Chung kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015

Trận chung kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 là trận đấu bóng đá nữ được tổ chức vào ngày 5 tháng 7 năm 2015 trên sân BC Place, ở Vancouver, Canada, nhằm tìm ra nhà vô địch của Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015. Trận đấu diễn ra giữa hai đội tuyển Nhật BảnHoa Kỳ. Đây được coi là trận tái đấu của hai đội sau trận chung kết năm 2011. Trong khi Hoa Kỳ mong đợi chức vô địch thứ ba thì Nhật Bản đứng trước cơ hội trở thành đội đầu tiên vô địch World Cup nữ hai năm liên tiếp với cùng một huấn luyện viên (Sasaki Norio). Hoa Kỳ là đội có được chiến thắng với tỉ số 5–2 và trở thành đội tuyển đầu tiên đoạt ba chức vô địch Giải vô địch bóng đá nữ thế giới.

Chung kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015
BC Place, nơi diễn ra trận chung kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015
Sự kiệnGiải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015
Ngày5 tháng 7 năm 2015
Địa điểmBC Place, Vancouver, Canada
Cầu thủ của trận đấuCarli Lloyd (Hoa Kỳ)
Trọng tàiKateryna Monzul (Ukraina)
Khán giả53.341
Thời tiếtNắng
25 °C (77 °F)[1]
2011
2019

Do giải tăng số đội nên đây là lần đầu các đội phải trải qua bảy trận đấu trước để đến được với chức vô địch. Cả hai đội đều bất bại trước trận tranh chức vô địch, trong đó Hoa Kỳ chỉ để lọt lưới một quả.

Bối cảnh

sửa

Hai đội từng gặp nhau ba lần tại các kỳ World Cup. Hoa Kỳ thắng Nhật Bản 3–0 ở vòng bảng năm 1991 và 4–0 tại tứ kết năm 1995, trong khi Nhật Bản vượt qua Hoa Kỳ 3–1 trong loạt luân lưu chung kết năm 2011 sau khi hai đội hòa 2–2 trong 120 phút. Hoa Kỳ giành chiến thắng 2–1 trong trận tranh huy chương vàng bóng đá nữ Thế vận hội Mùa hè 2012. Trận đối đầu gần nhất của hai đội là tại Cúp Algarve 2014, trận đấu kết thúc với tỉ số hòa không bàn thắng.[2] Cả Hoa Kỳ và Nhật Bản là các đội ứng cử viên vô địch của World Cup tại Canada.[3] Hoa Kỳ xếp thứ hai trên Bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA, trong khi Nhật Bản xếp thứ tư.[4]

Hoa Kỳ bước vào trận chung kết năm 2015 với hai danh hiệu World trong tay, trong đó có chức vô địch tại kỳ giải đầu tiên năm 1991 ở Trung Quốc. Trong khi đó, đây là trận chung kết giải vô địch bóng đá nữ thế giới thứ hai liên tiếp của Nhật Bản.[5]

Vào ngày 30 tháng 6 năm 2015, chủ tịch FIFA Sepp Blatter thông báo sẽ không tới Vancouver dự khán trận đấu, thay vào đó là phó chủ tịch FIFA Issa Hayatou, người sẽ trao cúp vô địch cho đội chiến thắng.[6]

