Dương Tử Quỳnh

Nữ diễn viên người Trung Quốc gốc Malaysia

Dương Tử Quỳnh PSM (/ˈj/, phồn thể: 楊紫瓊; giản thể: 杨紫琼; YOH; tên quốc tế Michelle Yeoh, sinh ngày 6 tháng 8 năm 1962) là một nữ diễn viên người Malaysia. Sau khi đăng quang hoa hậu Malaysia vào năm 1983, bà tham gia diễn xuất với các phim Hồi ức của một Geisha, Ngọa hổ tàng long, Phong Vân 2, Hoắc Nguyên Giáp, Xác ướp 3: Lăng mộ Tần Vương, Con nhà siêu giàu châu ÁGiáng sinh năm ấy.

Dương Tử Quỳnh
Dương Tử Quỳnh tại Liên hoan phim Cannes 2017
Sinh6 tháng 8, 1962 (61 tuổi)
Ipoh, Perak, Malaysia
Quốc tịchMalaysia
Trường lớpRoyal Academy of Dance
Nghề nghiệpDiễn viên
Năm hoạt động1984–nay

Năm 2021, bà tạo tiếng vang với bộ phim giả tưởng Shang-Chi và huyền thoại Thập Luân, sau đó là serie thành công trên Netflix mang tên The Witcher: Blood Origin (2022). Trong năm 2022, bà nhận vai chính trong Cuộc chiến đa vũ trụ và vinh dự được trao Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhấtgiải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, trở thành nữ diễn viên gốc Á đầu tiên và nữ diễn viên da màu thứ hai trong lịch sử chiến thắng giải thưởng danh giá này.[1][2]

Cuộc đời và sự nghiệp sửa

Dương Tử Quỳnh sinh ra tại Ipoh, Perak, trong gia đình người Malaysia gốc Hoa đến từ Phúc Kiến. Cha của bà là một luật sư nên bà thông thạo tiếng Anhtiếng Malaysia hơn tiếng Quan thoại. Năm lên 4 tuổi, Dương Tử Quỳnh đã được đi học múa balletbơi lội. Đến năm 15 tuổi, Dương Tử Quỳnh đến Anh và nhận bằng cử nhân nghệ thuật tại Viện múa Hoàng gia Anh. Do bị tai nạn ở bàn chân, nên bà chuyển sang lĩnh vực khác chính là học diễn xuất.

Năm 1983, Dương Tử Quỳnh trở về Malaysia, mẹ bà bí mật đăng ký cho con mình tham gia cuộc thi Hoa hậu Malaysia. Bà đã đoạt vương miện Hoa hậu Malaysia một cách thuyết phục[3]. Cùng năm đó, Dương Tử Quỳnh đoạt luôn giải Hoa hậu Mooba ở Melbourne, Úc. Năm 1984, Dương Tử Quỳnh được mời đến Hồng Kông để quay phim quảng cáo cho một hãng đồng hồ cùng với ngôi sao hành động nổi tiếng Thành Long.

Năm 1985, Dương Tử Quỳnh ký một hợp đồng đóng phim với hãng D&B Films và xuất hiện trong bộ phim hành động hài đầu tay của mình The Owl vs. Bumbo (1984). Để có được vai chính trong bộ phim Yes, Madam (1985), bà đã phải trải qua một khóa huấn luyện khá gai góc để thử sức mình ở thể loại phim hành động. Và bộ phim Yes, Madam được xem là đột phá đầu tiên của bà. Từ đó, bà được nhiều người hâm mộ và nhanh chóng trở thành nữ diễn viên hành động số 1 của châu Á. Năm 1987, Dương Tử Quỳnh đóng trong bộ phim Easy Money.

Dương Tử Quỳnh được mời đóng bộ phim Police Story 3 (1992), đánh dấu sự trở lại vinh quang sau một thời gian tưởng chừng như cô bỏ hẳn nghề. Dương Tử Quỳnh vẫn luôn tự đóng những pha nguy hiểm rất xuất sắc, Thành Long vẫn thường luôn khen ngợi cô về hành động này. Bộ phim được trình chiếu ở Hoa Kỳ, Dương Tử Quỳnh đổi nghệ danh từ Michelle Yeoh thành Michelle Khan.

