa hai vị chỉ huy quân Pháp, dẫn tới việc Villars tài ba bị thế chức bằng Thống chế Marsin kém năng lực hơn. Tuy nhiên, trong năm 1704, mối hiểm họa vẫn còn đó: cuộc khởi nghĩa của người Hungary do Rákóczi lãnh đạo vốn dĩ đang đe dọa miền Đông của Đế quốc, và quân Pháp dưới quyền Thống chế Vendôme' có thể sẽ tiến đánh Viên từ miền Bắc Ý.[25] Trong các Triều đình Versailles và Madrid, người ta tin chắc là Viên sẽ sụp đổ, và khi ấy gần như chắc hẳn là Đại Liên minh.[26]
Để ngăn ngừa liên quân chống Pháp kéo về vùng sông Danube, Thống chế Pháp là Quận công Villeroi đã dự kiến sẽ chỉ huy 46 nghìn quân chặn đánh 7 nghìn liên quân Anh-Pháp xung quanh Maastricht ở Vùng đất thấp, trong khi Tướng de Coigny đem một Quân đoàn khắc đến yểm trợ Alsace khỏi sự đột kích của liên quân.[24] Đạo quân duy nhất hiện còn để phòng vệ kinh sư Viên là 36 nghìn binh sĩ của Vương công Ludwig xứ Baden đóngt cứ ở phòng tuyến Stollhofen[27] để theo dõi Thống chế Tallard tại Strasbourg; ngoài ra còn có một đội quân yếu ớt bao gồm 1 vạn người dưới quyền Thống chế Bá tước Limburg Styrum đang trấn thủ vùng Ulm.
Cả Chánh sứ Đế quốc Áo tại thủ đô Luân Đôn, Bá tước Wratislaw, và Quận công Marlborough đều đã nhận thức được tình hình trên sông Danube. Tuy nhiên, do người Hà Lan cần phải bảo vệ đất nước, họ không chịu cho quân tham gia bất cứ một chiến dịch Nam tiến tham vọng nào xa đến tận sông Danube và dĩ nhiên là không thể chia rẽ bớt quân từ phần Hà Lan thuộc Tây Ban Nha.[28]
Đồng phục, vũ khí và trang thiết bị
sửaQuân đội Anh của Nữ vương Anne bao gồm kị binh cận vệ, trung đoàn kị binh, long kị binh, Bộ binh cận vệ và bộ binh. Trong thời gian chiến tranh Các loại hình quân đội phục vụ cho quân liên minh gồm phần lớn là quân tiêu chuẩn trên khắp châu Âu. Ngoài ra đế quốc Áo còn sở hữu số quân ko thường trực: hussars từ bosnia và hungary và Pandours từ bán đảo ban- căng.
Cận vệ và Long kị binh được trang bị súng hỏa mai ngắn và kiếm. Long kị binh thế kỉ 18 đã được hoàn thiện từ bộ binh và kị binh. Tuy nhiên họ vẫn dùng trống chứ không dùng kèn hiệu.
Bộ binh được trang bị súng hỏa mai và lưỡi lê., họ xếp thành hàng và được chỉ đạo theo nhịp trống, các đơn vị chủ yếu của tổ chức quân đội thời này là tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn gồm 10 đội được chỉ huy bởi đội trưởng,. Lực lượng quân sự mạnh nhất thời kì này là quân đội Pháp của Louis XIV vua mặt trời, dưới thời của ông lực lượng quân đội Pháp đạt đến đỉnh cao Chiến tranh kế vị Tây Ban Nha là trận chiến đầu tiên của quân đội Anh sau khi mới được tổ chức lại vào năm 1685, các trung đoàn có mặt trong cuộc chiến đều là những đội quân mạnh mẽ gồm nhiều tổ chức khác nhau: Bộ binh cận vệ, long kị binh hoàng gia, Hoàng gia Scotland, lính hỗ trợ, Hoàng gia xứ wales, cameronians và một số quân đoàn có uy tín khác. Anh bị bỏ lại phía sau kẻ thù và đồng minh của họ về nhiều khía cạnh, không có giáo dục quân sự chính thức cho chỉ huy quân đội, năng lực đến kinh nghiệm chiến trường.
