Đồng Văn Khuyên (1927–2015) nguyên là một tướng lĩnh Tiếp vận của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên tại trường Sĩ quan Trừ bị được mở ra ở Nam phần. Trong suốt thời gian phục vụ Quân đội, ông chuyên đảm trách các chức vụ liên quan đến ngành Yểm trợ và Đào tạo, nên ông còn được gọi là tướng Văn phòng. Ông là Chỉ huy trưởng (Tổng cục trưởng) ngành Tiếp vận trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa với thời gian lâu nhất (1967 – 1975). Ngày 28 tháng 4 năm 1975 ông kiêm nhiệm Xử lý thường vụ chức vụ Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu.

Đồng Văn Khuyên
Chức vụ

Xử lý thường vụ
Chức vụ Tổng Tham mưu trưởng
Nhiệm kỳ28/4/1975 – 29/4/1975
(1 ngày)
Cấp bậc-Trung tướng
Tiền nhiệm-Đại tướng Cao Văn Viên
Kế nhiệm-Trung tướng Vĩnh Lộc
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu
kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận
Nhiệm kỳ3/1974 – 29/4/1975
Cấp bậc-Trung tướng
Tham mưu phó-Thiếu tướng Nguyễn Xuân Trang (Đặc trách Nhân sự)
-Thiếu tướng Lê Ngọc Triển (Đặc trách Hành quân)
Tiền nhiệm-Trung tướng Nguyễn Văn Mạnh
Kế nhiệmSau cùng
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Đổng lý Văn phòng Bộ Quốc phòng
Nhiệm kỳ6/1968 – 6/1969
Cấp bậc-Chuẩn tướng
Tiền nhiệm-Đại tá Nguyễn Đình Vinh
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận
Nhiệm kỳ6/1967 – 29/4/1975
Cấp bậc-Đại tá

-Chuẩn tướng (6/1968)-Thiếu tướng (6/1970)
-Trung tướng (11/1972)
Tổng cục phó
Tham mưu trưởng
-Đại tá Phạm Kỳ Loan
-Đại tá Phạm Bá Hoa
Tiền nhiệm-Đại tá Đào Ngọc Thọ
Kế nhiệm-Chuẩn tướng Nguyễn Văn Chức
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Trưởng phòng Tổng quản trị
Bộ Tổng tham mưu
Nhiệm kỳ11/1965 – 6/1967
Cấp bậc-Đại tá (2/1966)
Tiền nhiệm-Đại tá Bùi Đình Đạm
Kế nhiệm-Trung tá Nguyễn Đức Đệ

Tham mưu trưởng Quân đoàn III
Nhiệm kỳ10/1964 – 11/1965
Cấp bậc-Trung tá
Tư lệnh-Thiếu tướng Cao Văn Viên
Vị tríVùng 3 chiến thuật

Chỉ huy trưởng Tiếp vận Quân đoàn III
Nhiệm kỳ11/1963 – 10/1964
Cấp bậc-Thiếu tá
-Trung tá (10/1964)
Vị tríVùng 3 chiến thuật

Giám đốc Huấn luyện
Liên trường Võ khoa Thủ Đức
Nhiệm kỳ10/1962 – 11/1963
Cấp bậc-Thiếu tá
Chỉ huy trưởng-Đại tá Phan Đình Thứ
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Liên đoàn phó Liên đoàn 6 Chiến thuật
Nhiệm kỳ6/1961 – 
Cấp bậc-Thiếu tá
Liên đoàn trưởng-Thiếu tá Nguyễn Viết Thanh
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Trưởng phòng 4 Bộ Tổng tham mưu
Nhiệm kỳ11/1955 – 6/1961
Cấp bậc-Thiếu tá (11/1955)
Vị tríQuân khu Thủ đô
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh29 tháng 8 năm 1927
Gò Công, Liên bang Đông Dương
Mất22 tháng 3 năm 2015
(88 tuổi)
Virginia, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởVirginia, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
Học vấnTú tài bán phần
Alma mater-Trường Trung học Phổ thông tại Mỹ Tho
-Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
Quê quánNam Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1951 - 1975
Cấp bậc Trung tướng
Đơn vị Bộ Tổng Tham mưu[1]
Võ khoa Thủ Đức[2]
Quân đoàn III và Quân khu 3
Tổng cục Tiếp vận
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam

Tiểu sử & Binh nghiệp

sửa

Ông sinh ngày 29 tháng 8 năm 1927 trong một gia đình điền chủ khá giả tại Gò Công, miền Tây Nam phần. Năm 1948 ông học năm cuối bậc Trung học tại trường Trung học Mỹ Tho. Tốt nghiệp Trung học phổ thông chương trình Pháp với văn bằng Tú tài 1 (Part 1).