Năm 1992, Dương Tử Quỳnh đã phá kỷ lục về thù lao cao nhất dành cho nữ diễn viên trong lịch sử điện ảnh Hồng Kông với bộ phim Police Story 3, bà diễn chung với Thành Long. Đây là bộ phim đạt được doanh thu cao nhất châu Á vào năm đó và Dương Tử Quỳnh tiếp tục khẳng định mình trong các bộ phim thành công khác như The Heroic Trio (1992), Butterfly Sword (1993), Project S (1993), Wing Chun (1994)...

Dương Tử Quỳnh được làm việc với các đạo diễn tài năng trong lĩnh vực điện ảnh Hồng Kông như Đường Quý Lễ, Hồng Kim Bảo, diễn viên Lý Liên Kiệt... Sau đó, Dương Tử Quỳnh thử thách mình trong lĩnh vực phim tâm lý xã hội với các vai diễn trong bộ phim Ah Kam (1996) của đạo diễn Hứa An và Chị em nhà họ Tống (1997).

Bộ phim Chị em nhà họ Tống đã đem về cho Dương Tử Quỳnh giải Kim Tượng vai nữ phụ xuất sắc nhất tại lễ trao giải điện ảnh Kim Tượng Hồng Kông. Nhưng đến năm 1997, Dương Tử Quỳnh mới thật sự tỏa sáng và được biết đến ở Hoa Kỳ. Đó là năm bà tham gia trong bộ phim Tomorrow Never Dies (1997), xuất hiện bên cạnh nam diễn viên Pierce Brosnan.[3]

Dương Tử Quỳnh từng là một trong những người đẹp nhất thế giới do tạp chí People (Hoa Kỳ) bình chọn năm 1997.[3][4]

Đến năm 2000, Dương Tử Quỳnh đã xuất hiện xuất sắc trong bộ phim nổi tiếng Ngọa hổ tàng long của đạo diễn Đài Loan Lý An, cùng với các diễn viên Hồng Kông, Trung Quốc như Châu Nhuận Phát, Trương Chấn, Chương Tử Di...

Trong quá trình đóng phim, Dương Tử Quỳnh bị rất nhiều chấn thương gân, cơ và xương (may mắn là cô không bị gãy xương). Có lẽ vì thế mà không có công ty nào ở Hồng Kông chịu làm bảo hiểm cho bà. Nổi tiếng tại Hoa Kỳ với tên Michelle Khan, nhưng lại có tin đồn bà phải lòng một người Hoa Kỳ tên Khan, để tránh trùng tên người yêu thế là bà quyết định lấy lại tên cũ là Michelle Yeoh.

Ngoài việc đóng phim, Dương Tử Quỳnh còn tham gia nhiều tổ chức từ thiện như Quỹ chống ung thư ở Hồng Kông và Quỹ từ thiện AIDS. Hiện nay, bà tự sản xuất một số phim của chính mình thông qua hãng phim Mythical Films do bà hợp tác với công ty Media Asia trụ sở ở Hồng Kông thành lập. Bộ phim The Touch (2002) chính là bộ phim đầu tay của bà thực hiện cho hãng.

Năm 2005, Dương Tử Quỳnh lại một lần nữa tái ngộ đàn em Chương Tử Di trong bộ phim Hồi ức của một geisha được xây dựng dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên.[3]

Ngày 3 tháng 10 năm 2007, bà có mặt tại đại sứ quán Pháp ở Kuala Lumpur, quê hương bà, để đón nhận Bắc đẩu bội tinh - huân chương cao quý nhất của nhà nước Pháp. Khi nhận Bắc đẩu bội tinh, cô mặc một chiếc đầm dài của Cavalli đính kim cương, đã rất xúc động: "Tôi rất hạnh phúc và cảm động. Tôi chỉ là một cô gái thành thị nhỏ bé và đã biến giấc mơ "hoa lệ" của mình trở thành hiện thực".[5]

