Bộ Cẩm chướng
Bộ Cẩm chướng (danh pháp khoa học: Caryophyllales) là một bộ thực vật có hoa. Theo cập nhật ngày 8 tháng 4 năm 2007 của hệ thống APG II thì bộ này chứa 33 họ với khoảng 692 chi và khoảng 11.155 loài. Hiện nay, Caryophyllales chứa 37 họ, 749 chi và 11.620 loài.[2]
Bộ Cẩm chướng | |
---|---|
Hoa cẩm chướng (Dianthus caryophyllus) | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
Bộ (ordo) | Caryophyllales Juss. ex Bercht. & J.Presl[1] |
Các họ | |
Xem văn bản. |
Caryophyllales chiếm khoảng 6,3% sự đa dạng của thực vật hai lá mầm (Magallön và ctv., 1999) và có thể đã xuất hiện từ thời kỳ của tầng Alba, 111-104 triệu năm trước (Ma) thuộc kỷ Phấn Trắng, mặc dù họ Rhabdodendraceae mãi tới khoảng 90-83 Ma (Wikström và ctv., 2001). Anderson và cộng tác viên (ctv) (2005: Rhabdodendraceae cũng được gộp vào) cho rằng các số liệu là 116-114 Ma cho nhóm phát sinh sớm của bộ Caryophyllales (nhóm thân cây) và 102-99 Ma cho nhóm phát sinh muộn (nhóm chỏm cây).
APG IV
sửaCác họ Kewaceae, Macarthuriaceae, Microteaceae và Petiveriaceae được thêm vào theo hệ thống APG IV. [3]
APG II và APG III
sửaTheo định nghĩa của hệ thống APG II năm 2003 thì bộ này bao gồm nhiều loài thực vật được nhiều người biết rõ như xương rồng, cẩm chướng, rau bina, củ dền, củ cải đường, đại hoàng, gọng vó và bông giấy. Các chứng cứ phân tử và hóa sinh học gần đây đã giải quyết quan hệ giữa các nhánh được hỗ trợ tốt bổ sung trong phạm vi bộ Caryophyllales.
- Bộ Caryophyllales
- Họ Achatocarpaceae: Khoảng 10 loài trong 2 chi (Achatocarpus và Phaulothamnus) ở khu vực từ tây nam Hoa Kỳ tới cận nhiệt đới Nam Mỹ.
- Họ Aizoaceae – họ phiên hạnh, hoa đá
- Họ Amaranthaceae – họ rau dền, rau rệu
- Họ Ancistrocladaceae – họ Trung quân
- Họ Asteropeiaceae: Một chi Asteropeia, ở Madagascar
- Họ Barbeuiaceae: Họ mới so với APG, chỉ có một loài dây leo tại Madagascar với danh pháp Barbeuia madagascariensis.
- Họ Basellaceae – họ Mồng tơi
- Họ Cactaceae – họ Xương rồng
- Họ Caryophyllaceae – họ Cẩm chướng
- Họ Didiereaceae: - họ Xương rồng Madagascar, gồm 4 chi đặc hữu ở miền nam Madagascar.
- Họ Dioncophyllaceae: Ba loài sinh sống trong khu vực rừng mưa Tây Phi là Dioncophyllum thollonii, Habropetalum dawei và Triphyophyllum peltatum.
- Họ Droseraceae – họ Gọng vó
- Họ Drosophyllaceae - họ Gọng vó Iberia, một loài duy nhất với danh pháp Drosophyllum lusitanicum sinh sống tại khu vực bán đảo Iberia (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha) cũng như ở Maroc.
- Họ Frankeniaceae: Khoảng trên 90 loài trong một chi (Frankenia).
- Họ Gisekiaceae: Họ mới so với APG.
