Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Nhật Bản

Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia đại diện cho Nhật Bản

Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Nhật Bản là đội tuyển nữ đại diện cho Nhật Bản tại các giải đấu quốc tế dưới sự quản lý của Liên đoàn bóng đá Nhật Bản (JFA).

Nhật Bản
Huy hiệu áo/Huy hiệu liên đoàn
Biệt danhなでしこジャパン (Nadeshiko Japan)[1]
Hiệp hộiLiên đoàn bóng đá Nhật Bản
Liên đoàn châu lụcAFC (châu Á)
Liên đoàn khu vựcEAFF (Đông Á)
Huấn luyện viênIkeda Futoshi[2]
Đội trưởngKumagai Saki
Thi đấu nhiều nhấtSawa Homare (205)
Vua phá lướiSawa Homare (83)
Mã FIFAJPN
Trang phục chính
Trang phục phụ
Xếp hạng FIFA
Hiện tại 11 Giữ nguyên (24 tháng 3 năm 2023)[3]
Cao nhất3 (12.2011)
Thấp nhất14 (7.2003)
Trận quốc tế đầu tiên
 Đài Bắc Trung Hoa 1–0 Nhật Bản 
(Hồng Kông; 7 tháng 6 năm 1981)
Trận thắng đậm nhất
 Nhật Bản 21–0 Guam 
(Quảng Châu, Trung Quốc; 5 tháng 12 năm 1997)
Trận thua đậm nhất
 Hoa Kỳ 9–0 Nhật Bản 
(Charlotte, Hoa Kỳ; 29 tháng 4 năm 1999)
Giải vô địch bóng đá nữ thế giới
Số lần tham dự9 (Lần đầu vào năm 1991)
Kết quả tốt nhấtVô địch (2011)
Cúp bóng đá nữ châu Á
Số lần tham dự17 (Lần đầu vào năm 1977)
Kết quả tốt nhấtVô địch (2014, 2018)
Thành tích huy chương

Đội tuyển nữ Nhật Bản là một đội tuyển nữ thuộc trình độ hàng đầu của thế giới và là một trong 5 đội tuyển mạnh vượt trội ở châu Á. Nhật Bản đánh bại Hoa Kỳ trong trận chung kết giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2011 trên loạt sút luân lưu để lần đầu tiên vô địch Giải vô địch bóng đá nữ thế giới, trở thành đội tuyển đầu tiên của châu Á làm được điều này và là một trong bốn quốc gia vô địch bóng đá nữ thế giới.[4][5] Họ cũng giành huy chương bạc tại Thế vận hội Mùa hè 2012, và gần nhất là giành á quân Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015, đứng sau Hoa Kỳ ở cả hai giải đấu đó.[6]

Lịch sử sửa

Số lượng nữ cầu thủ và câu lạc bộ bóng đá nữ tại Nhật tăng nhanh trong thập niên 1970 và nhiều giải đấu khu vực được thành lập như hệ quả tất yếu. Giải bóng đá nữ quốc gia toàn Nhật Bản (sau này là Cúp Hoàng hậu) ra đời vào năm 1980, và đội tuyển nữ Nhật Bản ra mắt trận đầu tiên tại Hồng Kông vào năm 1981. Đội tuyển sau đó đi thi đấu cả trong và ngoài nước với thành phần tập hợp từ các giải đấu khu vực.[7]

Suzuki Ryōhei vào năm 1986 được chọn là huấn luyện viên trưởng đầu tiên của đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Nhật Bản. "Giải bóng đá nữ quốc gia toàn Nhật Bản" (viết tắt là "L. League") được thành lập vào năm 1989 còn đội tuyển có được suất dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 1991 ở Trung Quốc. Nhật Bản sau đó tiếp tục nhiều giải quốc tế lớn như Thế vận hội Mùa hè 1996Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 1995, điều này giúp đội tuyển cũng như giải L. League được biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên sau khi để mất chiếc vé tới Thế vận hội Mùa hè 2000, một loạt câu lạc bộ tại L. League xin rút lui còn bóng đá nữ Nhật trên đà đi xuống.