Trong khi tất cả các quân đội có các cấu trúc cấp bậc chính thức và rõ ràng thực tế và ảnh hưởng của mệnh lệnh vẫn còn chủ yếu quyết định bởi địa vị xã hội, đặc biệt là giữa quân đội của quốc gia khác nhau. Đó là một vấn đề cần giải quyết của John Churchill(công tước của Marlborough) để ông có ảnh hưởng đến các sĩ quan nước ngoài. Nhưng với tài ngoại giao và khả năng quân sự của mình, ông đã thành công. Đồng phục của trung đoàn Anh là bộ áo khoác dài màu đỏ, ở ve áo và cổ tay áo có những màu sắc khác nhau thể hiện các đơn vị lính trong quân đội: Màu xanh đậm cho cận vệ và trung đoàn hoàng gia; màu vàng, màu xanh lá cây, trắng hay da bò cho những đơn vị lính khác. Mỗi lính đều có thắt lưng bên phải đeo lưỡi lê hoặc kiếm bên trái là hộp đựng đạn, kị binh cưỡi ngựa được trang bị những con ngựa được huấn luyện kĩ, khỏe mạnh, họ có 1 thanh kiếm, tất cả các lính đều đội mũ khăn xếp. Trong thời gian chiến tranh bộ tư lệnh cung cấp súng cho đội pháo binh bằng ngựa của các nhà thầu dân sự
Đồng phục quân Pháp thời kì này là bộ áo khoác dài màu xanh, lực lượng quân đội được huấn luyện bài bản[29]
Tham khảo
sửa- ^ Tất cả các ngày trong bài viết là theo lịch Gregory (trừ trường hợp đã nêu). Lịch Julius được sử dụng ở Anh vào năm 1704 cách biệt 11 ngày với lịch Gregory. Như vậy, trận Blenheim diễn ra vào ngày 13 tháng 8 (lịch Gregory) hoặc ngày 02 tháng 8 (lịch Julius).
- ^ Ngôi làng Blindheim (Blenheim in English) nằm bên bờ sông Donau, cách Donauwörth (Bayern) 10 dặm (16 km) về phía tây nam, miền nam nước Đức.
- ^ Vào năm 1704, Blindheim là một phần của Pfalz-Neuburg, được sáp nhập vào Bayern năm 1808.
- ^ Weighley: The Age of Battles: The Quest for Decisive Warfare from Breitenfeld to Waterloo, trang. 87
- ^ a b c d e f g h i j Angus Konstam, Marlborough. Jane Bingham, The Cotswolds: A Cultural History, trang 70. Michael Lee Lanning, The Battle 100: The Stories Behind History's Most Influential Battles, các trang 162-163.
- ^ Các thống kê thực hiện bởi Chandler và Falkner. Một số nguồn cho rằng, liên quân có khoảng 56 nghìn binh sĩ và liên quân Pháp-Bayern có khoảng 6 vạn binh sĩ. Số lượng các tiểu đoàn của hai bên đều tùy thuộc vào các nguồn khác nhau.
- ^ a b c d John Cannon, A dictionary of British history, trang 81
- ^ a b c R. O. Bucholz, Newton Key, Early modern England 1485-1714: a narrative history, trang 18
- ^ a b c William Freke Williams, William Cooke Stafford, England's Battles by Sea and Land: History of the wars caused by the French Revolution, 1792-1812, trang 269
- ^ a b c d e Scottish school-book assoc, A school history of the British empire, trang 273. Oxford University Press, Early Modern Europe.
- ^ a b c d e f g h Cathal J. Nolan, Wars of the Age of Louis XIV, 1650-1715: An Encyclopedia of Global Warfare and Civilization, trang 50. George Lillie Craik, Charles MacFarlane, Charles Knight, Harriet Martineau, The pictorial history of England: being a history of the people as well as a history of the kingdom, Tập 4, trang 158.
- ^ Geoffrey Parker, The Cambridge Illustrated History of Warfare: The Triumph of the West Louis XIV, trang 75
- ^ John Tincey, Graham Turner, Blenheim 1704: The Duke of Marlborough's Masterpiece, trang 7
- ^ a b James Rees Jones, Country and court: England, 1658-1714, trang 291
- ^ Robert Cowley, Geoffrey Parker, The Reader's Companion to Military History, trang 56
- ^ Robert A. Kann, A history of the Habsburg Empire, 1526-1918, trang 66
- ^ Anne Plumptre, Deborah McLeod, Something new, or, Adventures at Campbell-House, trang 224
- ^ Reuben Percy, The Mirror of literature, amusement, and instruction, Tập 4, trang 34. William Freke Williams, England's battles by sea and land: from the commencement of the great French Revolution to the present time with a retrospective view of the celebrated epochs of British military history; including our Indian campaigns and the present expedition against Russian aggression in the East, trang 304. Robert Cowley, Geoffrey Parker, The Reader's Companion to Military History, trang 75.
- ^ Seán Lang, European History For Dummies, trang 201
- ^ a b c Anne Commire, Historic World Leaders: Europe (A-K), các trang 248-249.
- ^ William Cowper, The works of William Cowper, with a life of the author, by the editor R. Southey, các trang XICV-CXL.
- ^ Angus Konstam, Marlborough: The Background, Strategies, Tactics and Battlefield Experiences of the Greatest Commanders of History, trang 24
- ^ John Tincey, Graham Turner, Blenheim 1704: The Duke of Marlborough's Masterpiece, trang 25
- ^ a b Chandler: Marlborough as Military Commander, p. 124
- ^ Lynn: The Wars of Louis XIV, 1667–1714, p. 285
- ^ Chandler: Marlborough as Military Commander, p. 125
- ^ The Lines of Stollhofen are a military chain of posts designed for the defence of the Rhine Valley. The lines ranged 20 dặm (32 km) between Stollhofen, a small village on the Rhine, to the Black Forest. The barrier was designed to stop the French marching down the Rhine from Strasbourg.