- Họ Halophytaceae: Họ mới so với APG, chỉ có một loài cây thân thảo duy nhất với danh pháp Halophytum ameghinoi, sinh sống tại khu vực Patagonia (miền nam Nam Mỹ)
- Họ Limeaceae với 2 chi (Limeum, Macarthuria) và khoảng 23 loài. Họ này không được công nhận trong APG II mà các chi xếp trong họ Molluginaceae.
- Họ Lophiocarpaceae với 2 chi (Corbichonia, Lophiocarpus) và khoảng 6 loài. Họ này không được công nhận trong APG II mà các chi xếp tương ứng trong các họ Aizoaceae và Phytolaccaceae (đều cùng bộ này).
- Họ Molluginaceae – họ Cỏ bình cu, cỏ bụng cu hay họ Rau đắng đất
- Họ Montiaceae với khoảng 10 chi (Claytonia, Hectorella, Lewisia, Montia, Montiopsis, Phemeranthus v.v)
- Họ Nepenthaceae – họ Nắp ấm, sinh sống tại khu vực Cựu thế giới. Lưu ý còn một họ khác cũng gọi là họ Nắp ấm là họ Sarraceniaceae - họ Nắp ấm sinh sống tại khu vực Tân thế giới thuộc bộ Thạch nam (Ericales).
- Họ Nyctaginaceae – họ Hoa giấy (bông phấn)
- Họ Physenaceae: Họ đặc hữu Madagascar với khoảng 2 loài trong 1 chi Physena.
- Họ Phytolaccaceae – họ Thương lục
- Họ Plumbaginaceae – họ Bạch hoa đan (đuôi công)
- Họ Polygonaceae – họ Rau răm
- Họ Portulacaceae – họ Rau sam, theo APG III chỉ chứa 1 chi (Portulaca).
- Họ Rhabdodendraceae: Hai đến ba loài trong một chi Rhabdodendron, vùng nhiệt đới Nam Mỹ.
- Họ Sarcobataceae: Một đến hai loài trong chi Sarcobatus, trước đây coi thuộc về họ Rau muối (Chenopodiaceae). Bản thân họ Rau muối này hiện nay đa phần được coi là một phân họ trong họ Dền.
- Họ Simmondsiaceae: Một loài cây bụi (Simmondsia chinensis) ở Bắc Mỹ.
- Họ Stegnospermataceae: Khoảng ba loài trong một chi (Stegnosperma) ở Trung Mỹ và Caribe.
- Họ Talinaceae với 2 chi (Talinella, Talinum) và khoảng 22 loài
- Họ Tamaricaceae- Họ Thánh liễu (sanh liễu, dương liễu ??)
- Các chi không xếp vào họ nào (APG II): 3-8 chi với khoảng 32 loài, bao gồm Anacampseros, Avonia, Grahamia, Talinopsis. Hệ thống APG III xếp các chi Anacampseros, Grahamia và Talinopsis trong họ Anacampserotaceae.
Website của APG còn ghi nhận họ Microteaceae, chỉ bao gồm 1 chi Microtea (tách ra từ họ Phytolaccaceae) với 9 loài ở Trung và Nam Mỹ[4], dựa theo kết quả nghiên cứu của Schäferhoff Bastian; Müller Kai F.; Borsch Thomas công bố tháng 12 năm 2009, sau khi đã có hệ thống APG III[5].