Tháng 3 năm 2008, Dương Tử Quỳnh tới Việt Nam theo lời mời của Quỹ phòng chống thương vong châu Á (AIPF), tuyên truyền cho chiến dịch kêu gọi đội mũ bảo hiểm, đặc biệt là trẻ em.[6]

Năm 2008, một năm Dương Tử Quỳnh tham gia 3 bộ phim Hollywood với vai quý bà Vương trong Trẻ em ở Hoàng Thạch, tiếp đó là vai phù thủy Zi Yuan trong The Mummy: Tomb of the Dragon Emperor và vai nữ tu sĩ Rebecca trong Babylon A.D.[7]

Năm 2009, nữ diễn viên Dương Tử Quỳnh là ngôi sao gốc Hoa duy nhất được chọn vào danh sách 35 người đẹp trên màn bạc mọi thời đại của tạp chí People (Hoa Kỳ).[4]

Năm 2010, sau một thời gian tạm ngừng đóng phim, bà trở lại tham gia bộ phim chào đón năm mới Tô Khất Nhi. Trong phim, bà đóng vai một người có võ công cao cường, nhưng lại ẩn cư trên núi, sống bằng nghề hái thuốc.[8]

Tại lễ trao giải Quả Cầu Vàng lần 80 ngày 11 tháng 1 năm 2023, Dương Tử Quỳnh lần đầu tiên thắng giải "Nữ diễn viên chính xuất sắc" ở mảng phim điện ảnh hài/nhạc kịch, với vai nữ chính trong phim Cuộc chiến đa vũ trụ.[9] Bà cũng thắng hạng mục này tại giải Oscar lần thứ 95.

Hoạt động xã hội sửa

Michelle Yeoh dành một phần lớn thời gian của mình cho các hoạt động từ thiện và xã hội, bao gồm việc hỗ trợ trong các hoạt động cứu trợ thiên tai, chống HIV/AIDS, giảm nghèo, bảo tồn động vật, tăng cường bình đẳng giới và an toàn giao thông. Từ năm 2008, cô đã là đại sứ và nhà hoạt động hàng đầu cho chiến dịch Make Roads Safe của FIA, nhằm được công nhận là ưu tiên của toàn cầu về sức khỏe và phát triển.[79] Trong số nhiều hoạt động thay mặt cho chiến dịch này, cô đã thúc đẩy thiết kế đường an toàn tại các sự kiện trên toàn thế giới, phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc,[80] Ngân hàng Phát triển Châu Á,[81] Ngân hàng Thế giới,[82] tham gia đi bộ để tăng cường an toàn giao thông tại cuộc đua Formula One,[83] và khai mạc chiến dịch "Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông" tại một sự kiện tại Việt Nam do Tổ chức Phòng ngừa tai nạn châu Á tổ chức.[84] Cô cũng đã thực hiện một bộ phim tài liệu về an toàn giao thông toàn cầu mang tên Turning Point, phiên bản của nó đã được phát sóng trên BBC World News.[85]

Michelle Yeoh cống hiến cho nhiều vấn đề bảo tồn môi trường, cô đã tặng thời gian của mình như là đại sứ WildAid cho các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng và là đại sứ thiện chí của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) cho sáng kiến Mục tiêu Phát triển Bền vững từ năm 2016.[86][87] Yeoh là một bảo trợ của dự án Save China's Tigers, cam kết bảo vệ hổ miền Nam Trung Quốc đang có nguy cơ tuyệt chủng.[88] Cô cũng đã tham gia vào vai trò đại sứ động vật đầu tiên của UNDP, hai chú gấu trúc, để khởi động chiến dịch "Gấu trúc vì Mục tiêu Toàn cầu".[89] Không chỉ dừng lại ở đó, để nâng cao nhận thức về bảo tồn động vật hoang dã và biến đổi khí hậu, cô đã hợp tác với National Geographic để sản xuất bộ phim tài liệu Among the Great Apes with Michelle Yeoh,[90] đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêu thụ có trách nhiệm, thời trang bền vững và thực hành kinh doanh đạo đức.[91] Năm 2013, cô chuyển sang vai trò nhà sản xuất điều hành cho dự án Pad Yatra: A Green Odyssey. Bộ phim ghi lại hành trình của 700 người, do Gyalwang Drukpa thứ 12 dẫn đầu, đến dãy núi Himalaya nguy hiểm. Họ đã đi 450 dặm, trồng 50.000 cây và giáo dục người dân làng về trách nhiệm môi trường.