- ^ Chandler: Marlborough as Military Commander, p. 127
- ^ “Spanish Succession: Battle of Blenheim - Duke of Marlborough”.
Tham khảo
sửaWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Trận Höchstädt lần thứ hai. |
- Barnett, Correlli. Marlborough. Wordsworth Editions Limited (1999). ISBN 1-84022-200-X
- Chandler, David G. A Guide to the Battlefields of Europe. Wordsworth Editions Limited, 1998. ISBN 1-85326-694-9
- Chandler, David G. Marlborough as Military Commander. Spellmount Ltd (2003). ISBN 1-86227-195-X
- Churchill, Winston. Marlborough: His Life and Times, Bk. 1, vol. ii. University of Chicago Press, (2002). ISBN 0-226-10633-0.
- Robert Cowley, Geoffrey Parker, The Reader's Companion to Military History, Houghton Mifflin Harcourt, 10-07-2001. ISBN 0618127429.
- Oxford University Press, Early Modern Europe, Oxford University Press. ISBN 0191606812.
- George Lillie Craik, Charles MacFarlane, Charles Knight, Harriet Martineau, The pictorial history of England: being a history of the people as well as a history of the kingdom, Tập 4, W. and R. Chambers, 1857.
- William Freke Williams, England's battles by sea and land: from the commencement of the great French Revolution to the present time with a retrospective view of the celebrated epochs of British military history; including our Indian campaigns and the present expedition against Russian aggression in the East, London Print. and Pub. Co.
- Michael Lee Lanning, The Battle 100: The Stories Behind History's Most Influential Battles, Sourcebooks, Inc., 15-03-2005. ISBN 1402202636.
- Anne Plumptre, Deborah McLeod, Something new, or, Adventures at Campbell-House, Broadview Press, 1996. ISBN 1551110792.
- William Cowper, The works of William Cowper, with a life of the author, by the editor R. Southey, 1843.
- Angus Konstam, Marlborough[liên kết hỏng], Osprey Publishing, 20-12-2011. ISBN 1780962320.
- William Freke Williams, William Cooke Stafford, England's Battles by Sea and Land: History of the wars caused by the French Revolution, 1792-1812, Printing and publishing company, 1863.
- Scottish school-book assoc, A school history of the British empire, 1867.
- Seán Lang, European History For Dummies, John Wiley & Sons, 31-01-2011. ISBN 1119993008.
- John Cannon, A dictionary of British history, Oxford University Press, 03-09-2009. ISBN 0199550379.
- Coxe, William. Memoirs of the Duke of Marlborough: vol.i. London, (1847)
- Falkner, James. Blenheim 1704: Marlborough's Greatest Victory. Pen & Sword Books Ltd, 2004. ISBN 1-84415-050-X
- Henderson, Nicholas: Prince Eugen of Savoy. Weidenfield & Nicolson (1966). ISBN 1-84212-597-4
- Holmes, Richard (2008). Marlborough: England's Fragile Genius. HarperCollins. ISBN 978-0-00-722571-2
- Lynn, John A. The Wars of Louis XIV, 1667–1714. Longman (1999). ISBN 0-582-05629-2
- McKay, Derek. Prince Eugene of Savoy. Thames and Hudson Ltd., (1977). ISBN 0-500-87007-1
- Spencer, Charles. Blenheim: Battle for Europe. Phoenix (2005). ISBN 0-304-36704-4
- Tincey, John; Turner, Graham. Blenheim 1704: The Duke of Marlborough's Masterpiece.[liên kết hỏng] Osprey Publishing Ltd, 2004. ISBN 1-84176-771-9
- Weighley, Russell. The Age of Battles: The Quest for Decisive Warfare from Breitenfeld to Waterloo. Indiana University Press. 1991. ISBN 0-7126-5856-4
- Anne Commire, Historic World Leaders: Europe (A-K), Gale Research Inc., 1994. ISBN 0810384108.
- Jane Bingham, The Cotswolds: A Cultural History, Oxford University Press, 18-02-2010. ISBN 0195398750.
- James Rees Jones, Country and court: England, 1658-1714, Harvard University Press, 01-07-1978. ISBN 0674175255.
- Robert A. Kann, A history of the Habsburg Empire, 1526-1918, University of California Press, 1980. ISBN 0520042069.
Liên kết ngoài
sửa- Battle of Blenheim animated battle map Lưu trữ 2012-03-03 tại Wayback Machine by Jonathan Webb
- Battle of Blenheim Lưu trữ 2009-10-05 tại Wayback Machine
- [1]