Đường tới chung kết

sửa
 
Trận Nhật Bản gặp Úc trên sân Commonwealth, Edmonton

Hoa Kỳ chỉ để lọt lưới một bàn trên đường tới với trận chung kết. Họ nằm ở bẳng D cùng các đội Úc, Thụy ĐiểnNigeria. Trận đấu đầu tiên của họ là trận gặp Úc tại Winnipeg. Sau khi Megan Rapinoe sớm đưa Hoa Kỳ vươn lên dẫn trước, Úc cũng nhanh chóng tìm được bàn gỡ hòa. Hai bàn thắng trong hiệp hai giúp người Mỹ giành trọn ba điểm trong trận ra quân.[7] Thụy Điển là đối thủ tiếp theo của Hoa Kỳ trong trận đấu kết thúc mà không có bàn thắng nào được ghi.[8] Ở trận đấu vòng bảng cuối cùng, Mỹ gặp Nigeria tại BC Place, Vancouver. Bàn thắng của Abby Wambach ở phút 45 vừa đủ để đội tiến vào vòng 16 đội với tư cách nhất bảng D và gặp đội thứ ba của bảng F Colombia.[9] Trước đại diện của Nam Mỹ, Hoa Kỳ nhẹ nhàng chiến thắng nhờ công của Alex Morgan và quả phạt đền thành công của Carli Lloyd.[10] Ở vòng tứ kết, họ chiến thắng đội tuyển Trung Quốc với bàn thắng duy nhất của Carli Lloyd.[11] Đối thủ của Hoa Kỳ ở bán kết là Đức. Các pha lập công của Carli Lloyd và Kelley O'Hara giúp đội nhà thắng trận 2–0 và giành quyền vào chơi trận chung kết.[12]

Japan cũng chứng tỏ vị thế ứng cử viên vô địch khi chỉ lọt lưới ba quả và không để thua trận nào trên hành trình tới với trận đấu cuối cùng. Họ thi đấu tại bảng C cùng Thụy Sĩ, CameroonEcuador. Họ mở màn vòng bảng với trận gặp Thụy Sĩ tại Vancouver. Bàn thắng duy nhất từ chấm phạt đền của Miyama Aya giúp Nhật Bản có được chiến thắng đầu tay.[13] Sameshima AyaSugasawa Yuika đưa Nhật tới chiến thắng 2–1 trước Cameroon.[14] Họ hoàn tất vòng bảng bằng chiến thắng tối thiểu 1–0 trước Ecuador tại Winnipeg nhờ công của Ōgimi Yūki.[15] Với tư cách đầu bảng C họ chạm trán đội thứ ba bảng A là Hà Lan ở vòng 16 đội. Các bàn thắng của Ariyoshi SaoriSakaguchi Mizuho giúp Nhật Bản thắng 2–1.[16] Tại tứ kết, Nhật Bản đánh bại Úc với bàn thắng ở những phút cuối cùng của Iwabuchi Mana.[17] Đối thủ của họ ở bán kết là Anh. Hai quả phạt đền trong và bàn phản lưới nhà của Laura Bassett của Anh ở phút 92 đã kết thúc trận đấu với tỉ số 2–1 nghiêng về phía Nhật Bản, đưa họ vào trận chung kết Cúp thế giới thứ hai liên tiếp.[18]

Hoa Kỳ Vòng Nhật Bản
Đối thủ Kết quả Vòng bảng Đối thủ Kết quả
  Úc 3–1 Trận 1   Thụy Sĩ 1–0
  Thụy Điển 0–0 Trận 2   Cameroon 2–1
  Nigeria 1–0 Trận 3   Ecuador 1–0
Bảng D
VT Đội ST Đ
1   Hoa Kỳ 3 7
2   Úc 3 4
3   Thụy Điển 3 3
4   Nigeria 3 1
Nguồn: FIFA
Xếp hạng vòng bảng
Bảng C
VT Đội ST Đ
1   Nhật Bản 3 9
2   Cameroon 3 6
3   Thụy Sĩ 3 3
4   Ecuador 3 0
Nguồn: FIFA
Đối thủ Kết quả Vòng đấu loại trực tiếp Đối thủ Kết quả
  Colombia 2–0 Vòng 16 đội   Hà Lan 2–1
  Trung Quốc 1–0 Tứ kết   Úc 1–0
  Đức 2–0 Bán kết   Anh 2–1

