Công đồng Đại kết hay Công đồng Chung là một hội nghị gồm các vị Giám mục hay các chức sắc hoặc chuyên gia thần học khác, được triệu tập chính thức với mục đích bàn luận và quyết định các vấn đề về giáo lý và đức tin hoặc các quy luật của Giáo hội Công giáo.[1]

Có hai loại Công đồng: Công đồng chung (còn gọi là Công đồng phổ quát) và Công đồng riêng. Sự khác biệt cơ bản là về thành phần tham dự: Trong khi Công đồng chung có thể có tất cả các vị Giám mục trên toàn thế giới, còn Công đồng riêng chỉ gồm một số Giám mục nào đó ở một vùng xác định. Do đó, tầm ảnh hưởng của hai công đồng này là khác nhau, một đằng là toàn thế giới, một đằng là chỉ một vùng nào đó mà thôi. Một khác biệt nữa là công đồng chung do Giáo hoàng triệu tập, còn Công đồng riêng do một Sứ thần Tòa thánh chủ tọa dưới sự cho phép của Giáo hoàng.

Phương cách tổ chức Sửa đổi

So với trước Công đồng Vatican II, việc nhóm họp Công đồng có nhiều thay đổi. Đầu tiên là thành phần tham dự công đồng chung là toàn thế giới, tức là tất cả các Giám mục đều có quyền tham gia, vì mọi vị Giám mục đều thuộc Cộng đoàn Giám mục.

Thẩm quyền Sửa đổi

Các công đồng nổi tiếng Sửa đổi

Xem thêm Sửa đổi

Tham khảo Sửa đổi

  1. ^ “Loi Gioi Thieu Tong Quat ve Cong Dong”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2012.