1914
năm
Bài này không có nguồn tham khảo nào. |
1914 (số La Mã: MCMXIV) là một năm thường bắt đầu vào thứ Năm trong lịch Gregory.
Thế kỷ: | Thế kỷ 19 · Thế kỷ 20 · Thế kỷ 21 |
Thập niên: | 1880 1890 1900 1910 1920 1930 1940 |
Năm: | 1911 1912 1913 1914 1915 1916 1917 |
Lịch Gregory | 1914 MCMXIV |
Ab urbe condita | 2667 |
Năm niên hiệu Anh | 3 Geo. 5 – 4 Geo. 5 |
Lịch Armenia | 1363 ԹՎ ՌՅԿԳ |
Lịch Assyria | 6664 |
Lịch Ấn Độ giáo | |
- Vikram Samvat | 1970–1971 |
- Shaka Samvat | 1836–1837 |
- Kali Yuga | 5015–5016 |
Lịch Bahá’í | 70–71 |
Lịch Bengal | 1321 |
Lịch Berber | 2864 |
Can Chi | Quý Sửu (癸丑年) 4610 hoặc 4550 — đến — Giáp Dần (甲寅年) 4611 hoặc 4551 |
Lịch Chủ thể | 3 |
Lịch Copt | 1630–1631 |
Lịch Dân Quốc | Dân Quốc 3 民國3年 |
Lịch Do Thái | 5674–5675 |
Lịch Đông La Mã | 7422–7423 |
Lịch Ethiopia | 1906–1907 |
Lịch Holocen | 11914 |
Lịch Hồi giáo | 1332–1333 |
Lịch Igbo | 914–915 |
Lịch Iran | 1292–1293 |
Lịch Julius | theo lịch Gregory trừ 13 ngày |
Lịch Myanma | 1276 |
Lịch Nhật Bản | Đại Chính 3 (大正3年) |
Phật lịch | 2458 |
Dương lịch Thái | 2457 |
Lịch Triều Tiên | 4247 |
Sự kiệnSửa đổi
- 8 tháng 1 – Tia phóng xạ được sử dụng để điều trị bệnh ung thư.
- 8 tháng 2 – Ký kết thỏa thuận giữa Nga và đế quốc Ottoman về vấn đề Armenia.
- 17 tháng 3 – Nga tăng cường vũ trang.
- 21 tháng 4 – Mỹ tấn công México.
- 28 tháng 6 – Thái tử Áo–Hung Franz Ferdinand bị 1 sinh viên người Serbia ám sát tại Sarajevo, Bosna.
- 28 tháng 7 – Đế quốc Áo–Hung tuyên chiến với Serbia. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
- 1 tháng 8 – Đế quốc Đức tuyên bố chiến tranh với Nga.
- 3 tháng 8 – Đức tuyên chiến với Pháp.
- 4 tháng 8 – Anh tuyên chiến với Đức.
- 5 tháng 8 – Mỹ tuyên bố giữ trung lập trong cuộc chiến ở Châu Âu.
- 21 tháng 8– Trận Charleroi giữa quân đội Pháp và Đức. Quân đội Đức chiến thắng.
- 23 tháng 8– Nhật Bản tuyên chiến với Đức
- 23 tháng 8 – Trận Mons giữa quân đội Anh và Đức. Quân Anh triệt thoái.
- 26 tháng 8 đến 30 tháng 8 – Trận Tannenberg giữa quân đội Nga và Đức tại mặt trận phía đông. Đức giành thắng lợi quyết định.
- 30 tháng 8 – Máy bay Đức ném bom Paris lần đầu tiên.
- 3 tháng 9 – Benedict XV (Giacomo della Chiesa) trở thành Giáo hoàng thứ 258.
- 5 tháng 9 đến 13 tháng 9 – Trận sông Marne lần thứ nhất tại mặt trận phía tây giữa liên quân Anh–Pháp và quân Đức. Liên quân Anh–Pháp giành thắng lợi chiến lược.
- 9 tháng 9 đến 14 tháng 9 – Trận hồ Masuren lần thứ nhất giữa quân đội Nga và Đức. Quân Đức thắng lợi lớn.
- 9 tháng 10 – Cuộc vây hãm Antwerp. Quân Đức chiếm lĩnh được Antwerp từ tay Bỉ.
- 28 tháng 10 – Trận Penang (Mã Lai) giữa Hải quân Đức và Nga–Pháp. Hải quân Đức giành chiến thắng.
- 29 tháng 10 – Đế quốc Ottoman tham gia thế chiến thứ nhất theo phe Liên minh Trung tâm.
- 1 tháng 11 – Trận Coronel giữa Hải quân Đức và Hải quân Anh. Hải quân Đức chiến thắng.
- 3 – 5 tháng 11 – Trận Tanga giữa quân Anh–Ấn và quân Đức ở Đông Phi. Quân Đức giành thắng lợi quyết định.
- 8 tháng 12 – Trận quần đảo Falkland giữa hải quân Anh và hải quân Đức. Hải quân Anh đại thắng.
- 9 tháng 11 – Trận Cocos giữa Hải quân Úc và Hải quân Đức. Hải quân Úc chiến thắng.
- 13 tháng 11 – Chính phủ Đức kêu gọi dân chúng đổi vàng lấy tiền.
SinhSửa đổi
- 1 tháng 1 – Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam (m. 1967)
- 10 tháng 1 – Lê Trọng Tấn, Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam (m. 1986)
- 6 tháng 3 – Vjekoslav Luburić, phát xít Croatia, quản lý hệ thống trại tập trung của Nhà nước Độc lập Croatia (m. 1969)
- 4 tháng 4 – Marguerite Duras, nhà văn Pháp, tác giả tiểu thuyết Người tình (m. 1996)
- 30 tháng 4 – Trần Hiệu, Cục trưởng Tình báo đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (m. 1997)
- 2 tháng 5 – Đinh Núp (người Ba Na), nhân vật lịch sử Việt Nam (m. 1999)
- 4 tháng 12 – Nam Phương Hoàng Hậu, Hoàng hậu cuối cùng của nhà Nguyễn (m. 1963)
- Không rõ – Nguyễn Chánh, tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam (m. 1957)
MấtSửa đổi
- 24 tháng 2 – Joshua Chamberlain, tướng trong Nội chiến Mỹ (s. 1828)
- 25 tháng 3 – Frédéric Mistral, nhà thơ Pháp đoạt giải Nobel Văn chương 1904 (s. 1830)
- 21 tháng 6 – Carl Benjamin Klunzinger, bác sĩ, nhà động vật học người Đức (s. 1834)
- 28 tháng 6 – Franz Ferdinand, thái tử đế quốc Áo-Hung và Sophie, vợ ông.
- 2 tháng 7 – Joseph Chamberlain, chính trị gia người Anh.
- 31 tháng 7 – Jean Jaures, đảng viên đảng Xã hội, nhà chính trị lớn của Pháp.
- 30 tháng 8 – Aleksander Samsonov, tướng Nga.
- 25 tháng 9 – Theodore Nicholas Gill, nhà động vật học người Mỹ (s. 1837).
- 10 tháng 10 – Hoàng đế Carol I của România.
Giải NobelSửa đổi
- Vật lý – Max von Laue
- Hóa học– Theodore William Richards
- Y học – không có giải
- Văn học – không có giải
- Hòa bình – không có giải
Xem thêmSửa đổi
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về 1914. |