Tuyết Đậu Trí Giám (zh. 雪窦智鑑, ja. Setchō Chikan, 1105-1192), cũng được gọi là Túc Am Trí Giám, là Thiền sư Trung Quốc đời Tống, thuộc đời thứ 12 của Tông Tào Động. Sư nối pháp Thiền sư Thiên Đồng Tông Giác, đệ tử của sư có Thiền sư Thiên Đồng Như Tịnh.

Thiền sư
tuyết đậu trí giám
雪窦智鉴
Tên khai sinhhọ Ngô
Tên khácTúc Am Trí Giám
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Tông pháiThiền tông
Lưu pháiTào Động tông
Sư phụThiên Đồng Tông Giác
Đệ tửThiên Đồng Như Tịnh
Thông tin cá nhân
Sinh
Thế danhhọ Ngô
Ngày sinh1105
Nơi sinhTrừ Châu, An Huy
Mất 
Ngày mất1192
Nơi mấtNúi Tuyết Đậu
Giới tínhnam
Quốc tịchĐại Tống
 Cổng thông tin Phật giáo

Cơ duyên và hành trạng sửa

họ Ngô, quê ở Trừ Châu, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Theo sách kể lại, từ nhỏ sư đã có duyên lành với Phật Pháp. Như một hôm, người mẹ rửa mụn nhọt trên tay sư và hỏi: "Con thấy tay mình thế nào?" Sư đáp: "Tay con giống tay Phật!"[1][2]

Sau khi xuất gia, sư đến tu học ở chổ của Thiền sư Chân Yết Thanh Liễu tại Trường Lô. Trong pháp hội này, có đại đệ tử của Thiền sư Chân Yết là Tông Giác khi ấy đang làm thủ chúng, Tông Giác rất xem trọng và quý mến sư. Về phía sư, mặc dù Tông Giác chỉ ở vai vế là sư huynh đồng môn nhưng sư rất kính trọng Tông Giác và coi đó là thầy của mình.[1][2]

Rời chổ của Chân Yết, sư đến núi Tượng Sơn ẩn cu tu hành. Ở đây thường hay xảy ra nhiều chuyện quỷ mị, ma quái. Tuy vậy nhưng tâm sư vẫn vững vàng không bị mê hoặc. Vào một đêm nọ, sư bỗng nhiên đại ngộ, liền đến gặp Tông Giác trình sở ngộ và được Tông GIác ấn khả.[1][2]

Năm 1154, sư đến trụ trì tại chùa Thê Chân (zh. 棲真寺) ở gần Hàng Châu. Sau đó, sư cũng lần lượt trụ trì tại các chùa như: Định Thủy tự, Hương Sơn tự và Báo Ân tự.[3]

Năm 1184, sư đến trụ trì ở núi Tuyết Đậu và khai đường giảng pháp. Tại đây, có rất nhiều thiền sinh đến tham học.[4]

Sư có để lại một bài kệ:

Thế Tôn có mật ngữ
Ca - diếp không che giấu
Đêm khuya mưa hoa rụng
Cả thành ngập nước thơm.[1]

Sư được cho là đã viết câu thơ: "Được một Tông, mất một Sùng. Chắp tay trước, đập ngực sau." để chế nhạo Thiền sư Hoằng Trí Chính Giác nổi tiếng. "Tông" chỉ cho Tuyết Đậu Tự Tông - đệ tử đắc pháp của Hoằng Trí và "Sùng" chỉ cho Dã Đường Phổ Sùng (zh. 野堂普崇) - môn đệ của Hoằng Trí nhưng sau đó bỏ đi và theo học với tông Lâm Tế.[5]

Cuối đời, sư lập am ở phía Đông của Tuyết Đậu Thiền Tự và ẩn cư tại đây cho đến khi viên tịch vào năm 1192. Sau khi sư tịch, đệ tử trà tỳ và xây tháp thờ tại núi Tuyết Đậu.[4]

Nguồn tham khảo sửa

  1. ^ a b c d Hư Vân (2012). Phật Tổ Đạo Ảnh - Tập 2. Nxb Hồng Đức.
  2. ^ a b c “雪窦智鉴”. Baidu Baike. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.
  3. ^ “NGHIÊN CỨU MẠCH TRUYỀN THỪA - Chùa Phật học Xá Lợi”. chuaxaloi.vn. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.
  4. ^ a b Ferguson, Andrew E (2000). Zen's Chinese heritage: the masters and their teachings. tr. 450. ISBN 978-0-86171-163-5.
  5. ^ Schlütter, Morten (2010). How Zen Became Zen: The Dispute Over Enlightenment and the Formation of Chan Buddhism in Song-Dynasty China. University of Hawaii Press. tr. 69. ISBN 978-0-8248-3508-8.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán