Cá nóc bạc[2] hay cá nóc mút đuôi trắng,[3] tên khoa họcLagocephalus cheesemanii, là một loài cá biển thuộc chi Lagocephalus trong họ Cá nóc. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1897.

Cá nóc bạc
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Tetraodontiformes
Họ (familia)Tetraodontidae
Chi (genus)Lagocephalus
Loài (species)L. cheesemanii
Danh pháp hai phần
Lagocephalus cheesemanii
(Clarke, 1897)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Tetrodon cheesemanii Clarke, 1897
  • Lagocephalus gloveri Abe & Tabeta, 1983

Phân loại học sửa

Trước đây, danh pháp Lagocephalus gloveri đã được áp dụng cho cá nóc bạc, nhưng dựa trên việc kiểm tra các đặc điểm hình thái và kết quả phân tích DNA của các mẫu vật thu thập ở vùng biển phía tây bắc Thái Bình Dương, ngoài khơi ÚcNew Zealand thì L. gloveri được xem là đồng nghĩa của Tetrodon cheesemanii Clarke 1897.[4]

Từ nguyên sửa

Từ định danh cheesemanii được đặt theo tên của Thomas Frederick Cheeseman, nhà thực vật học kiêm tự nhiên học người New Zealand gốc Anh, Quản lý Bảo tàng Auckland, người đã gửi mẫu định danh cho Clarke.[5]

Phạm vi phân bố và môi trường sống sửa

Từ vùng biển bán đảo Triều Tiên và phía nam Nhật Bản, cá nóc bạc được phân bố trải dài đến Trung Quốc, Việt Nam và nhiều vùng biển thuộc khu vực Đông Nam Á, xa về phía nam đến bờ đông ÚcNew Zealand, phía tây đến Myanmarbiển Andaman.[1][6]

Cá nóc bạc sống trên nền đáy bùn hoặc cát ở độ sâu đến ít nhất là 100 m, cá con có thể được tìm thấy ở khu vực cửa sông (nước lợ).[1]

Mô tả sửa

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá nóc bạc là 35 cm.[7] Lưng có màu nâu sẫm đen, thân dưới và bụng ánh màu xám bạc.

Số tia vây ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây hậu môn: 12.[7]

Sinh thái học sửa

Thức ăn của cá nóc bạc là động vật thân mềm, giáp xác và cá.[1]

Thương mại sửa

Cá nóc bạc được xem là loài không độc.[2]Đài Loan, loài này được chế biến thành khô cá phi lê.[8] Cá nóc bạc và cá nóc đầu thỏ có năng suất khai thác cao và chiếm tỉ lệ lớn trong sản lượng khai thác ở Việt Nam.[3] Cá nóc bạc cùng cá nóc răng mỏ chimcá nóc xanh là những loài mà tỉnh Kiên Giang được phép xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.[9][10]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d Shao, K.; Liu, M.; Jing, L.; Hardy, G.; Leis, J. L.; Matsuura, K. (2014). Lagocephalus gloveri. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2014: e.T11150A500780. doi:10.2305/IUCN.UK.2014-3.RLTS.T11150A500780.en. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2022.
  2. ^ a b Nguyễn Văn Lệ, Nguyễn Hữu Hoàng, Bùi Thị Thu Hiền (2006). “Kết quả phân tích độc tố cá nóc biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Nghiên cứu Nghề cá biển. 4: 256–264. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ a b Lê Doãn Dũng, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Quốc Đảm (2017). “Hiện trạng nguồn lợi cá nóc biển Việt Nam và vấn đề sử dụng cá nóc ở nước ta” (PDF). Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (1982-2017): 158–166.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Matsuura, Keiichi; Satoh, Takashi P. (2017). “Redescription of Lagocephalus cheesemanii (Clarke 1897), a senior synonym of Lagocephalus gloveri Abe and Tabeta 1983, based on morphological and genetic comparisons (Actinopterygii: Tetraodontiformes: Tetraodontidae)” (PDF). Ichthyological Research. 64 (1): 104–110. doi:10.1007/s10228-016-0547-2. ISSN 1616-3915.
  5. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Tetraodontiformes: Families Triodontidae, Triacanthidae, Triacanthodidae, Diodontidae and Tetraodontidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2022.
  6. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Tetrodon cheesemanii. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2022.
  7. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lagocephalus gloveri trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  8. ^ Wu, Y-J.; Hsieh, C-H.; Chen, H-M. & Hwang, D-F. (2008). “Identification of six common species of processed filefish using cytochrome b gene sequence and PCR-RFLP analysis” (PDF). The Raffles Bulletin of Zoology. 19: 151–158.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ K.Giang (31 tháng 7 năm 2014). “Kiên Giang: Chỉ xuất khẩu cá nóc thành phẩm sang Hàn Quốc”. Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2022.
  10. ^ Ngọc Ánh; Kỳ Nam (24 tháng 3 năm 2016). “Vỡ mộng xuất khẩu cá nóc”. Báo Người Lao Động. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)