Hoạt động chính trị của Yeoh mở rộng đến các vấn đề sức khỏe và phúc lợi, từ việc làm bảo trợ đến đại sứ, thông qua các tổ chức như AIDS Concern,[93] Hong Kong Cancer Fund,[94] amfAR,[95] Live To Love,[96] và Paris Brain Institute.[97] Cô cũng tham gia vào đội ngũ ủy viên của UNAIDS,[98] và là thành viên trong ban giám đốc của Quỹ Suu, một tổ chức từ thiện phi chính trị được thành lập để hỗ trợ sức khỏe, giáo dục, quyền con người và phát triển của người dân Myanmar.[99] Là một trong số những người sống sót sau trận động đất Nepal năm 2015,[100] sau khi được sơ tán, cô đã trở lại đất nước bị thiên tai để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng và quyên góp 100.000 euro cho các nạn nhân.[101][102]

Trong suốt sự nghiệp của mình, Yeoh luôn thể hiện các vai diễn mạnh mẽ và chống lại các định kiến. Sau bộ phim Tomorrow Never Dies, cô không làm việc trong gần hai năm do những vai diễn rập khuôn được đề xuất cho cô tại Mỹ.[103] Cô nói với People: "Vào thời điểm đó (những năm 1990), mọi người trong ngành công nghiệp không thể phân biệt được tôi là người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay thậm chí là tôi có nói tiếng Anh hay không. Họ sẽ nói to và chậm rãi".[104] Cô đã lên tiếng phản đối phân biệt chủng tộc trong Hollywood từ lâu, thường là trong bài phát biểu nhận giải tại Lễ trao giải Quả cầu vàng.[105] Ngay sau khi giành giải Oscar lịch sử, cô đã viết một bài luận ý kiến trên The New York Times kêu gọi sự bình đẳng giới thực sự.

Danh sách phim và thành tích sửa

Bài chi tiết: Danh sách các vai diễn của Michelle Yeoh và Danh sách các giải thưởng và đề cử dành cho Michelle Yeoh

Dấu tay của Michelle Yeoh trên "Đại lộ Ngôi sao" ở Hong Kong

Năm 1999, cô là thành viên ban giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 49.[121] Ngày 19 tháng 4 năm 2001, Yeoh nhận giải Darjah Datuk Paduka Mahkota Perak (DPMP), mang danh hiệu Dato', từ Sultan Azlan Shah, Sultan Perak, quê hương của cô, để vinh danh sự nổi tiếng mà cô mang đến cho tiểu bang này.[122] Ngày 25 tháng 11 năm 2002, Yeoh được vinh danh là Người trẻ xuất sắc nhất thế giới (TOYP) (Thành tựu văn hóa) bởi JCI (Junior Chamber International).[123] Ngày 23 tháng 4 năm 2007, Tổng thống Pháp Jacques Chirac trao cho Yeoh danh hiệu Hiệp sĩ Huân chương danh dự (tiếng Pháp: Chevalier de la Légion d'honneur). Buổi trao tặng diễn ra tại Kuala Lumpur vào ngày 3 tháng 10 năm 2007.[124][125] Cô được thăng cấp lên quân chức Officer cùng Huân chương Pháp (Officier de la Légion d'honneur) bởi Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vào ngày 14 tháng 3 năm 2012 trong một buổi lễ tại Điện Élysée, nơi cư trú của Tổng thống, vào ngày đó,[126][127] và được thăng cấp lên quân chức Commander (Commandeur), vinh dự cao nhất dành cho công dân nước ngoài, bởi François Hollande tại nơi cư trú chính thức của Đại sứ Pháp tại Kuala Lumpur vào năm 2017.[128]