Quân đội Quốc gia Việt Nam

sửa

Cuối tháng 9 năm 1951, thi hành lệnh động viên của Quốc trưởng Bảo Đại ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 47/104.507. Theo học khóa 1 Lê Văn Duyệt tại trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1951. Ngày 1 tháng 6 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy.[3] Ra trường, ông được điều về phục vụ tại Phòng 4 Bộ Tổng tham mưu. Đầu tháng 12 năm 1953, ông được thăng cấp Trung úy tại nhiệm.

Trung tuần tháng 1 năm 1954, ông được Bộ Tổng tham mưu cử làm Trưởng ban Tiếp vận Tiền phương tại quận Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa trong Chiến dịch Atlante (khai diễn ngày 20 tháng 1 năm 1954, kết thúc ngày 20 tháng 7 cùng năm, mục đích bình định Liên khu 5 của Việt Minh gồm 4 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên). Tháng 8 cùng năm ông được thăng cấp Đại úy tại nhiệm.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

sửa

Tháng 11 năm 1955, chuyển biên chế sang Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được thăng cấp Thiếu tá và được bổ nhiệm làm Trưởng phòng 4 Bộ Tổng tham mưu. Giữa năm 1961, ông được cử làm Liên đoàn phó Liên đoàn 6 chiến thuật (Cơ sở tại Gia Định) do Thiếu tá Nguyễn Viết Thanh làm Liên đoàn trưởng. Tháng 10 năm 1962, ông chuyển về làm Giám đốc Huấn luyện tại Liên trường Võ khoa Thủ Đức do Đại tá Phan Đình Thứ làm Chỉ huy trưởng. Đến tháng 11 năm 1963, ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Tiếp vận Quân đoàn III.

Tháng 10 năm 1964, ông được thăng cấp Trung tá và được giữ chức vụ Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân đoàn III & Vùng 3 chiến thuật do Thiếu tướng Cao Văn Viên làm Tư lệnh. Tháng 11 năm 1965, ông được chuyến công tác về làm Trưởng phòng Tổng quản trị Bộ Tổng tham mưu thay thế Đại tá Bùi Đình Đạm được cử đi giữ chức Giám đốc Nha Động viên Bộ Quốc phòng. Đầu năm 1966, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm.

Trung tuần tháng 6 năm 1967, ông bàn giao Phòng Tổng quản trị lại cho Trung tá Nguyễn Đức Đệ[4] để đảm nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận thay thế Đại tá Đào Ngọc Thọ.[5].

Ngày Quân lực lần thư ba 19 tháng 6 năm 1968, ông được thăng cấp Chuẩn tướng kiêm nhiệm chức vụ Đổng lý Văn phòng Bộ Quốc phòng thay thế Đại tá Nguyễn Đình Vinh.[6] Đồng thời ông có sáng kiến thành lập Quỹ Tiết kiệm Quân đội. Giữa năm 1969, ông thôi giữ chức vụ Đổng Lý Văn phòng, chỉ còn giữ chức vụ Tổng cục trưởng. Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1970, ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm. Đến ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1972, ông được thăng cấp Trung tướng tại nhiệm.

Tháng 3 năm 1974, ông kiêm nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu thay thế Trung tướng Nguyễn Văn Mạnh được cử làm Tổng Tham mưu phó đặc trách An ninh Lãnh thổ.

Sáng ngày 28 tháng 4, ông được cử Xử lý Thường vụ chức vụ Tổng tham mưu trưởng (khi Đại tướng Cao Văn Viên được Tổng thống Trần Văn Hương chấp thuận cho từ nhiệm và giải ngũ). Sau đó, ngày 29 tháng 4 bàn giao lại cho Trung tướng Nguyễn Phúc Vĩnh Lộc (do Tổng thống Dương Văn Minh bổ nhiệm). Lúc 11 giờ 30 cùng ngày, ông di tản khỏi Việt Nam. Sau đó, sang định cư tại Tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.

Ngày 22 tháng 3 năm 2015, ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 88 tuổi.

Tác phẩm

sửa

–Reflections of the Vietnam War, New York. U.S Army Center of Military History, 1980.
– The Republic of Vietnam Armed Forces.