Tháng 8 năm 2002 JFA chỉ định cựu huấn luyện viên đội tuyển quốc gia nam Ma Cao Ueda Eiji làm huấn luyện viên trưởng của đội tuyển nữ Nhật Bản. Dù khởi đầu không thuận lợi cùng huấn luyện viên mới, đội dần cải thiện thành tích và nhận được nhiều hơn sự quan tâm của người hâm mộ, điển hình là trận tranh suất dự Olympic 2004 với CHDCND Triều Tiên. JFA sau đó tổ chức cuộc thi đặt biệt danh cho đội tuyển. Kết quả là cái tên "Nadeshiko Japan" được chọn từ 2.700 bản dự thi vào ngày 7 tháng 7 năm 2004. "Nadeshiko", tên một loại cẩm chướng, bắt nguồn từ cụm từ "Yamato Nadeshiko" (大和撫子, "người phụ nữ Nhật lý tưởng").

Tại vòng bảng Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2003 Nhật Bản chỉ có trận thắng đậm 6-0 trước Argentina còn lại lần lượt thua 0-3 và 1-3 trước Đức và Canada. Bốn năm sau tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2007 ở Trung Quốc, họ tiếp tục dừng chân tại vòng bảng có sự hiện diện của đương kim vô địch Đức, Argentina và Anh.

Vô địch thế giới 2011 và thời kì vàng sửa

 
Đội tuyển Nhật Bản năm 2013

Nhật được quyền dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2011 nhờ giành huy chương đồng Cúp bóng đá nữ châu Á 2010. Sau khi kết thúc vòng bảng ở vị trí nhì bảng sau đội tuyển Anh, họ bất ngờ loại đương kim quán quân thế giới và chủ nhà Đức khỏi cuộc chơi với tỉ số 1–0 ở tứ kết, trước khi dễ dàng vượt qua chướng ngại vật Thụy Điển với tỉ số 3–1 để thẳng tiến vào trận tranh ngôi vô địch. Trong trận chung kết kịch tính Nhật vượt qua Hoa Kỳ 3–1 trong loạt luân lưu 11m để trở thành đội tuyển nữ châu Á đầu tiên vô địch World Cup cũng như đội châu Á đầu tiên vô địch một giải cấp đội tuyển quốc gia của FIFA.[8][9]

Đội có mặt tại Thế vận hội Mùa hè 2012 sau khi đứng thứ ba vòng loại. Sau khi vượt qua vòng bảng, Nhật Bản lần lượt hạ Brasil, Pháp để vào trận chung kết gặp Hoa Kỳ. Trong trận tái hiện chung kết World Cup này, Hoa Kỳ đã trả được món nợ một năm trước với tỉ số 2-1.[10]

 
Đội tuyển Nhật Bản và Hoa Kỳ trong trận chung kết World Cup 2015.

Nhật tiếp tục thể hiện phong độ tốt khi vượt qua Úc với tỉ số 1-0 trong trận chung kết Cúp bóng đá nữ châu Á 2014 tổ chức tại Việt Nam, qua đó lần đầu tiên vô địch châu Á. Họ cùng Úc, Trung Quốc, Hàn QuốcThái Lan đại diện cho châu Á tại vòng chung kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 ở Canada.[11] Nhật Bản nhẹ nhàng vượt qua vòng bảng trước các đội dưới cơ như Ecuador, Thụy SĩCameroon. Họ tiếp tục loại Hà Lan và Úc trên đường tới trận bán kết với Anh. Nhật Bản tỏ ra may mắn hơn khi ở những phút cuối cùng của trận bán kết, hậu vệ Laura Bassett của đội tuyển Anh, trong nỗ lực phá bóng. vô tình đốt lưới nhà, giúp đại diện châu Á bước vào trận chung kết World Cup với Mỹ. Tuy nhiên lần này Nhật Bản dễ dàng để thua 5–2 và rời giải với vị trí á quân.