Ngày 22 tháng 5 năm 2012, Yeoh nhận giải Darjah Seri Paduka Mahkota Perak (SPMP) mang danh hiệu Dato' Seri trong buổi lễ trao tặng nhân dịp sinh nhật Sultan Perak Azlan Shah.[129] Yeoh nhận giải Phim Á châu xuất sắc trong Lễ trao giải Phim Á châu lần thứ 7 vào tháng 3 năm 2013 tại Hong Kong.[130] Ngày 1 tháng 6 năm 2013, Yeoh nhận giải Panglima Setia Mahkota (PSM) mang danh hiệu Tan Sri trong buổi lễ trao tặng nhân dịp sinh nhật Yang di-Pertuan Agong Tuanku Abdul Halim Mu'adzam Shah.[131][132] Ngày 30 tháng 11 năm 2013, Yeoh trở thành Khách mời chính tại Liên hoan phim quốc tế Ấn Độ

Ngày 12 tháng 2 năm 2016, Yeoh được trao Huân chương Nghệ thuật và Văn học từ Đại sứ Pháp tại Kuala Lumpur, trở thành công dân Malaysia đầu tiên nhận danh dự này.[134] Yeoh được bổ sung vào danh sách "100 phụ nữ" của BBC năm 2020.[135] Cô được xếp vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới của tạp chí Time năm 2022.[136] Ngày 13 tháng 8 năm 2022, Yeoh nhận bằng tốt nghiệp danh dự về nghệ thuật đa phương tiện từ Viện phim nghệ thuật Mỹ vìDanh sách phim và thành tích

Bài chi tiết: Danh sách các vai diễn của Michelle Yeoh và Danh sách các giải thưởng và đề cử nhận được bởi Michelle Yeoh

Dấu tay của Michelle Yeoh trên "Đại lộ ngôi sao" ở Hong Kong

Năm 1999, cô là thành viên trong ban giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế Berlin thứ 49.[121] Ngày 19 tháng 4 năm 2001, Yeoh được trao huân chương Darjah Datuk Paduka Mahkota Perak (DPMP), với danh hiệu Dato', bởi Sultan Azlan Shah, Sultan của Perak, quê hương của cô, để tôn vinh sự nổi tiếng mà cô mang đến cho tiểu bang này.[122] Ngày 25 tháng 11 năm 2002, Yeoh được vinh danh là Người trẻ xuất sắc nhất thế giới (TOYP) (Thành tựu văn hóa) bởi JCI (Junior Chamber International).[123] Ngày 23 tháng 4 năm 2007, Tổng thống Pháp Jacques Chirac truy tặng Yeoh danh hiệu Hiệp sĩ Huân chương danh dự (tiếng Pháp: Chevalier de la Légion d'honneur). Buổi trao tặng diễn ra tại Kuala Lumpur vào ngày 3 tháng 10 năm 2007.[124][125] Cô được thăng cấp lên quân chức Officer của cùng Huân chương Pháp (Officier de la Légion d'honneur) bởi Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vào ngày 14 tháng 3 năm 2012 trong một buổi lễ tại Điện Élysée, nơi cư trú của Tổng thống, vào ngày đó,[126][127] và thăng cấp lên quân chức Commander (Commandeur), vinh dự cao nhất dành cho các công dân nước ngoài, bởi François Hollande tại nơi cư trú chính thức của Đại sứ Pháp tại Kuala Lumpur vào năm 2017.[128]

Ngày 22 tháng 5 năm 2012, Yeoh nhận giải Darjah Seri Paduka Mahkota Perak (SPMP) mang danh hiệu Dato' Seri trong buổi lễ trao tặng nhân dịp sinh nhật Sultan của Perak, Sultan Azlan Shah.[129] Yeoh nhận giải Xuất sắc trong Phim Á châu trong Lễ trao giải Phim Á châu lần thứ 7 vào tháng 3 năm 2013 tại Hong Kong.[130] Ngày 1 tháng 6 năm 2013, Yeoh được trao huân chương Panglima Setia Mahkota (PSM) mang danh hiệu Tan Sri trong buổi lễ trao tặng nhân dịp sinh nhật Yang di-Pertuan Agong Tuanku Abdul Halim Mu'adzam Shah. Ngày 30 tháng 11 năm 2013, Yeoh là khách mời chính tại Liên hoan phim quốc tế Ấn Độ.[133]

