Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ

Người lãnh đạo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, quản lý về vấn đề đối ngoại

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Secretary of State) hay Ngoại trưởng Mỹ là người lãnh đạo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, quản lý về vấn đề đối ngoại. Bộ trưởng là thành viên nội các của chính phủ Hoa Kỳ và là bộ trưởng nội các cao cấp nhất cả về mặt thứ tự kế vị Tổng thống Hoa Kỳ và thứ tự địa vị. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ hiện tại là Antony Blinken.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ
United States Secretary of State
Con dấu chính thức
Lá cờ chính thức
Đương nhiệm
Antony Blinken

từ 26 tháng 1 năm 2021
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Kính ngữNgoại trưởng
Thành viên củaNội các Hoa Kỳ
Hội đồng An ninh Quốc gia
Báo cáo tớiTổng thống
Trụ sởWashington, D.C.
Bổ nhiệm bởiTổng thống
với sự tư vấn và chấp thuận của Thượng viện
Nhiệm kỳKhông cố định
Tuân theo22 U.S.C. § 2651
Thành lập27 tháng 7 năm 1789
Người đầu tiên giữ chứcThomas Jefferson
Kế vịThứ tư
trong Thứ tự kế vị Tổng thống.[1]
Cấp phóThứ trưởng bộ Ngoại giao
Lương bổng$205.700 hàng năm[2]  (Executive Schedule I)[3]
Websitewww.state.gov

Tên gọi

sửa

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam sử dụng cách gọi chính thức là "Ngoại trưởng Hoa Kỳ".[4][5]

Chức năng

sửa

Chức vụ này phát triển từ chức Bộ trưởng Ngoại vụ Hoa Kỳ (United States Secretary of Foreign Affairs) chỉ tồn tại ngắn hạn; phần lớn các chức năng của United States Secretary of State (dịch sát nghĩa là "Thư ký Nhà nước hoặc Quốc vụ khanh", trong tiếng Việt có lúc dịch là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ; có thể tạm dịch rõ nghĩa hơn từ tiếng Anh là Thư ký Nhà nước Hoa Kỳ (khác với nhiều quốc gia khác người đứng đầu Bộ được gọi là Bộ trưởng (minister), ở Hoa Kỳ người đứng đầu một Bộ được gọi là Thư ký (secretary) của Bộ đó) vì chức vụ này cũng gánh một số trọng trách có liên quan đến quốc nội trong đó có việc tiếp nhận thư từ chức của tổng thống Hoa Kỳ) vẫn đặt trọng tâm quanh các vấn đề đối ngoại.[cần dẫn nguồn] Bộ trưởng nói chung là nhà ngoại giao chính của Hoa Kỳ, và là cố vấn của Tổng thống trên các vấn đề có liên quan đến đối ngoại.[cần dẫn nguồn]

Những trách nhiệm đặc biệt của bộ trưởng ngoại giao bao gồm:[6]

  • Trông coi Sở Ngoại vụ Hoa KỳBộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
  • Cố vấn tổng thống về các vấn đề có liên quan đến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong đó có việc bổ nhiệm các đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ tại các quốc gia khác, và nhận hay từ chối đại diện ngoại giao từ các quốc gia khác.
  • Tham dự các cuộc thương thuyết cấp cao với các quốc gia khác, cả song phương hay với tư cách một thành viên trong một hội nghị quốc tế hay các tổ chức hoặc bổ nhiệm đại diện để làm những việc như thế. Việc này gồm có việc thương thuyết các hiệp ước quốc tế hay các thỏa ước khác.
  • Cung cấp thông tin và dịch vụ cho các công dân Mỹ sống hay du lịch ngoại quốc, trong đó có việc cung cấp giấy ủy nhiệm trong hình thức hộ chiếuthị thực.
  • Giám sát chính sách di dân Hoa Kỳ ở ngoại quốc.
  • Nối liên lạc các vấn đề có liên quan đến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đến Quốc hội Hoa Kỳ và công dân Hoa Kỳ.

Các nhiệm vụ ban đầu của bộ trưởng gồm có một số trách nhiệm về đối nội như:[7]

  • Tiếp nhận, công bố, phân phát và bảo tồn các luật lệ của Hoa Kỳ.
  • Chuẩn bị, đóng dấu và ghi lại tất cả các ủy nhiệm và bổ nhiệm nhân sự của tổng thống.
  • Chuẩn bị và chứng thực các văn bản hồ sơ lưu, chứng thực các văn bản có con dấu của bộ.
  • Giữ Đại ấn Hoa Kỳ.
  • Giữ các văn bản hồ sơ của các cựu bộ trưởng Quốc hội Lục địa, trừ Bộ trưởng Ngân khốBộ trưởng Chiến tranh.

