Danh sách quốc gia thành viên ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là tổ chức liên kết của khu vực Đông Nam Á, được tạo dựng với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ủng hộ hòa bình khu vực, và phát triển văn hóa giữa các thành viên.[1] ASEAN được thành lập vào ngày 8/8/1967 với năm quốc gia thành viên đầu tiên là: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, PhilippinesSingapore. Hiện tại, tổ chức này đã kết nạp hầu hết các quốc gia Đông Nam Á làm thành viên. Hai quốc gia bày tỏ ý muốn gia nhập ASEAN là Papua New GuineaĐông Timor hiện đang giữ vai trò quan sát viên. Trong tuyên bố ngày 11 tháng 11 năm 2022, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí về nguyên tắc để kết nạp Đông Timor vào ASEAN và trở thành thành viên thứ 11 của khối.

██ Thành viên chính thức của ASEAN
██ Quan sát viên ASEAN
██ Quốc gia xin gia nhập ASEAN
ASEAN +3
Hội nghị thượng đỉnh Đông Á
Diễn đàn hợp tác khu vực ASEAN

Các thành viên của ASEAN +3Hội nghị thượng đỉnh Đông Á cũng được đề cập trong bài viết này. Ngoài ra, danh sách này cũng bao gồm thông tin về các quốc gia tham dự Diễn đàn hợp tác khu vực ASEAN (ARF), trong đó các quốc gia của tổ chức (tâm điểm là thành viên ASEAN) sẽ đẩy mạnh đối thoại và hợp tác, đóng góp hiệu quả cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương, thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin, kết hợp từng bước triển khai các biện pháp ngoại giao phòng ngừa, lấy xây dựng lòng tin làm nền tảng để củng cố và tăng cường sự tin cậy giữa các nước tham gia.[2][3]

Thành viên của ASEAN

sửa

Hiện tại, ASEAN có 10 thành viên chính thức:

Quốc gia Quốc hiệu chính thức Thủ đô Diện tích (km²) Dân số Ngày kết nạp Nguyên thủ quốc gia Thủ tướng
  Brunei Nhà nước Brunei Darussalam Banda seri Begawan 5.765 601.211
(2021)
8/1/1984 Hassanal Bolkiah
  Campuchia Vương quốc Campuchia Phnôm Pênh 181.035 16.552.211
(2021)
30/4/1999 Norodom Sihamoni Hun Manet
  Indonesia Cộng hòa Indonesia Jakarta 1.904.569 270.203.917
(2020)
8/8/1967 (sáng lập viên) Joko Widodo
  Lào Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào Viêng Chăn 236.800 7.123.205
(2019)
23/7/1997 Thongloun Sisoulith Sonexay Siphandone
  Malaysia Malaysia Kuala Lumpur 329.847 32,730,000
(2020)
8/8/1967 (sáng lập viên) Sultan Ibrahim Ismail Anwar Ibrahim
  Myanmar Cộng hòa Liên bang Myanmar Naypyidaw 676.578 53.582.855
(2017)
23/7/1997 Myint Swe Min Aung Hlaing
  Philippines Cộng hòa Philippines Manila 300.000 105.816.000
(2020)
8/8/1967 (sáng lập viên) Ferdinand Marcos
  Singapore Cộng hòa Singapore Singapore 707,1 5.703.600
(2019)
8/8/1967 (sáng lập viên) Tharman Shanmugaratnam Hoàng Tuần Tài
  Thái Lan Vương quốc Thái Lan Băng Cốc 513.115 66.558.935
(2019)
8/8/1967 (sáng lập viên) Vajiralongkorn Srettha Thavisin
  Việt Nam Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hà Nội 331.690 100.020.000
(2023)
28/7/1995 Tô Lâm Phạm Minh Chính

Không phải thành viên ASEAN

sửa

Quan sát viên ASEAN

sửa

Đông TimorPapua New Guinea hiện đang giữ vai trò quan sát viên, đã luôn bày tỏ ý muốn gia nhập ASEAN từ lâu. Tuy nhiên do một số điều kiện chưa thỏa đáng, hai quốc gia này vẫn chưa được chấp thuận là thành viên chính thức của ASEAN.