Trận đấu

sửa

Diễn biến chính

sửa
 
Carli Lloyd thi đấu trong trận chung kết

Hoa Kỳ gây choáng váng cho hàng phòng ngự Nhật Bản ngay từ đầu trận khi có tới bốn bàn thắng trong vòng 16 phút đầu tiên. Ba trong số đó được ghi bởi Carli Lloyd và trở thành hat-trick nhanh nhất lịch sử các vòng chung kết.[19] bàn thắng đầu tiên của Lloyd đến ở phút thứ 3 cũng là bàn thắng nhanh nhất trong số các trận chung kết World Cup,[20] được ghi từ quả phạt góc của Megan Rapinoe. Đây cũng là lần đầu tiên Nhật Bản bị dẫn trước từ đầu giải. Lloyd có bàn thứ hai ở phút thứ 5 sau quả từ quả đá phạt của Lauren Holiday. Chính Holiday là người ghi bàn ở phút 14 sau khi hậu vệ Iwashimizu Azusa của Nhật Bản phá bóng bằng đầu trong vòng cấm trúng đà di chuyển của Holiday, giúp tiền đạo này băng vào dứt điểm cháy lưới Nhật Bản. Bàn thắng thứ ba của Lloyd ở phút thứ 16, bàn thắng được Reuters miêu tả là "một trong những bàn thắng đáng nhớ nhất từng được chứng kiến tại World Cup nữ",[21] được ghi từ vạch giữa sân sau khi cô quan sát thấy thủ môn Kaihori Ayumi của Nhật Bản đứng sai vị trí.[22] Bàn thắng ngoạn mục này cũng đồng nghĩa Lloyd trở thành người đầu tiên ghi ba bàn ở một trận chung kết Cúp thế giới.

Ōgimi Yūki có bàn gỡ bằng chân trái cho đội bóng châu Á ở phút 27[23] sau khi vượt qua hậu vệ Julie Johnston của Hoa Kỳ.[24] Ngay sau đó huấn luyện viên Sasaki Norio thay đổi hai cầu thủ ngay trong hiệp một gồm Sawa Homare (thay cho Iwashimizu) ở hàng tiền vệ và Sugasawa Yuika (thay cho Kawasumi Nahomi) ở hàng tiền đạo.[25] Trong hiệp hai, bàn phản lưới nhà ở phút 52 chạm đầu của Johnston từ quả phạt của Miyama Aya tiếp tục rút ngắn cách biệt và lấy lại hy vọng cho Nhật Bản. Tuy nhiên ở chỉ hai phút sau Tobin Heath ghi bàn thắng ấn định tỉ số từ đường kiến tạo của Morgan Brian. Đây trở thành trận chung kết Cúp thế giới nữ có số bàn thắng nhiều nhất.[26]

Chi tiết

sửa
Hoa Kỳ  5–2  Nhật Bản
Lloyd   3'5'16'
Holiday   14'
Heath   54'
Chi tiết Ōgimi   27'
Johnston   52' (l.n.)
Khán giả: 53.341
Trọng tài: Kateryna Monzul (Ukraina)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hoa Kỳ[27]
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nhật Bản[27]
TM 1 Hope Solo
HVP 11 Ali Krieger
TrV 19 Julie Johnston
TrV 4 Becky Sauerbrunn
HVT 22 Meghan Klingenberg
TVG 12 Lauren Holiday
TVG 14 Morgan Brian
TVP 17 Tobin Heath   79'
TVT 15 Megan Rapinoe   61'
13 Alex Morgan   86'
10 Carli Lloyd (c)
Dự bị:
2 Sydney Leroux
HV 3 Christie Rampone   86'
HV 5 Kelley O'Hara   61'
HV 6 Whitney Engen
TV 7 Shannon Boxx
8 Amy Rodriguez
TV 9 Heather O'Reilly
HV 16 Lori Chalupny
TM 18 Ashlyn Harris
20 Abby Wambach   79'
TM 21 Alyssa Naeher
23 Christen Press
Huấn luyện viên:
Jill Ellis
 
TM 18 Kaihori Ayumi
HVP 19 Ariyoshi Saori
TrV 3 Iwashimizu Azusa   33'
TrV 4 Kumagai Saki
HVT 5 Sameshima Aya
TVG 6 Sakaguchi Mizuho
TVG 13 Utsugi Rumi
TVP 9 Kawasumi Nahomi   39'
TVT 8 Miyama Aya (c)
11 Ohno Shinobu   60'
17 Ōgimi Yūki
Dự bị:
TM 1 Fukumoto Miho
HV 2 Kinga Yukari
TV 7 Ando Kozue
TV 10 Sawa Homare   82'   33'
HV 12 Kamionobe Megumi
TV 14 Tanaka Asuna
15 Sugasawa Yuika   39'
16 Iwabuchi Mana   85'   60'
HV 20 Kawamura Yuri
TM 21 Yamane Erina
TV 22 Nagasato Asano
TV 23 Kitahara Kana
Huấn luyện viên:
Sasaki Norio