Huấn luyện viên sửa

Cầu thủ sửa

Đội hình hiện tại sửa

Đội hình được lựa chọn chuẩn bị cho World Cup nữ 2019.

Số trận và bàn thắng tính tới 25 tháng 6 năm 2019, sau trận đấu với Hà Lan.

Số VT Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Trận Bàn Câu lạc bộ
18 1TM Yamashita Ayaka (山下 杏也加) 29 tháng 9, 1995 (28 tuổi) 31 0   Nippon TV Beleza
1 1TM Ikeda Sakiko (池田 咲紀子) 8 tháng 9, 1992 (31 tuổi) 14 0   Urawa Red Diamonds
21 1TM Hirao Chika (平尾 知佳) 31 tháng 12, 1996 (27 tuổi) 2 0   Albirex Niigata

2 2HV Utsugi Rumi (宇津木 瑠美) 5 tháng 12, 1988 (35 tuổi) 113 6   Reign FC
3 2HV Sameshima Aya (鮫島 彩) 16 tháng 6, 1987 (36 tuổi) 113 5   INAC Kobe Leonessa
4 2HV Kumagai Saki (熊谷 紗希) (Đội trưởng) 17 tháng 10, 1990 (33 tuổi) 108 0   Lyon
22 2HV Shimizu Risa (清水 梨紗) 15 tháng 6, 1996 (27 tuổi) 28 0   Nippon TV Beleza
5 2HV Ichise Nana (市瀬 菜々) 4 tháng 8, 1997 (26 tuổi) 19 0   Vegalta Sendai
23 2HV Miyake Shiori (三宅 史織) 13 tháng 10, 1995 (28 tuổi) 18 0   INAC Kobe Leonessa
12 2HV Minami Moeka (南 萌華) 7 tháng 12, 1998 (25 tuổi) 6 0   Urawa Red Diamonds
16 2HV Miyagawa Asato (宮川 麻都) 24 tháng 2, 1998 (26 tuổi) 5 0   Nippon TV Beleza

10 3TV Sakaguchi Mizuho (阪口 夢穂) 15 tháng 10, 1987 (36 tuổi) 124 29   Nippon TV Beleza
7 3TV Nakajima Emi (中島 依美) 27 tháng 9, 1990 (33 tuổi) 74 14   INAC Kobe Leonessa
14 3TV Hasegawa Yui (長谷川 唯) 29 tháng 1, 1997 (27 tuổi) 39 7   Nippon TV Beleza
15 3TV Momiki Yuka (籾木 結花) 9 tháng 4, 1996 (28 tuổi) 26 8   Nippon TV Beleza
17 3TV Miura Narumi (三浦 成美) 3 tháng 7, 1997 (26 tuổi) 13 0   Nippon TV Beleza
6 3TV Sugita Hina (杉田 妃和) 31 tháng 1, 1997 (27 tuổi) 11 0   INAC Kobe Leonessa

9 4 Sugasawa Yuika (菅澤 優衣香) 5 tháng 10, 1990 (33 tuổi) 67 19   Urawa Red Diamonds
8 4 Iwabuchi Mana (岩渕 真奈) 18 tháng 3, 1993 (31 tuổi) 65 21   INAC Kobe Leonessa
20 4 Yokoyama Kumi (横山 久美) 13 tháng 8, 1993 (30 tuổi) 43 17   AC Nagano Parceiro
19 4 Endo Jun (遠藤 純) 24 tháng 5, 2000 (23 tuổi) 8 0   Nippon TV Beleza
11 4 Kobayashi Rikako (小林 里歌子) 21 tháng 7, 1997 (26 tuổi) 7 2   Nippon TV Beleza
13 4 Takarada Saori (宝田 沙織) 27 tháng 12, 1999 (24 tuổi) 3 0   Cerezo Osaka Sakai

Triệu tập gần đây sửa

Các cầu thủ dưới đây được triệu tập trong vòng 12 tháng.

