2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc
tháng 3 năm 2014
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Trận chiến biển Bismarck

Trận chiến biển Bismarck (2 tháng 3, 1943 - 4 tháng 3, 1943) là một trận đánh diễn ra tại Mặt trận Tây Nam Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong suốt ba ngày diễn ra trận đánh, các máy bay thuộc Không lực 5 Không quân Hoa Kỳ và Không quân Hoàng gia Úc (RAAF) đã tấn công các đoàn tàu chuyển quân của Nhật Bản, đang trên đường đến Lae, New Guinea. Kết quả là phần lớn các tàu Nhật bị đánh chìm và hàng nghìn quân tăng viện Nhật đã bỏ xác trên đường đi. Tháng 12 năm 1942, Bộ tổng chỉ huy Lục quân Nhật quyết định tăng viện cho chiến trường Tây Nam Thái Bình Dương. Theo kế hoạch, 6.900 lính Nhật sẽ được đưa từ căn cứ Rabaul đến Lae. Điều này là vô cùng nguy hiểm vì sức mạnh không quân Đồng Minh trong vùng nhưng buộc phải thực hiện vì nếu không lính Nhật buộc phải hành quân qua các đầm lầy, núi và rừng mà không có đường. Ngày 28 tháng 2 năm 1943, đoàn tàu chuyển vận gồm tám khu trục hạm và tám chuyển vận hạm, yểm trợ bởi 100 máy bay tiêm kích đã bắt đầu xuất phát từ cảng Simpson tại Rabaul. Đồng Minh đã phát hiện được sự chuẩn bị của quân Nhật, đồng thời các nhân viên giải mã hải quân tại Melbourne (FRUMEL) và Washington, D.C. cũng đã giải mã thành công hành trình và điểm đến của đoàn tàu chuyển vận. Bên cạnh đó, Không quân Đồng Minh cũng tìm ra được phương pháp oanh tạc mới để tăng khả năng thành công. [ Đọc tiếp ]

Johannes Kepler

Johannes Kepler (27 tháng 12, 157115 tháng 11, 1630), là một nhà toán học, thiên văn họcchiêm tinh học người Đức. Là một trong những đại diện của cuộc cách mạng khoa học thế kỷ 17, Kepler được biết đến nhiều nhất bởi các định luật về chuyển động thiên thể mang tên ông do các nhà thiên văn thiết lập dựa trên những công trình của ông như Astronomia nova, Harmonice Mundi và cuốn Tóm tắt thiên văn học Copernicus. Khởi đầu sự nghiệp, Kepler từng là một giáo viên toántrường dòng Graz, trước khi đảm nhiệm vai trò trợ tá cho nhà thiên văn Tycho Brahe, và cuối cùng trở thành nhà thiên văn học triều đình cho Hoàng đế La Mã Thần thánh Rudolf II và sau đó là các hoàng đế kế vị MatthiasFerdinand II. Trong những năm biến động cuối đời, ông dạy toán ở Linz (Áo) và là cố vấn cho Albrecht von Wallenstein. Ngày nay được biết đến chủ yếu vì những nghiên cứu thiên văn học, ông còn có những công trình quan trọng trong lĩnh vực quang học, phát minh ra một mẫu kính viễn vọng phản xạ (Kính viễn vọng Kepler), và thảo luận về những khám phá bằng kính viễn vọng của một nhà khoa học sống cùng thời, Galileo Galilei. [ Đọc tiếp ]

König (lớp thiết giáp hạm)