Chú thích

sửa
  1. ^ Tướng Khuyên có bốn lần trực tiếp tùng sự tại Bộ Tổng Tham mưu: Lần thứ nhất Thiếu tá Trưởng phòng 4 (1955-1961), lần thứ hai Trung tá Trưởng phòng Tổng Quản trị (1965-1967), lần thứ ba Trung tướng Tham mưu trưởng (1974-1975), lần thứ tư Trung tướng Xử lý thường vụ Tổng Tham mưu trưởng (ngày 28 tháng 4 năm 1975).
  2. ^ Còn có tên gọi là Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
  3. ^ Tốt nghiệp khóa 1 Lê Văn Duyệt, Võ khoa Thủ Đức sau này lên tướng còn có Trung tướng Trần Văn Minh, các Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình, Nguyễn Ngọc LoanPhan Đình Soạn, các Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Huỳnh Bá Tính, Trương Bảy và cố Chuẩn tướng Huỳnh Công Thành.
  4. ^ Trung tá Nguyễn Đức Đệ sinh năm 1922 tại Sóc Trăng, tốt nghiệp khóa 3 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Sau cùng là Đại tá phụ tá Thanh tra Tổng nha Nhân lực tại Bộ Quốc phòng.
  5. ^ Đại tá Đào Ngọc Thọ sinh năm 1929 tại Vĩnh Long, tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, giải ngũ cùng cấp. Trúng cử Dân biểu Hạ nghị viện
  6. ^ Đại tá Nguyễn Đình Vinh sinh năm 1935 tại Đà Lạt, tốt nghiệp khóa 10 Võ bị Đà Lạt. Nguyên gốc thuộc Binh chủng Nhảy dù. Sau cùng giữ chức vụ Tư lệnh Bộ tư lệnh Tiền phương Quân đoàn IV.
  7. ^ Đại tá Phạm Kỳ Loan sinh năm 1930 tại Bà Rịa, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức
  8. ^ Đại tá Phạm Bá Hoa sinh năm 1930 tại Sóc Trăng, tốt nghiệp khóa 5 Võ khoa Thủ Đức, tác giả cuốn Hồi ký "Đôi dòng ghi nhớ"
  9. ^ Đại tá Bùi Trọng Huỳnh sinh năm 1930 tại Thái Nguyên, tốt nghiệp Võ khoa Nam Định
  10. ^ Đại tá Đỗ Trọng Cương, tốt nghiệp khóa 7 Võ bị Đà Lạt
  11. ^ Đại tá Từ Nguyên Quang sinh năm 1928 tại Quảng Nam, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt
  12. ^ Đại tá Nguyễn Tử Khanh sinh năm 1926 tại Nimh Bình, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức
  13. ^ Đại tá Tô Đăng Mai sinh năm 1931 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức
  14. ^ Đại tá Nguyễn Hữu Điền sinh năm 1927 tại Sóc Trăng, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức
  15. ^ Đại tá Nguyễn Thành Huê, tốt nghiệp Võ khoa Thủ Đức
  16. ^ Đại tá Huỳnh Thu Toàn sinh năm 1928 tại Long Xuyên, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Liên quân Đà Lạt
  17. ^ Đại tá Trương Đình Liệu sinh năm 1928 tại Hà Nam, tốt nghiệp khóa 8 Võ bị Liên quân Đà Lạt
  18. ^ Phối thuộc Quân đoàn I & Quân khu 1
  19. ^ Đại tá Ngô Minh Châu sinh năm 1926 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp khóa 4 Võ khoa Thủ Đức
  20. ^ Phối thuộc Quân đoàn II &Quân khu 2
  21. ^ Đại tá Phạm Thanh Nghị sinh năm 1930 tại Thanh Hóa, tốt nghiệp Võ khoa Nam Định
  22. ^ Phối thuộc Quân đoàn III & Quân khu 3
  23. ^ Đại tá Trần Quốc Khang sinh năm 1931 tại Nam Định, tốt nghiệp Võ khoa Nam Định
  24. ^ Phối thuộc Quân đoàn IV & Quân khu 4
  25. ^ Đại tá Nguyễn Văn Nhỏ, tốt nghiệp khóa 2 Võ bị Huế
  26. ^ Phối thuộc Quân đoàn II & Quân khu 2
  27. ^ Đại tá Mai Duy Thưởng sinh năm 1930 tại Quảng Nam, tốt nghiệp Võ khoa Nam Định

Tham khảo

sửa
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Công hòa.