Vt Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Số trận Bt Câu lạc bộ Lần cuối triệu tập
TM Yamane Erina (山根 恵里奈) 20 tháng 12, 1990 (33 tuổi) 26 0   Real Betis SheBelieves Cup 2019
TM Takenaka Rei (武仲 麗依) 18 tháng 5, 1992 (31 tuổi) 0 0   INAC Kobe Leonessa SheBelieves Cup 2019
TM Saitō Ayaka (齊藤 彩佳) 26 tháng 8, 1991 (32 tuổi) 0 0   Vegalta Sendai SheBelieves Cup 2019

HV Matsubara Arisa (松原 有沙) 1 tháng 5, 1995 (29 tuổi) 2 0   Nojima Stella Kanagawa Sagamihara v.   Tây Ban Nha, 2 tháng 6 năm 2019 PRE
HV Oga Risako (大賀 理紗子) 4 tháng 1, 1997 (27 tuổi) 3 0   Nojima Stella Kanagawa Sagamihara v.   Đức, 9 tháng 4 năm 2019
HV Ariyoshi Saori (有吉 佐織) 1 tháng 11, 1987 (36 tuổi) 65 1   Nippon TV Beleza SheBelieves Cup 2019
HV Kitamura Nanami (北村 菜々美) 25 tháng 11, 1999 (24 tuổi) 0 0   Cerezo Osaka Sakai Training camp, 31 January–ngày 4 tháng 2 năm 2019
HV Kunitake Aimi (國武 愛美) 10 tháng 1, 1997 (27 tuổi) 3 0   Nojima Stella Kanagawa Sagamihara v.   Na Uy, 11 tháng 11 năm 2018
HV Takagi Hikari (高木 ひかり) 21 tháng 5, 1993 (30 tuổi) 19 1   Nojima Stella Kanagawa Sagamihara Asian Games 2018
HV Doko Mayo (土光 真代) 3 tháng 5, 1996 (28 tuổi) 1 0   Nippon TV Beleza Cúp Liên hiệp 2018

TV Naomoto Hikaru (猶本 光) 3 tháng 3, 1994 (30 tuổi) 19 0   SC Freiburg v.   Tây Ban Nha, 2 tháng 6 năm 2019 PRE
TV Sakaguchi Moeno (阪口 萌乃) 4 tháng 6, 1992 (31 tuổi) 12 1   Albirex Niigata SheBelieves Cup 2019
TV Nagano Fuka (長野 風花) 9 tháng 3, 1999 (25 tuổi) 1 0   Chifure AS Elfen Saitama Training camp, 31 January–ngày 4 tháng 2 năm 2019
TV Kawasumi Nahomi (川澄 奈穂美) 23 tháng 9, 1985 (38 tuổi) 90 20   Sky Blue FC v.   Na Uy, 11 tháng 11 năm 2018
TV Nakasato Yu (中里 優) 14 tháng 7, 1994 (29 tuổi) 20 0   Nippon TV Beleza Asian Games 2018
TV Sumida Rin (隅田 凜) 12 tháng 1, 1996 (28 tuổi) 22 0   Nippon TV Beleza Asian Games 2018

