Ớt Đà Lạt
Ớt Cubanelle

Ớt là một loại quả của các cây thuộc chi Capsicum của họ Cà (Solanaceae). Ớt là một loại quả gia vị cũng như loại quả làm rau (ớt Đà Lạt) phổ biển trên thế giới. Ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ; ngày nay nó được trồng khắp nơi trên thế giới và được sử dụng làm gia vị, rau, và thuốc. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu
Hồ tiêu còn gọi là tiêu ăn, cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt (danh pháp khoa học: Piper nigrum) là một loài cây leo có hoa thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi. Hoa hồ tiêu là quốc hoa của đất nước Liberia. Hồ tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn. Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang quả, và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu vàng, khi chín có màu đỏ. Từ quả này có thể thu hoạch được hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ, hồ tiêu xanhhồ tiêu đen. Đọc tiếp
Danh sách nguyên liệu
Saffron là một loại gia vị được sản xuất từ nhuỵ hoa của cây nghệ tây. Nghệ tây có thể phát triển cao đến 20–30 cm và cho ra đến bốn hoa; mỗi hoa gồm ba đầu nhụy màu đỏ thẫm rực rỡ - là phần ngoài cùng của lá noãn. Cùng với các vòi nhụy, hay phần thân mà nối các đầu nhụy với cây của chúng, đầu nhụy khô được sử dụng chủ yếu trong các món ăn khác nhau như là gia vị và chất tạo màu. Saffron là một trong những loại gia vị đắt tiền nhất thế giới tính theo khối lượng, có nguồn gốc ở Hy Lạp hoặc Tây Nam Á và lần đầu tiên được trồng ở Hy Lạp. Đọc tiếp
Danh sách nguyên liệu
Mirin là một loại gia vị thiết yếu trong ẩm thực Nhật Bản. Đây là một loại rượu gạo tương tự như sake, nhưng hàm lượng cồn thấp hơn và hàm lượng đường cao hơn. Lượng đường này là một carbohydrate phức tạp hình thành tự nhiên trong quá trình lên men; người ta không thêm đường vào đó. Hàm lượng cồn được hạ thấp hơn nữa khi chất lỏng được đun nóng. Có ba loại mirin nói chung. Loại đầu tiên là hon mirin (nghĩa là mirin thật), có chứa khoảng 14% cồn và được tạo ra bởi quá trình ngâm gạo vào nước ấm (đường hoá) trong khoảng bốn mươi tới sáu mươi ngày.
Danh sách nguyên liệu
Cây đại hồi hay đại hồi hương hoặc bát giác hồi hương hoặc đơn giản chỉ là cây hồi hay tai vị hoặc hoa hồi là một loài cây gia vị có mùi thơm tương tự như cây tiểu hồi, thu được từ vỏ quả hình sao của cây, một loại cây xanh quanh năm có nguồn gốc ở Trung Quốc và đông bắc Việt Nam. Các quả hình sao được thu hoạch ngay trước khi chín. Nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Trung Hoa và ở mức độ ít hơn ở vùng Đông Nam ÁIndonesia. Đại hồi là một thành phần của ngũ vị hương truyền thống trong cách nấu ăn của người Trung Quốc. Nó cũng là một thành phần được sử dụng trong nấu nước dùng cho món phở của người Việt Nam.
Danh sách nguyên liệu

Gừng (danh pháp hai phần: Zingiber officinale) là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Nó được William Roscoe đặt danh pháp chính thức năm 1807, mặc dù nó đã được các tác giả khác đặt cho một loạt các danh pháp khác từ trước đó, chẳng hạn như từ trước năm 1753 khi Carl Linnaeus đưa phân loại học thành một khoa học - như Zingiber majus công bố năm 1747 của Georg Eberhard Rumphius (1627-1702), hay Amomum zingiber của chính Carl Linnaeus năm 1753. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu
Tỏi (Allium sativum), hình trong Medical Botany, 1793, của William Woodville.

Tỏi (danh pháp hai phần: Allium sativum) là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành tím, tỏi tây, v.v... và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu
Vỏ cây quế

Quế là phần thu được từ lớp vỏ thân cành của một số loài thực vật thuộc chi Cinnamomum, có vị cay, mùi thơm được dùng để làm thuốc và gia vị trong chế biến thực phẩm. Trong khi quế quan đôi khi được xem là "quế thực sự", hầu hết các loại quế thương mại quốc tế đều có xuất xứ từ các loài họ hàng, chúng được xem là "cassia" để phân biệt với "quế thực sự". (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu
Mallorcan pimentón tap de cortí paprika
Một bát paprika Tây Ban Nha xông khói, được gọi là pimentón trong tiếng Tây Ban Nha.

Paprika (tiếng Anh Mỹ: /pəˈprkə/ , tiếng Anh Anh: /ˈpæprɪkə/ ) là loại gia vị nghiền được làm từ quả đỏ của một thứ lớn hơn và ngọt hơn của cây Capsicum annuum, còn được gọi là ớt chuông hay ớt ngọt. Thứ phổ biến nhất được dùng để làm paprika là ớt cà chua, đôi khi còn được cho thêm một số các thứ khác cay nồng hơn, ớt, và ớt cayenne. Ở nhiều ngôn ngữ khác trừ tiếng Anh, từ paprika được dùng để chỉ cả cây và quả làm nên loại gia vị này. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu
Muối ăn
Tinh thể muối.