Đa số các chức năng quốc nội của Bộ Ngoại giao nay đã được thuyên chuyển sang cho các cơ quan khác. Những chức năng còn lại gồm có việc cất giữ và sử dụng Đại ấn Hoa Kỳ, thực hiện các chức năng nghi lễ cho Tòa Bạch Ốc và thảo ra những tuyên bố nào đó. Bộ trưởng cũng thương lượng với các cá thể tiểu bang về việc dẫn độ các đào phạm trốn ra ngoại quốc.[6]

 
Thư từ chức của Tổng thống Richard Nixon gửi đến Ngoại trưởng Henry Kissinger.

Với tư cách là thành viên cao cấp nhất của nội các Hoa Kỳ, bộ trưởng ngoại giao đứng thứ tư trong thứ tự kế vị Tổng thống Hoa Kỳ, sau Phó tổng thống Hoa Kỳ, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, và Chủ tịch Thượng viện tạm quyền Hoa Kỳ. Có đến 6 bộ trưởng ngoại giao đã từng được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ.

Với tư cách là người lãnh đạo Sở Ngoại vụ Hoa Kỳ, bộ trưởng ngoại giao có trách nhiệm điều hành công việc ngoại giao của Hoa Kỳ. Sở ngoại vụ có khoảng 12.000 nhân viên trong và ngoài nước và hỗ trợ cho 265 sứ bộ ngoại giao khắp thế giới.

Luật liên bang (3 U.S.C. § 20) có nói rằng việc từ chức của một tổng thống hay phó tổng thống phải được hoàn tất bằng văn bản và gửi đến văn phòng của Bộ trưởng Ngoại giao. Điều này đã xảy ra một lần khi Tổng thống Richard Nixon từ chức ngày 9 tháng 8 năm 1974. Tổng thống Nixon đã gửi thư từ chức đến Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger.

Khi chức vụ này bỏ trống thì các trách nhiệm sẽ được một thành viên khác của nội các thực thi hay trong những lần gần đây hơn, được một viên chức cao cấp của bộ ngoại giao đảm nhiệm cho đến khi tổng thống bổ nhiệm và thượng viện chấp thuận một tân bộ trưởng.