Ueki Riko (植木 理子) 30 tháng 7, 1999 (24 tuổi) 2 0   Nippon TV Beleza World Cup nữ 2019 INJ
Seike Kiko (清家 貴子) 8 tháng 8, 1996 (27 tuổi) 0 0   Urawa Red Diamonds v.   Tây Ban Nha, ngày 2 tháng 6 năm 2019 PRE
Miyazawa Hinata (宮澤 ひなた) 21 tháng 11, 1999 (24 tuổi) 2 0   Nippon TV Beleza v.   Tây Ban Nha, ngày 2 tháng 6 năm 2019 PRE
Ikejiri Mayu (池尻 茉由) 19 tháng 12, 1996 (27 tuổi) 3 0   Suwon WFC SheBelieves Cup 2019
Tanaka Mina (田中 美南) 28 tháng 4, 1994 (30 tuổi) 35 14   Nippon TV Beleza Training camp, 31 January–ngày 4 tháng 2 năm 2019
Masuya Rika (増矢 理花) 14 tháng 9, 1995 (28 tuổi) 27 6   INAC Kobe Leonessa v.   Na Uy, 11 tháng 11 năm 2018

Chú thích:

  • INJ = Rút lui do chấn thương
  • PRE = Đội hình sơ bộ

Kỷ lục sửa

Tính đến 26 tháng 10 năm 2022

Thành tích sửa

World Cup sửa

Chủ nhà/ Năm Kết quả Tr T H* B BT BB HS
  1991 Vòng 1 3 0 0 3 0 12 −12
  1995 Tứ kết 4 1 0 3 2 8 −6
  1999 Vòng 1 3 0 1 2 1 10 −9
  2003 3 1 0 2 7 6 +1
  2007 3 1 1 1 3 4 −1
  2011 Vô địch 6 4 1 1 12 6 +6
  2015 Á quân 7 6 0 1 11 8 +3
  2019 Vòng 2 4 1 1 2 3 5 −2
   2023 Tứ kết 5 4 0 1 15 3 12
Tổng cộng 9/9 38 18 4 16 54 62 −8
*Hòa bao gồm cả trận đấu có sút luân lưu.

Thế vận hội sửa

Chủ nhà/ Năm Kết quả Tr T H* B BT BB HS
  1996 Vòng 1 3 0 0 3 2 9 −7
2000 Không vượt qua vòng loại
  2004 Tứ kết 3 1 0 2 2 3 −1
  2008 Hạng tư 6 2 1 3 11 10 +1
  2012 Huy chương Bạc 6 3 2 1 7 4 +3
2016 Không vượt qua vòng loại
  2020 Tứ kết 4 1 1 1 3 0 −2
  2024 Vượt qua vòng loại
  2028 Chưa xác định
  2032
Tổng cộng 6/8 22 7 4 10 24 27 −6
*Hòa bao gồm cả trận đấu có sút luân lưu.

Cúp bóng đá châu Á sửa

Chủ nhà/ Năm Kết quả Tr T H* B BT BB HS
1975 Không tham dự
  1977 Vòng bảng 2 0 0 2 0 8 −8
1979 Không tham dự
  1981 Vòng bảng 3 1 0 2 1 3 -2
1983 Không tham dự
  1986 Á quân 4 2 0 2 14 4 +10
  1989 Hạng ba 5 4 0 1 37 1 +36
  1991 Á quân 6 4 1 1 27 6 +21
  1993 Hạng ba 5 4 0 1 29 4 +25
  1995 Á quân 5 4 0 1 27 3 +24
  1997 Hạng ba 5 4 0 1 33 1 +32
  1999 Hạng tư 6 4 0 2 36 6 +30
  2001 Á quân 6 4 0 2 30 5 +25
  2003 Hạng tư 6 4 0 2 34 4 +30
  2006 5 3 0 2 19 6 +13
  2008 Hạng ba 5 3 0 2 19 7 +12
  2010 5 4 0 1 16 2 +14
  2014 Vô địch 5 4 1 0 16 3 +13
  2018 5 3 2 0 9 2 +7
  2022 Bán kết 5 3 2 0 18 3 +15
Tổng cộng 17/20 83 55 6 22 365 68 +297
*Hòa bao gồm cả trận đấu có sút luân lưu.