Ngày 12 tháng 2 năm 2016, Yeoh được trao huân chương Nghệ thuật và Văn chương từ Đại sứ Pháp tại Kuala Lumpur, trở thành công dân Malaysia đầu tiên nhận vinh dự này.[134] Yeoh được chọn vào danh sách "100 phụ nữ" của BBC năm 2020.[135] Cô được đưa vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới của tạp chí Time năm 2022.[136] Ngày 13 tháng 8 năm 2022, Yeoh nhận bằng tốt nghiệp danh dự về nghệ thuật điện ảnh

Cuộc sống tình cảm sửa

Năm 1983, Dương Tử Quỳnh đoạt danh hiệu Hoa hậu Malaysia và đại diện quốc gia tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới nhưng không lọt Top 15 chung cuộc. Sau cuộc thi này, bà đã quen được đại gia kim hoàn nổi tiếng Hồng Kông Phan Địch Sinh, chủ một công ty thời trang giàu có. Năm 1988, Dương Tử Quỳnh kết hôn với Phan Địch Sinh khi sự nghiệp của bà vừa phát triển rực rỡ. Tuy nhiên do tính cách không hợp nhau, cuộc sống hạnh phúc giữa hai người chỉ kéo dài được ba năm rồi tan vỡ.[10]

Báo chí nước ngoài từng đưa tin rằng Oliver Stone đã rất tích cực theo đuổi cô suốt một thời gian dài, song Dương Tử Quỳnh vẫn ra sức phủ nhận về mối quan hệ ấy.[10]

Năm 1994, sau khi Dương Tử Quỳnh phát triển sự nghiệp ở Hollywood, bà quen với Dương Bỉnh Lương – Chủ tịch hội đồng quản trị công ty thời trang Cảnh Phúc (Hồng Kông). Mối tình đẹp giữa họ lại tiếp tục kéo dài ba năm.[10]

Năm 1999, Dương Tử Quỳnh chủ động tuyên bố đã đính hôn với Á Luân (bác sĩ khoa tim gốc Hoa quốc tịch Hoa Kỳ), thế nhưng họ đã chia tay một năm sau đó.[10]

Sau khi đổ vỡ với Á Luân, Dương Tử Quỳnh đã được Thành Long giới thiệu với Chung Tái Tư – ông chủ một công ty điện ảnh giải trí, có địa vị lớn trong xã hội Hồng Kông. Tuy nhiên mối tình này cũng không kéo dài được lâu.[10]

Sau ba năm hẹn hò cùng Jean Todt – Giám đốc đội đua Scuderia Ferrari, bà chấp nhận đính hôn với người đàn ông hơn bà tới 16 tuổi này từ năm 2006.[10] Năm 2023, cả hai chính thức kết hôn.