Cầu thủ xuất sắc nhất:
Carli Lloyd (Hoa Kỳ)

Trợ lý trọng tài:
Nataliya Rachynska (Ukraina)
Yolanda Parga (Tây Ban Nha)
Trọng tài thứ tư:
Claudia Umpierrez (Uruguay)
Trọng tài thứ năm:
Loreto Toloza (Chile)

Luật lệ:

  • 90 phút thi đấu chính thức.
  • 30 phút hiệp phụ nếu cần thiết.
  • Sút luân lưu 11m nếu tỉ số vẫn hòa.
  • Mười hai cầu thủ dự bị đã đăng ký được phép thay người.
  • Tối đa ba sự thay đổi người.

Thống kê

sửa

Sau trận đấu

sửa
 
Carli Lloyd phá nhiều kỷ lục trong trận chung kết
 
Buổi diễu hành của đội tuyển Mỹ tại thành phố Nữu Ước

Trận chung kết phá vỡ nhiều kỉ lục. Các bàn thắng của Carli Lloyd từ phút thứ ba tới mười sáu đưa cô trở thành cầu thủ đầu tiên ghi ba bàn ở một trận chung kết Cúp thế giới, trở thành cầu thủ thứ hai nếu tính cả Cúp thế giới nam và nữ và nhanh nhất đối với cả giải nam hay nữ. Bàn thắng của Ōgimi Yūki ở phút hai mươi bảy đã kết thúc chuỗi 540 phút sạch lưới tại giải vô địch thế giới, cân bằng kỷ World Cup của Đức vào năm 2007.[30] Đây cũng được coi là kỳ World Cup cuối cùng của ba cầu thủ kỳ cựu của Mỹ gồm Christie Rampone, thủ môn Hope Solo, và tiền đạo Abby Wambach.[31] Rampone cũng trở thành lớn tuổi nhất thi đấu trong một trận đấu Cúp thế giới nữ khi bước sang tuổi 40.[32]

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1999 người Mỹ là đương kim vô địch hai giải lớn là (Thế vận hội và Giải vô địch bóng đá nữ thế giới). Hoa Kỳ cũng vượt qua Đức để trở thành đội có số bàn thắng nhiều nhất trong lịch sử World Cup.[33]

Trận đấu phá kỷ lục xem bóng đá (cả nam và nữ) qua truyền hình tại Hoa Kỳ. Báo cáo của Fox Network cho thấy có 25,4 triệu người xem, của Telemundo là 1,3 triệu; con số tổng cộng 26,7 triệu đưa cuộc đối đầu này trở thành trận đấu có nhiều người theo dõi nhất trong lịch sử truyền hình Mỹ.[34]

Nhờ chiến thắng này đội tuyển Mỹ được FIFA trao 2 triệu đôla, con số lép vế so với số tiền mà nhà vô địch Giải thế giới của nam năm 2014, đội tuyển Đức, nhận được (35 triệu), chủ yếu vì lý do sự chênh lệch về số nhà tài trợ của hai giải.[35]