Danh sách các Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ

sửa
Thứ tự Chân dung Tên Quê nhà Nhậm chức Rời chức Phục vụ dưới thời Tổng thống
1   Thomas Jefferson Virginia 26 tháng 9 năm 1789 31 tháng 12 năm 1793 George Washington
2   Edmund Randolph 2 tháng 1 năm 1794 20 tháng 8 năm 1795
3   Timothy Pickering Massachusetts 10 tháng 12 năm 1795 12 tháng 5 năm 1800 George Washington
John Adams
4   John Marshall Virginia 13 tháng 6 năm 1800 4 tháng 2 năm 1801 John Adams
5   James Madison 2 tháng 5 năm 1801 3 tháng 3 năm 1809 Thomas Jefferson
6   Robert Smith Maryland 6 tháng 3 năm 1809 1 tháng 4 năm 1811 James Madison
7   James Monroe Virginia 2 tháng 4 năm 1811 3 tháng 3 năm 1817
8   John Quincy Adams Massachusetts 5 tháng 3 năm 1817 3 tháng 3 năm 1825 James Monroe
9   Henry Clay Kentucky 7 tháng 3 năm 1825 3 tháng 3 năm 1829 John Quincy Adams
10   Martin Van Buren New York 28 tháng 3 năm 1829 23 tháng 5 năm 1831 Andrew Jackson
11   Edward Livingston Louisiana 24 tháng 5 năm 1831 29 tháng 5 năm 1833
12   Louis McLane Delaware 29 tháng 5 năm 1833 30 tháng 6 năm 1834
13   John Forsyth Georgia 1 tháng 7 năm 1834 3 tháng 3 năm 1841 Andrew Jackson,
Martin Van Buren
14   Daniel Webster Massachusetts 6 tháng 3 năm 1841 8 tháng 5 năm 1843 William Harrison,
John Tyler
15   Abel P. Upshur Virginia 24 tháng 7 năm 1843 28 tháng 2 năm 1844 John Tyler
16   John C. Calhoun Nam Carolina 1 tháng 4 năm 1844 10 tháng 3 năm 1845
17   James Buchanan Pennsylvania 10 tháng 3 năm 1845 7 tháng 3 năm 1849 James Polk
18   John M. Clayton Delaware 8 tháng 3 năm 1849 22 tháng 7 năm 1850 Zachary Taylor,
Millard Fillmore
19   Daniel Webster Massachusetts 23 tháng 7 năm 1850 24 tháng 10 năm 1852 Millard Fillmore
20   Edward Everett Massachusetts 6 tháng 11 năm 1852 3 tháng 3 năm 1853
21   William L. Marcy New York 7 tháng 3 năm 1853 6 tháng 3 năm 1857 Franklin Pierce
22   Lewis Cass Michigan 6 tháng 3 năm 1857 14 tháng 12 năm 1860 James Buchanan
23   Jeremiah S. Black Pennsylvania 17 tháng 12 năm 1860 5 tháng 3 năm 1861
24   William H. Seward New York 5 tháng 3 năm 1861 4 tháng 3 năm 1869 Abraham Lincoln,
Andrew Johnson
25   Elihu B. Washburne Illinois 5 tháng 3 năm 1869 16 tháng 3 năm 1869 Ulysses Grant
26   Hamilton Fish New York 17 tháng 3 năm 1869 12 tháng 3 năm 1877
27   William M. Evarts New York 12 tháng 3 năm 1877 7 tháng 3 năm 1881 Rutherford Hayes
28   James G. Blaine Maine 7 tháng 3 năm 1881 19 tháng 12 năm 1881 James Garfield,
Chester Arthur
29   Frederick T. Frelinghuysen New Jersey 19 tháng 12 năm 1881 6 tháng 3 năm 1885 Chester Arthur
30   Thomas F. Bayard, Sr. Delaware 7 tháng 3 năm 1885 6 tháng 3 năm 1889 Grover Cleveland
31   James G. Blaine Maine 7 tháng 3 năm 1889 4 tháng 6 năm 1892 Benjamin Harrison
32   John W. Foster Indiana 29 tháng 6 năm 1892 23 tháng 2 năm 1893
33   Walter Q. Gresham Illinois 7 tháng 3 năm 1893 28 tháng 5 năm 1895 Grover Cleveland
34   Richard Olney Massachusetts 10 tháng 6 năm 1895 5 tháng 3 năm 1897
35   John Sherman Ohio 6 tháng 3 năm 1897 27 tháng 4 năm 1898 William McKinley
36   William R. Day 28 tháng 4 năm 1898 16 tháng 9 năm 1898
37   John Hay Đặc khu Columbia 30 tháng 9 năm 1898 1 tháng 7 năm 1905 William McKinley,
Theodore Roosevelt
38   Elihu Root New York 19 tháng 7 năm 1905 27 tháng 1 năm 1909 Theodore Roosevelt
39   Robert Bacon 27 tháng 1 năm 1909 5 tháng 3 năm 1909
40   Philander C. Knox Pennsylvania 6 tháng 3 năm 1909 5 tháng 3 năm 1913 William Taft
41   William Jennings Bryan Nebraska 5 tháng 3 năm 1913 9 tháng 6 năm 1915 Woodrow Wilson
42   Robert Lansing New York 24 tháng 6 năm 1915 13 tháng 2 năm 1920
43   Bainbridge Colby 23 tháng 3 năm 1920 4 tháng 3 năm 1921
44   Charles Evans Hughes 5 tháng 3 năm 1921 4 tháng 3 năm 1925 Warren Harding,
Calvin Coolidge
45   Frank B. Kellogg Minnesota 5 tháng 3 năm 1925 28 tháng 3 năm 1929 Calvin Coolidge,
Herbert Hoover
46   Henry L. Stimson New York 28 tháng 3 năm 1929 4 tháng 3 năm 1933 Herbert Hoover
47   Cordell Hull Tennessee 4 tháng 3 năm 1933 30 tháng 11 năm 1944 Franklin Roosevelt
48   Edward Stettinius, Jr. Virginia 1 tháng 12 năm 1944 27 tháng 6 năm 1945 Franklin Roosevelt,
Harry Truman
49   James F. Byrnes Nam Carolina 3 tháng 7 năm 1945 21 tháng 1 năm 1947 Harry Truman
50   George Marshall Pennsylvania 21 tháng 1 năm 1947 20 tháng 1 năm 1949
51   Dean Acheson Maryland 21 tháng 1 năm 1949 20 tháng 1 năm 1953
52   John Foster Dulles New York 21 tháng 1 năm 1953 22 tháng 4 năm 1959 Dwight Eisenhower
53   Christian Herter Massachusetts 22 tháng 4 năm 1959 20 tháng 1 năm 1961
54   Dean Rusk New York 21 tháng 1 năm 1961 20 tháng 1 năm 1969 John Kennedy,
Lyndon Johnson
55   William P. Rogers Maryland 22 tháng 1 năm 1969 3 tháng 9 năm 1973 Richard Nixon
56   Henry Kissinger Đặc khu Columbia 22 tháng 9 năm 1973 20 tháng 1 năm 1977 Richard Nixon,
Gerald Ford
57   Cyrus Vance New York 23 tháng 1 năm 1977 28 tháng 4 năm 1980 Jimmy Carter
58   Edmund Muskie Maine 8 tháng 5 năm 1980 18 tháng 1 năm 1981
59   Alexander Haig Connecticut 22 tháng 1 năm 1981 5 tháng 7 năm 1982 Ronald Reagan
60   George P. Shultz California 16 tháng 7 năm 1982 20 tháng 1 năm 1989
61   James Baker Texas 25 tháng 1 năm 1989 23 tháng 8 năm 1992 George H. W. Bush
62   Lawrence Eagleburger Florida 8 tháng 12 năm 1992 20 tháng 1 năm 1993
63   Warren Christopher California 20 tháng 1 năm 1993 17 tháng 1 năm 1997 Bill Clinton
64   Madeleine Albright Đặc khu Columbia 23 tháng 1 năm 1997 20 tháng 1 năm 2001
65   Colin Powell Virginia 20 tháng 1 năm 2001 26 tháng 1 năm 2005 George W. Bush
66   Condoleezza Rice California 26 tháng 1 năm 2005 20 tháng 1 năm 2009
67   Hillary Clinton New York 21 tháng 1 năm 2009 1 tháng 2 năm 2013 Barack Obama
68   John Kerry Massachusetts 1 tháng 2 năm 2013 20 tháng 1 năm 2017
69   Rex Tillerson Texas 1 tháng 2 năm 2017 31 tháng 3 năm 2018 Donald Trump
70   Mike Pompeo Kansas 26 tháng 4 năm 2018 20 tháng 1 năm 2021
71   Antony Blinken New York 26 tháng 1 năm 2021 Đương nhiệm Joe Biden