Lớp thiết giáp hạm König là một lớp thiết giáp hạm dreadnought được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất; lớp bao gồm bốn chiếc König, Grosser Kurfürst, Markgraf, và Kronprinz. Lớp König là một sự cải tiến đối với lớp thiết giáp hạm Kaiser dẫn trước; một trong những sự cải biến chính yếu là sự bố trí lại dàn pháo chính: lớp Kaiser trang bị mười khẩu pháo SK 30,5 xentimét (12,0 in) L/50 trên năm tháp pháo nòng đôi; một phía trước, hai phía sau theo kiểu bắn thượng tầng, và hai bên mạn phía giữa tàu. Đối với lớp König, một tháp pháo mạn được chuyển lên phía trước bắn thượng tầng, trong khi tháp pháo mạn kia chuyển sang ngay trục giữa phía giữa tàu. Điều này cho phép có một góc bắn rộng hơn qua mạn, khi cả mười khẩu pháo có thể khai hỏa trên một vùng rộng. Là những tàu chiến mạnh mẽ nhất của Hạm đội Biển khơi Đức khi chiến tranh bùng phát vào năm 1914, lớp König đã hoạt động như một đơn vị duy nhất trong chiến tranh: Đội 5 thuộc Hải đội Chiến trận 3. Những chiếc trong lớp đã tham gia hầu hết các hoạt động của Hạm đội trong cuộc xung đột, kể cả trận Jutland, nơi chúng đóng vai trò tiên phong cho hàng chiến trận Đức. Tất cả chúng đều sống sót qua cuộc chiến tranh, và bị lưu giữ tại Scapa Flow vào tháng 11 năm 1918. Tất cả bốn chiếc đều đã bị đánh đắm vào ngày 21 tháng 6 năm 1919, khi Chuẩn Đô đốc Ludwig von Reuter không muốn người Anh chiếm lấy các tàu chiến của Hạm đội Biển khơi. [ Đọc tiếp ]

Nguyễn Huệ

Nguyễn Huệ hay Quang Trung Hoàng đế, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những nhà chỉ huy quân sự tài giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh chống nội chiến và ngoại xâm chưa một lần thất bại. Thành tựu của ông để lại có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử Việt Nam, giúp cho triều đại sau này (cụ thể là Nguyễn Ánh) dễ dàng thống nhất đất nước sau hơn hai trăm năm nội chiến. Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổi tiếng đã lật đổ nhà Hậu Lê cùng với hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam. Thêm vào đó, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại cuộc xâm lược nước Đại Việt ở phía Nam của nước Xiêm, và ở phía Bắc của Đại Thanh – khi đó là thời kỳ hùng mạnh nhất dưới triều Thanh Cao Tông (Càn Long). Do có nhiều công lao với đất nước, Quang Trung Hoàng đế được xem là anh hùng dân tộc áo vải của nhân dân Việt Nam. [ Đọc tiếp ]

Paracetamol

Paracetamol là một thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau, tuy nhiên không như aspirin nó không hoặc ít có tác dụng chống viêm. So với các thuốc NSAIDs, paracetamol có rất ít tác dụng phụ với liều điều trị nên được cung cấp không cần kê đơn ở hầu hết các nước. Từ xưa, người ta đã sử dụng cây liễu làm thuốc hạ sốt, mà sau này đã chiết xuất được aspirin. Thế kỷ 19, cây canh ki na và chất chiết xuất từ nó là Quinin được sử dụng để làm hạ sốt trong bệnh sốt rét. Khi cây canh ki na dần khan hiếm vào những năm 1880, người ta bắt đầu đi tìm các thuốc thay thế. Khi đó 2 thuốc hạ sốt đã được tìm ra là acetanilide năm 1886 và phenacetin năm 1887. Năm 1878 Harmon Northrop Morse đầu tiên đã tổng hợp được paracetamol từ con đường giáng hóa p-nitrophenol cùng với thiếc trong giấm đóng băng. Tuy nhiên, paracetamol đã không được dùng làm thuốc điều trị trong suốt 15 năm sau đó. Năm 1893, paracetamol đã được tìm thấy trong nước tiểu của người uống phenacetin, và đã được cô đặc thành một chất kết tinh màu trắng có vị đắng. Năm 1899, paracetamol được khám phá là một chất chuyển hóa của acetanilide. Khám phá này đã bị lãng quên vào thời gian đó. [ Đọc tiếp ]