Vào ngày 11 tháng 7, các nữ cầu thủ Hoa Kỳ diễu hành ăn mừng chiến thắng tại thành phố New York. Đây là lần đầu tiên một đội vận động viên nữ ở Canyon of Heroes (tạm dịch: Hẻm núi Anh hùng) ở Hạ Manhattan, và là buổi diễn hành tung hoa giấy (ticker-tape) tại New York để vinh danh các vận động viên nữ kể từ năm 1984 (vinh danh các vận động viên tại Thế vận Hội San Francisco). Thị trưởng New York Bill de Blasio trao cho đội "những chiếc chìa khóa vào thành phố" (Keys to the City) tại buổi lễ ở Tòa thị chính Thành phố New York.[36]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “FIFA Women's World Cup Canada 2015 – Matches – USA-Japan: Match Facts”. FIFA.com. ngày 5 tháng 7 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015.
  2. ^ “Women's World Cup, USA vs. Japan: Know your opponent”. sportingnews.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  3. ^ “Women's World Cup predictions: U.S., Germany, Japan are favorites”. usatoday.com. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2015.
  4. ^ “Women's Ranking (ngày 27 tháng 3 năm 2015)”. FIFA.com. ngày 27 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2016.
  5. ^ “Women's World Cup: Japan beats England to reach final after Laura Bassett's own goal at the death”. abc.net.au. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  6. ^ “Sepp Blatter: Fifa president to miss Women's World Cup final”. bbc.com. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2015.
  7. ^ “USA – Australia”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  8. ^ “USA – Sweden”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  9. ^ “Nigeria – USA”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  10. ^ “Colombia – USA”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  11. ^ “China – USA”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  12. ^ “USA – Germany”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  13. ^ “Japan – Switzerland”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  14. ^ “Japan – Camaroon”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  15. ^ “Ecuador – Japan”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  16. ^ “Japan – Netherlands”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  17. ^ “Australia – Japan”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  18. ^ “Japan – England”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  19. ^ Robinson, Joanna (ngày 5 tháng 7 năm 2015). “Watch U.S. Soccer Player Carli Lloyd Make World Cup History with Record-Breaking Hat Trick”. Vanity Fair. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015.
  20. ^ Oshan, Jeremiah (ngày 5 tháng 7 năm 2015). “Some fun facts about Carli Lloyd's 16-minute hat trick”. Sounder At Heart. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015.
  21. ^ “U.S. captain Lloyd hits hat-trick in 16 minutes into World Cup final”. Reuters. ngày 5 tháng 7 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015.
  22. ^ “Watch: Carli Lloyd scores hat trick 16 minutes into World Cup final”. Sports Illustrated. ngày 5 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015.
  23. ^ “Women's World Cup final: U.S. defeats Japan, 5–2”. Los Angeles Times. ngày 5 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015.
  24. ^ “U.S. dominates Japan in Women's World Cup final”. The Japan Times. ngày 5 tháng 7 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015.
  25. ^ “Lloyd-inspired USA crowned in style”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015.
  26. ^ Booth, Tim (ngày 5 tháng 7 năm 2015). “The Latest: Tobin Heath's goal in 54th minute restores 3-goal lead for United States”. Newser. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015.
  27. ^ a b “Tactical Line-up – United States-Japan” (PDF). FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 6 tháng 7 năm 2015. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015.
  28. ^ “Final match report – Half time” (PDF). FIFA. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015.
  29. ^ “Final match report” (PDF). FIFA. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015.
  30. ^ “Star goalkeepers Hope Solo and Nadine Angerer in the spotlight as U.S., Germany clash in Women's World Cup semifinals”. The Advocate. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2015. Truy cập 10 tháng 8 năm 2016.
  31. ^ Hays, Graham (ngày 5 tháng 7 năm 2015). “Carli Lloyd Hat Trick Leads U.S. Women To First World Cup Title In 16 Years”. ESPN. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015.
  32. ^ “Christie Rampone Is Now The Oldest Player To Appear In The Women's World Cup”. huffingtonpost.com. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015.
  33. ^ Bieler, Des (ngày 5 tháng 7 năm 2015). “Women's World Cup: U.S. defeats Japan, 5–2, wins tournament for first time since 1999”. The Washington Post. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015.
  34. ^ Sandomir, Richard (ngày 6 tháng 7 năm 2015). “Women's World Cup Final Was Most-Watched Soccer Game in United States History”. The New York Times. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015.
  35. ^ Harwell, Drew. “Why hardly anyone sponsored the most-watched soccer match in U.S. history”. Washington Post. Washington Post. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2015.
  36. ^ “U.S.A. Women's World Cup Parade – Highlights”. nytimes.com. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2015.

Liên kết ngoài

sửa