Các cựu bộ trưởng ngoại giao còn sống

sửa

Tính đến ngày 1 tháng 12 năm 2024 có 6 cựu bộ trưởng bộ ngoại giao còn sống. Cựu bộ trưởng qua đời gần đây nhất là Henry Kissinger vào ngày 29 tháng 11 năm 2023.

Tên Thời gian tại chức Ngày sinh
James Baker 1989–1992 28 tháng 4, 1930 (94 tuổi)
Condoleezza Rice 2005–2009 14 tháng 11, 1954 (70 tuổi)
Hillary Clinton 2009–2013 26 tháng 10, 1947 (77 tuổi)
John Kerry 2013–2017 11 tháng 12, 1943 (80 tuổi)
Rex Tillerson 2017–2018 23 tháng 3, 1952 (72 tuổi)
Mike Pompeo 2018–2021 30 tháng 12, 1963 (60 tuổi)

Tham khảo

sửa
  1. ^ 3 U.S.C. § 19
  2. ^ “Pay & Leave: Salaries & Wages”. Salary Table No. 2015-EX. United States Office of Personnel Management. ngày 1 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2016.
  3. ^ 5 U.S.C. § 5312.
  4. ^ “Ngoại trưởng Michael R. Pompeo tới thăm Việt Nam để thể hiện sự ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập”. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. 29 tháng 10 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2021.
  5. ^ “Ngoại trưởng Mike Pompeo chia sẻ về 25 năm quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam”. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. 27 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2021.
  6. ^ a b “Duties of the Secretary of State of the United States”. www.state.gov. United States Department of State. ngày 20 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2010.
  7. ^ “Frequently asked questions - Office of the Historian”. Office of the Historian, United States Department of State. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2010.

Liên kết ngoài

sửa
Thứ tự kế vị Tổng thống Hoa Kỳ
Tiền nhiệm
Chủ tịch Thượng viện tạm quyền Hoa Kỳ
Patrick Leahy
Người đứng thứ tư trong Thứ tự kế vị Tổng thống Kế nhiệm
Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ
Janet Yellen