Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây

tuyến đường thuộc đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai

Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây (ký hiệu toàn tuyến là CT.01)[1] là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua địa phận 2 tỉnh Bình ThuậnĐồng Nai.

Đường cao tốc
Phan Thiết – Dầu Giây
Bảng kí hiệu đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, trong đó đoạn Phan Thiết - Dầu Giây là một phần của đường cao tốc này.
Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đoạn nút giao Ba Bàu (Hàm Kiệm, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận)
Map
Thông tin tuyến đường
LoạiĐường cao tốc
Chiều dài99 km
Tồn tại29 tháng 4 năm 2023
(11 tháng và 4 tuần)
Một phần của Đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông
Ký hiệu đường (toàn tuyến)
Các điểm giao cắt chính
Đầu Đông tại Hàm Kiệm, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận
  tại Sông Phan, Hàm Tân, Bình Thuận

ĐT.720 tại Tân Phúc, Hàm Tân, Bình Thuận
tại Xuân Tâm, Xuân Lộc, Đồng Nai
ĐT.765 tại Xuân Hiệp, Xuân Lộc, Đồng Nai

tại Hàng Gòn, Long Khánh, Đồng Nai
Đầu Tây tại Lộ 25, Thống Nhất, Đồng Nai
Vị trí đi qua
Tỉnh / Thành phốBình Thuận, Đồng Nai
Quận/Huyện
Hệ thống đường
Phân đoạn

Vị trí sửa

Đường cao tốc có chiều dài 99 km, trong đó đoạn đi qua Bình Thuận dài 47,5 km và đoạn đi qua Đồng Nai dài 51,5 km, có điểm đầu tại Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, kết nối với đường cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết; điểm cuối tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, nối tiếp với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây.

Thiết kế sửa

Tuyến cao tốc Phan ThiếtDầu Giây có quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp có chiều rộng từ 25–27m, tốc độ 120 km/h. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án hơn 18.100 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 11.000 tỷ đồng. Hệ thống công trình cầu gồm 68 cầu, với 18 cầu trên đường cao tốc, 40 cầu vượt trực thông với đường cao tốc, 10 cầu trong nút giao liên thông.

Xây dựng sửa

Đường cao tốc chính thức khởi công vào tháng 9 năm 2020 và thông xe kỹ thuật vào ngày 29 tháng 4 năm 2023 cùng với đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45.[2] Đến ngày 7 tháng 7 năm 2023 thì thông xe toàn bộ 4 nút giao còn lại.[3] Đường cao tốc này đã giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1.

Chi tiết tuyến đường sửa

 
Bảng thông tin tốc độ cao tốc

Làn xe sửa

  • 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp

Chiều dài sửa

  • Toàn tuyến: 99 km

Tốc độ giới hạn sửa

  • Tối đa: 120 km/h, Tối thiểu: 60 km/h

Lộ trình chi tiết sửa

Số Tên Khoảng cách
từ đầu tuyến
Kết nối Ghi chú Vị trí
Kết nối trực tiếp với   Đường cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết
1
(120)
IC Ba Bàu
(Phan Thiết, Hàm Kiệm)
0.0
(1659.4)
Đường Hàm Kiệm – Mỹ Thạnh Đầu tuyến đường cao tốc Bình Thuận Hàm Thuận Nam
BR Cầu Sông Phan Vượt sông Phan Ranh giới Hàm Thuận NamHàm Tân
2
(121)
IC Quốc lộ 55 27.2
(1686.6)
  Quốc lộ 55 Hàm Tân
3
(122)
IC Đường tỉnh 720 38.1
(1697.5)
Đường tỉnh 720
BR Cầu Sông Dinh Vượt sông Dinh
RA Trạm dừng nghỉ 47.5
(1706.9)
Đang thi công Ranh giới Bình ThuậnĐồng Nai
- IC Xuân Hòa 49.7
(1709.1)
Đường huyện 630 Được đề xuất Đồng Nai Xuân Lộc
4
(123)
IC Quốc lộ 1 63.0
(1722.4)
  Quốc lộ 1
BR Vượt hồ Gia Măng
5
(124)
IC Đường tỉnh 765 69.4
(1728.8)
Đường tỉnh 765
BR Cầu Sông Ba Vượt sông Ray
6
(125)
IC Quốc lộ 56 84.5
(1743.9)
  Quốc lộ 56 Long Khánh
- IC Xuân Quế 94.0
(1753.4)
Đường tỉnh 770B Được đề xuất Cẩm Mỹ
TP Trạm thu phí 94.5
(1753.9)
Chỉ thu phí ra vào cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Dầu Giây
7
(126)
IC Lộ 25
(Cẩm Mỹ)
99.0
(1758.4)
    Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây Thống Nhất
Kết nối trực tiếp với     Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây
1.000 mi = 1.609 km; 1.000 km = 0.621 mi

Sự cố kỹ thuật sửa

Khoảng 2h sáng ngày 29 tháng 7 năm 2023, tuyến cao tốc Phan ThiếtDầu Giây đã bị ngập do nước ở ven đường không có lối thoát tràn vào tại đoạn qua xã Sông Phan, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, cách nút giao với Quốc lộ 55 khoảng 2 km. Đoạn ngập dài khoảng 100 m, sâu nhất gần một mét. Vụ ngập khiến đoạn đường bị ùn tắc hơn 1 km. Nguyên nhân được xác định là do mưa lớn từ địa hình cao đổ về lòng chảo nơi cao tốc băng qua, song khu vực chỉ có cống rộng 2,5 m nên nước không kịp thoát và gây ngập.[4]

Chú thích sửa

  1. ^ “Quyết định 1454/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành”.
  2. ^ “Thông xe cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Mai Sơn - quốc lộ 45”. VnExpress. 29 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ Phước Tuấn (7 tháng 7 năm 2023). “Thông xe thêm 4 nút giao trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây”. VnExpress.
  4. ^ Việt Quốc (29 tháng 7 năm 2023). “Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết ngập sâu, ùn tắc kéo dài”. VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2023.

Liên kết ngoài sửa