Muối ăn hay trong dân gian còn gọi đơn giản là muối (tuy rằng theo đúng thuật ngữ khoa học thì không phải muối nào cũng là muối ăn) là một khoáng chất, được con người sử dụng như một thứ gia vị cho vào thức ăn. Có rất nhiều dạng muối ăn: muối thô, muối tinh, muối iod. Đó là một chất rắn có dạng tinh thể, có màu từ trắng tới có vết của màu hồng hay xám rất nhạt, thu được từ nước biển hay các mỏ muối. Muối thu được từ nước biển có các tinh thể nhỏ hoặc lớn hơn muối mỏ. Trong tự nhiên, muối ăn bao gồm chủ yếu là natri chloride (NaCl), nhưng cũng có một ít các khoáng chất khác (khoáng chất vi lượng). Muối ăn thu từ muối mỏ có thể có màu xám hơn vì dấu vết của các khoáng chất vi lượng. Muối ăn là cần thiết cho sự sống của mọi cơ thể sống, bao gồm cả con người. Muối ăn tham gia vào việc điều chỉnh độ chứa nước của cơ thể (cân bằng lỏng). Vị của muối là một trong những vị cơ bản. Sự thèm muối có thể phát sinh do sự thiếu hụt khoáng chất vi lượng cũng như do thiếu chloride natri. Muối có thể tồn tại hàng trăm triệu năm không bị phân hủy trong môi trường bảo quản tốt.

Muối ăn là tối thiết cho sự sống, nhưng việc sử dụng quá mức có thể làm tăng độ nguy hiểm của các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh cao huyết áp. Trong việc nấu ăn, muối ăn được sử dụng như là chất bảo quản cũng như là gia vị. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu

Mononatri glutamat (tiếng Anh: monosodium glutamate, viết tắt MSG), thường được gọi bột ngọt hoặc mì chính, là muối natri của acid glutamic, một trong những amino acid không thiết yếu phong phú nhất trong tự nhiên. MSG được tìm thấy trong một số thực phẩm như cà chua, pho mát. Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ đã công nhận bột ngọt nhìn chung là an toàn (Generally recognized as safe, GRAS) và Liên minh châu Âu phân loại bột ngọt là phụ gia thực phẩm. Bột ngọt có mã HS 29224220 và số E là E621. Glutamat trong bột ngọt có vị 'umami' (vị ngọt thịt), tương tự glutamat từ các loại thực phẩm khác. Về phương diện hóa học, glutamat trong bột ngọt và glutamat từ thực phẩm tự nhiên là giống nhau.

Các nhà sản xuất thực phẩm giới thiệu và sử dụng bột ngọt như một chất điều vị bởi nó giúp cân bằng, hòa trộn và làm tròn đầy vị tổng hợp của thực phẩm. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu
Một số loại gia vị
Một cửa hàng bán các loại bột gia vị tại chợ São Paulo, Brazil

Gia vị, theo định nghĩa của các nhà khoa họcsinh học, là những loại thực phẩm, rau thơm (thường có tinh dầu) hoặc các hợp chất hóa học cho thêm vào món ăn, có thể tạo những kích thích tích cực nhất định lên cơ quan vị giác, khứu giácthị giác đối với người ẩm thực. Gia vị làm cho thức ăncảm giác ngon hơn, kích thích hệ thống tiêu hóa của người ăn khiến thực phẩm dễ tiêu hoá, đồng thời có thể chế hoá theo những nguyên lý tương sinh, âm dương phối triển đối với các loại thực phẩm đặc biệt.

Có nhiều loại gia vị như: các loại mắm, muối ăn (tạo vị mặn), ớt, hạt tiêu (tạo vị cay và mùi đặc trưng), các loại rau thơm (rau húng, rau răm, hành, tỏi... được ăn kèm hoặc cho vào thực phẩm khi chế biến) v.v. và việc sử dụng gia vị thích hợp cho món ăn luôn phản ánh sự khéo léo, sự tinh tế như một nghệ thuật ẩm thực đối với người đầu bếp. (Đọc thêm...)

Danh sách nguyên liệu
Độ hòa tan của sucrose tinh khiết
Nhiệt độ (C)g Sucrose/g nước
50
2,59
55
2,73
60
2,89
65
3,06
70
3,25
75
3,46
80
3,69
85
3,94
90
4,20

Sucrose hay saccharose là một disacaride (glucose + fructose) với công thức phân tử là C12H22O11. Nó còn có một tên khác là là α-D-glucopyranozyl-(1→2)-β-D-fructofuranoside (kết thúc bằng "oside" vì nó không phải là đường khử). Nó được biết đến nhiều vì vai trò của nó trong khẩu phần dinh dưỡng của con người và vì nó được hình thành trong thực vật chứ không phải từ các sinh vật khác, ví dụ như động vật. Sucrose còn được gọi với nhiều tên như đường kính (đường có độ tinh khiết cao), đường ăn, đường cát, đường trắng, đường nâu (đường có lẫn tạp chất màu), đường mía (đường trong thân cây mía), đường phèn (đường ở dạng kết tinh), đường củ cải (đường trong củ cải đường), đường thốt nốt (đường trong cây thốt nốt) hay một cách đơn giản là đường.

Đường mía được tinh chế thành các viên đường khối lập phương
(Đọc thêm...)
Danh sách nguyên liệu