Quốc gia Quốc hiệu chính thức Thủ đô Diện tích (km²) Dân số (đa phần năm 2008) Mật độ Tiền tệ Ngôn ngữ chính thức Nguyên thủ quốc gia Lãnh đạo
  Papua New Guinea
(quan sát viên từ năm 1976)[4][5][6]
Nhà nước Độc lập Papua New Guinea Port Moresby 462.840 6.732.000 14.5/km² kina tiếng Anh,
Tok Pisin,
Hiri Motu
Quốc vương Charles III Sir Michael Somare
  Đông Timor
(quan sát viên từ năm 2015)[7]
Cộng hòa Dân chủ Đông Timor Dili 14.874 1.134.000 76.2/km² đôla tiếng Bồ Đào Nha,
Tetum
José Ramos-Horta Taur Matan Ruak

ASEAN +3

sửa

ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác bao gồm các thành viên hiện tại của ASEAN và ba nước Đông Á:

Quốc gia Quốc hiệu chính thức Thủ đô Diện tích (km²) Dân số (đa phần năm 2008) Mật độ Tiền tệ Ngôn ngữ chính thức Nguyên thủ quốc gia Thủ tướng
  Trung Quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Bắc Kinh 9.596.961 –
9.639.688
1.345.751.000 139.6/km² Nhân dân tệ tiếng Trung phổ thông (giao tiếp),chữ Hán giản thể (hành văn)[8] Tập Cận Bình Lý Cường
  Hàn Quốc Đại Hàn Dân Quốc Seoul 100.140 48.379.392 493/km² Won tiếng Hàn Yoon Suk-yeol Han Duck-soo
  Nhật Bản Nhật Bản Quốc Tokyo 377.873 127.590.000 337.6/km² Yên tiếng Nhật Thiên hoàng Naruhito Kishida Fumio

Hội nghị thượng đỉnh Đông Á

sửa

Hội nghị thượng đỉnh Đông Á còn gọi là Hội nghị cấp cao ASEAN, là hội nghị giữa các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên ASEAN +3 và các quốc gia:

Quốc gia Quốc hiệu chính thức Thủ đô Diện tích (km²) Dân số (đa phần năm 2008) Mật độ Tiền tệ Ngôn ngữ chính thức Nguyên thủ quốc gia Lãnh đạo
  Úc Thịnh vượng chung Úc Canberra 7.686.850 22.008.225 2.833/km² Đô la Úc tiếng Anh Charles III Anthony Albanese
  Ấn Độ Cộng hòa Ấn Độ New Delhi 3.287.240 1.198.003.000 364.4/km² Rupee Ấn Độ tiếng Hindi,
tiếng Anh
Droupadi Murmu Narendra Modi
  New Zealand New Zealand Wellington 268.680 4.315.800 16.1/km² Đô la New Zealand tiếng Anh,
Mãori
Charles III Chris Hipkins

Diễn đàn Khu vực ASEAN

sửa

Diễn đàn khu vực ASEAN là một kênh đối thoại đa phương giữa 27 quốc gia thành viên nhằm tham vấn vấn đề an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Danh sách thành viên bao gồm các quốc gia thuộc Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và:

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Tổng quan”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2002. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2009., “Website chính tức của Ban thư ký ASEAN”. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2009.
  2. ^ “Thông tin”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2009., “Website chính thức của Diễn dàn hợp tác khu vực ASEAN”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2008.
  3. ^ “Việt Nam sẽ làm Chủ tịch ARF”. baodatviet.vn. ngày 24 tháng 7 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2009.
  4. ^ “Papua New Guinea yêu cầu RP hậu thuẫn cho quá trình ứng cử ASEAN”. GMANews.TV. ngày 30 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2009.
  5. ^ “Bộ trưởng Micheal Somare của Papua New Guinea đề nghị Tổng thống Gloria Macapagal-Arroyo ủng hộ quá trình ứng cử vào ASEAN”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2009.
  6. ^ “Ban thư ký ASEAN”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2006.
  7. ^ “Đông Timor nộp đơn gia nhập ASEAN”. The Sun-Herald. ngày 23 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2009.
  8. ^ “Law of the People's Republic of China on the Standard Spoken and Written Chinese Language (Order of the President No.37)”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2009.
  9. ^ “Bangladesh tham gia ARF”. Hindustan Times. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2006.

Liên kết ngoài

sửa