Sự nghiệp diễn xuất sửa

Điện ảnh sửa

Năm Tựa Phim Vai Diễn Ghi Chú
1984 The Owl vs Bombo Miss Yeung
1985 Twinkle, Twinkle, Lucky Stars Judo instructor Khách mời
Yes, Madam Inspector Ng [11]
1986 Royal Warriors Inspector Michelle Yip
1987 Magnificent Warriors Fok Ming-Ming
Easy Money Michelle Yeung Ling (Ning)
1992 Câu chuyện cảnh sát 3: Siêu cảnh sát Jessica Dương Chỉ Huê
1993 Đông phương tam hiệp Tâm Tĩnh/Trần San/Thanh Thanh
Butterfly and Sword Lady Ko
Executioners Ching/San/Carol
Holy Weapon Ching Sze / To Col Ching
Supercop 2 Inspector "Jessica" Yang Chien-Hua
Tai Chi Master Siu Lin/Qiu Xue ("Autumn Snow")
1994 Shaolin Popey 2 – Messy Temple Ah King
Wonder Seven Fong Ying
Wing Chun Yim Wing-Chun
1996 The Stunt Woman Ah Kam
1997 Chị em nhà họ Tống Soong Ai-ling
Tomorrow Never Dies Wai Lin Ra mắt Hollywood
1999 Moonlight Express Sis Michelle
2000 Ngoạ hổ tàng long Du Tú Liên
2002 The Touch Pak Yin Fay
2004 Silver Hawk Lulu Wong/The Silver Hawk Nhà sản xuất
2005 Hồi ức của một geisha Mameha
2006 Hoắc Nguyên Giáp Cô Dương
2007 Sunshine Corazon
Far North Saiva
2008 The Children of Huang Shi Mrs. Wang [12]
Babylon A.D. Sister Rebeka [13]
Xác ướp 3: Lăng mộ Tần Vương Tử Viên [14]
2010 Mãnh hổ Tô Khất Nhi Sister Yu [15]
Reign of Assassins Zeng Jing / Drizzle [16]
2011 Kung Fu Panda 2 Soothsayer Lồng tiếng
The Lady Aung San Suu Kyi
2013 Final Recipe Julia Lee
2016 Ngoạ hổ tàng long 2 Du Tú Liên
Mechanic: Resurrection Mei
Morgan Dr. Lui Cheng
2017 Vệ binh dải Ngân Hà 2 Aleta Ogord Khách mời
2018 Con nhà siêu giàu châu Á Eleanor Young
Diệp Vấn ngoại truyện: Trương Thiên Chí Tào Ngạn Quân
2019 Giáng sinh năm ấy Santa
2021 Boss Level Dai Feng
Gunpowder Milkshake Florence
Shang-Chi và huyền thoại Thập Luân Ứng Nam
2022 Cuộc chiến đa vũ trụ Evelyn Wang
Minions: Sự trỗi dậy của Gru Master Chow Lồng tiếng
Môn phái võ mèo: Huyền thoại một chú chó Yuki Lồng tiếng
The School for Good and Evil Professor Emma Anemone
2023 Transformers: Quái thú trỗi dậy Airazor Lồng tiếng
Án mạng ở Venice Joyce Reynolds
2024 The Tiger's Apprentice Mrs. Lee Chưa phát hành
Wicked: Part One Madame Morrible Chưa phát hành
2025 Avatar 3 Dr. Karina Mogue Chưa phát hành
Wicked: Part Two Madame Morrible Chưa phát hành
2029 Avatar 4 Dr. Karina Mogue Chưa phát hành

Truyền hình sửa

Giải thưởng sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Cava, Marco della. “Michelle Yeoh wins best actress, making Oscars history: 'A beacon of hope and possibilities'. USA TODAY (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ Nghinh Xuân (14 tháng 3 năm 2023). “Dương Tử Quỳnh: Từ 'bình hoa di động' tới nữ chính xuất sắc Oscar”. VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2023.
  3. ^ a b c d Dương Tử Quỳnh: Người đẹp hành động trở lại Hollywood
  4. ^ a b Những gương mặt đẹp nhất trên màn bạc mọi thời đại
  5. ^ Dương Tử Quỳnh nhận Bắc đẩu bội tinh
  6. ^ “Diễn viên Dương Tử Quỳnh tới Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2009.
  7. ^ Dương Tử Quỳnh: 1 năm 3 bộ phim Hollywood!
  8. ^ “Dương Tử Quỳnh tham gia "Tô Khất Nhi". Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2010.
  9. ^ Trí, Dân. “Dương Tử Quỳnh thắng giải Nữ diễn viên xuất sắc tại Oscar 2023”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2023.
  10. ^ a b c d e f Những người đàn ông của Dương Tử Quỳnh
  11. ^ http://michelleyeoh.info/Movie/yesmadam.html
  12. ^ Michelle Yeoh Web Theatre: The Children of Huang Shi
  13. ^ Michelle Yeoh Web Theatre: Babylon AD
  14. ^ Michelle Yeoh Web Theatre: The Mummy 3 - Tomb of the Dragon Emperor
  15. ^ Michelle Yeoh Web Theatre: True Legend
  16. ^ Michelle Yeoh Web Theatre: Jian Yu Jiang Hu

Liên kết ngoài sửa