APG
sửaHệ thống APG II có một số thay đổi nhỏ so với hệ thống APG năm 1998
- Bộ Caryophyllales
- Họ Achatocarpaceae
- Họ Aizoaceae
- Họ Amaranthaceae
- Họ Ancistrocladaceae
- Họ Asteropeiaceae
- Họ Basellaceae
- Họ Cactaceae
- Họ Caryophyllaceae
- Họ Didiereaceae
- Họ Dioncophyllaceae
- Họ Droseraceae
- Họ Drosophyllaceae
- Họ Frankeniaceae
- Họ Molluginaceae
- Họ Nepenthaceae
- Họ Nyctaginaceae
- Họ Physenaceae
- Họ Phytolaccaceae
- Họ Plumbaginaceae
- Họ Polygonaceae
- Họ Portulacaceae
- Họ Rhabdodendraceae
- Họ Sarcobataceae
- Họ Simmondsiaceae
- Họ Stegnospermataceae
- Họ Tamaricaceae
Cronquist
sửaHệ thống Cronquist năm 1981 cũng công nhận bộ này, với định nghĩa sau:
- Bộ Caryophyllales
- Họ Achatocarpaceae
- Họ Aizoaceae
- Họ Amaranthaceae
- Họ Basellaceae
- Họ Cactaceae
- Họ Caryophyllaceae
- Họ Chenopodiaceae
- Họ Didiereaceae
- Họ Nyctaginaceae
- Họ Phytolaccaceae
- Họ Portulacaceae
- Họ Molluginaceae
Khác biệt với các bộ mà APG công nhận là do khái niệm về "bộ". APG ưa thích các bộ và họ lớn vì thế bộ Caryophyllales theo nghĩa của APG có thể so sánh với phân lớp Caryophyllidae theo nghĩa của Cronquist.
Một phần của khác biệt nằm ở chỗ các họ nào được công nhận. Các chi, loài thực vật trong các họ Stegnospermataceae và Barbeuiaceae đã được gộp chung trong họ Phytolaccaceae trong hệ thống Cronquist. Họ Chenopodiaceae (cũng được Cronquist công nhận) được APG đưa vào trong họ Amaranthaceae.
Các bộ phận mới trong bộ này (theo nghĩa của APG) là các họ Asteropeiaceae và Physenaceae, mỗi họ chỉ có một chi, cùng hai chi lấy từ bộ Nepenthales của hệ thống Cronquist.
Cũ hơn
sửaCác hệ thống cũ hơn, chẳng hạn hệ thống Wettstein trong phiên bản cuối cùng năm 1935 hay hệ thống Engler phiên bản năm 1964 cũng có bộ tương tự như bộ này dưới tên gọi Centrospermae.
Phát sinh chủng loài
sửaCây phát sinh chủng loài dưới đây ở bên trái lấy theo APG III (vị trí của 2 họ Gisekiaceae và Microteaceae là chưa rõ ràng, nhưng Microteaceae có quan hệ chị em với nhánh chứa ba họ Caryophyllaceae - Achatocarpaceae - Amaranthaceae và Gisekiaceae có quan hệ chị em với nhánh chứa 3 họ Sarcobataceae - Phytolaccaceae - Nyctaginaceae) còn ở bên phải là lấy theo Schäferhoff Bastian và ctv,[5]. Cây phát sinh chủng loài bên phải cho thấy họ Phytolaccaceae là cận ngành, trong khi họ Molluginaceae là đa ngành.
|
|
Ghi chú
sửa- ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”. Botanical Journal of the Linnean Society. 161 (2): 105–121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2013.
- ^ Stephens, P.F. (2020). “Angiosperm Phylogeny Website”. Version 14. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2020.
- ^ Angiosperm Phylogeny Group (2016). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV”. Botanical Journal of the Linnean Society. 181 (1): 1–20. doi:10.1111/boj.12385.
- ^ Microteaceae trên website của APG. Tra cứu 26-1-2011.
- ^ a b Schäferhoff B. và ctv., 2009, Caryophyllales phylogenetics: disentangling Phytolaccaceae and Molluginaceae and description of Microteaceae as a new isolated family, Willdenowia - Annals of the Botanic Garden and Botanical Museum Berlin-Dahlem, Volume 39, Number 2, 12-2009, tr. 209-228(20)
Liên kết ngoài
sửa- Caryophyllales tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- Bộ Cẩm chướng tại Encyclopedia of Life
- Bộ Cẩm chướng tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI).
- Bộ Cẩm chướng 19520 tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).