Cúp bóng đá Đông Á sửa

Chủ nhà/ Năm Kết quả Tr T H* B BT BB HS
  2005 Hạng ba 3 0 2 1 0 1 -1
  2008 Vô địch 3 3 0 0 8 2 +6
  2010 3 3 0 0 7 1 +6
  2013 Á quân 3 1 1 1 3 2 +1
  2015 Hạng ba 3 1 0 2 5 6 -1
  2017 Á quân 3 2 0 1 4 4 0
  2019 Vô địch 3 3 0 0 13 0 +13
  2021 3 2 1 0 6 2 +4
Tổng cộng 7/7 24 15 4 5 46 18 +28
*Hòa bao gồm cả trận đấu có sút luân lưu.

Đại hội Thể thao châu Á sửa

Chủ nhà/ Năm Kết quả Tr T H* B BT BB HS
  1990 Huy chương Bạc 5 3 1 1 17 8 +9
  1994 4 2 1 1 9 3 +6
  1998 Huy chương Đồng 5 3 0 2 18 7 +11
  2002 5 3 1 1 8 3 +5
  2006 Huy chương Bạc 5 4 1 0 21 1 +20
  2010 Huy chương Vàng 4 3 1 0 6 0 +6
  2014 Huy chương Bạc 6 4 1 1 28 3 +25
  2018 Huy chương Vàng 5 5 0 0 14 2 +12
  2022 Huy chương Vàng 6 6 0 0 39 5 +34
  2026 Chưa xác định
  2030
  2034
Tổng cộng 9/9 45 33 6 6 160 32 +128
*Hòa bao gồm cả trận đấu có sút luân lưu.

Kết quả và lịch thi đấu sửa

2018 sửa

2019 sửa

Danh hiệu sửa

Quốc tế sửa

  Vô địch: 2011
  Á quân: 2015
  Huy chương Bạc: 2012

Châu lục sửa

  Vô địch: 2014, 2018
  Á quân: 1986, 1991, 1995, 2001
  Huy chương Vàng: 2010, 2018

Khu vực sửa

  Vô địch: 2008, 2010

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Taking the Measure of the Year's Victors”. The New York Times. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ “Mr. IKEDA Futoshi appointed as coach of Nadeshiko Japan (Japan Women's National Team)”. Japan Football Association (JFA). Tokyo. 1 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2021.
  3. ^ “Bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA/Coca-Cola thế giới”. FIFA. 24 tháng 3 năm 2023. Truy cập 24 tháng 3 năm 2023.
  4. ^ “Japan claim maiden title”. fifa.com. ngày 17 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2015.
  5. ^ Reuters (ngày 15 tháng 7 năm 2015). “U.S. coach hails Japan's 2011 triumph as 'watershed moment' for women's soccer”. Japan Times. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2015.
  6. ^ “2015 FIFA Women's World Cup: Complete Tournament Results”. ABC News. ngày 6 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015.
  7. ^ Hongo, Jun, "Nadeshiko Japan eyes London Olympic gold Lưu trữ 2012-11-01 tại Wayback Machine", Japan Times, 24/1/2012, tr. 3.
  8. ^ “Japan edge USA for maiden title”. FIFA. ngày 17 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011.
  9. ^ “Women's World Cup final: Japan beat USA on penalties”. BBC Sport. ngày 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2011.
  10. ^ “Olympics football: USA beat Japan to secure gold in Wembley thriller”. BBC. ngày 12 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2015.
  11. ^ “Japan lift 2014 AFC Women's Asian Cup”. Goal.com. ngày 26 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2014.

Liên kết ngoài sửa

Thành tích
Tiền nhiệm:
  Đức 2007
Vô địch thế giới
2011 (lần đầu tiên)
Kế nhiệm:
2015 Hoa Kỳ  
Tiền nhiệm:
  Úc 2010
Vô địch châu Á
2014 (lần đầu tiên)
2018 (lần thứ hai)
Kế nhiệm:
Đương kim vô địch