Hồng Chương
Hồng Chương là nam diễn viên kịch và truyền hình Việt Nam, ông được biết đến với các vai diễn người ông hay người cha hiền lành, phúc hậu.[1]
Hồng Chương | |
---|---|
Nghệ danh | Hồng Chương |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | Nguyễn Hồng Chương 1934 (88–89 tuổi) Sơn Tây, Hà Nội, Liên bang Đông Dương |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | ![]() |
Nghề nghiệp | Diễn viên |
Đào tạo | Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Năm hoạt động | 1964 - nay |
Vai diễn | Xẩm Ky trong Đàn trời |
Sự nghiệp sân khấu | |
Năm hoạt động | 1964 - 2003 |
Công ty quản lý | Nhà hát Kịch Việt Nam |
Website | |
Hồng Chương trên IMDb | |
Tiểu sử sửa
Nghệ sĩ Hồng Chương tên thật là Nguyễn Hồng Chương sinh năm 1934 tại Sơn Tây, Hà Nội. Ông là con thứ năm trong gia đình có sáu anh chị em quê gốc ở Hoàng Mai, bố ông là một nhà giáo qua đời khi ông mới 3 tuổi, ông lên 5 tuổi thì mẹ mất. Anh chị em ông được người cô ruột nhận về nuôi, hơn 10 tuổi ông bắt đầu làm việc hỗ trợ gia đình; ông học tại trường trung học Nguyễn Trãi. Năm 26 tuổi, ông làm công nhân đường sắt cho đến năm 30 tuổi, ông lên chức quản đốc. Năm 1960, trong một lần thi công ở Lào Cai, ông đọc báo thấy có thông báo tuyển sinh trung cấp kịch nói của Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh; ông nộp đơn rồi trúng tuyển.[2][3][4]
Sự nghiệp sửa
Năm 1964, ông tốt nghiệp thuộc khóa đầu tiên, cùng với Thế Anh, Lâm Tới, Trà Giang, Văn Hiệp; ông công tác tại Nhà hát kịch Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu.[2]
Ông là diễn viên gạo cội miền Bắc đóng nhiều vai phụ hơn vai chính trên cả sân khấu lẫn phim ảnh, trong đó có các bộ phim điện ảnh nổi tiếng như Chung một dòng sông, Vợ chồng A Phủ, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm. Trong thời gian chiến tranh, Nhà hát kịch Việt Nam thành lập đội xung kích đi biểu diễn phục vụ bộ đội tại chiến trường Quảng Trị, ngoài công việc chuyên môn, nghệ sĩ Hồng Chương đảm nhiệm luôn cả việc cấp dưỡng, hậu cần, lương thực cho cả đoàn.[3]
Đời tư sửa
Năm 1965, Hồng Chương theo đoàn về “chỉnh huấn” ở xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; tại đây ông phải lòng cô nữ đội trưởng sản xuất thôn tên Trịnh Thị Mỹ. Không lâu sau họ kết hôn dù bà Mỹ kém ông 14 tuổi và bị nhiều bên phải đối, vợ chồng nghệ sĩ Hồng Chương có hai con trai. Ông sinh sống tại ngôi nhà do bố mẹ để lại tại phố Gốc Đề, quận Hoàng Mai.[2][5][6]
Tác phẩm sửa
Điện ảnh sửa
Năm | Tựa phim | Vai diễn | Diễn viên chính | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
1959 | Chung một dòng sông | Quần chúng | Phi Nga, Mạnh Linh, Song Kim, Thu An, Trịnh Thịnh, Huy Công | |
1961 | Vợ chồng A Phủ | Trần Phương, Đức Hoàn, Trịnh Thịnh, | ||
1972 | Vĩ tuyến 17 - ngày và đêm | Trà Giang, Lâm Tới, Phi Nga, Đoàn Dũng | ||
2004 | Mê Thảo, thời vang bóng | Bố già (người hầu) | Đơn Dương, Dũng Nhi, Minh Trang, Thúy Nga | |
2018 | Người vợ ba | ông Bá | Trần Nữ Yên Khê, Lê Vũ Long, Như Quỳnh | |
2019 | Giữa bóng tối và tâm hồn | Người ăn xin | Trần Nữ Yên Khê, Nguyễn Phương Trà My, Mai Thu Hương | Đạo diễn |
Truyền hình sửa
Năm | Tựa phim | Vai diễn | Diễn viên chính | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
1998 | Gió qua miền tối sáng | Cụ Đa | Lê Tuấn Anh, Minh Hòa, Linh Huệ, Trọng Trinh, Phương Thanh | Phim dài tập |
Ghen | Bố Hồng | Quốc Khánh, Minh Hằng, Chí Trung | Điện ảnh truyền hình | |
1999 | Lập nghiệp | Trung Hiếu, Thu Hương, Tiến Quang, Thu Hoàn, Phạm Cường, Hương Thảo, Ngọc Tuyết, | Phim ngắn tập | |
Ông bầu ca nhạc | Trần Thạch, Lưu Sa An Na, Linh Nga, Lê Thu Hà, Quang Thiện, Xuân Bắc | Điện ảnh truyền hình | ||
Theo dấu bích đào | Trung Anh, Đức Sơn, Hồng Chương, Hữu Độ, Lâm Thanh, Trần Tùng, Thu Hà, Vũ Tăng | |||
Công việc đặc biệt | Lưu Sa An Na, Văn Khuê, Văn Hiệp, Lê Tiệp, Phạm Bằng, Vũ Tăng, Hồng Đức | |||
2000 | Chuyện đã qua... | Trưởng tộc họ Đào | Quốc Trị, Trần Hạnh, Ngọc Dung, Ngọc Thư, Thanh Tâm, | Phim ngắn tập |
Đạo nhà | Truyền hình Huế sản xuất | |||
Công ty co giãn mênh mông | Trịnh Mai, Phạm Bằng, Tiến Đạt, Chí Trung, Nguyễn Ánh | Điện ảnh truyền hình | ||
Giếng làng | Ngọc Dung, Trịnh Thịnh, Tuấn Quang, Thành An, Quốc Khánh | |||
Thiên đường của ông nội | Ông cần | Trịnh Thịnh, Hồng Chương, Minh Nguyệt, Lê Tuấn... | ||
2001 | Ông nội... Ông nội | Ông nội | Hồng Chương, Lê Thế Tục, Quế Hằng, Huệ Đàn, Công Dũng | |
Chúng tôi ngày ấy | Lan Hương, An Chinh, Tuệ Minh, Mạnh Cường, Phú Kiên, Kim Quý, | |||
Quả muộn | Ông phó Nhiễu | Hồng Chương, Trung Anh, Tuấn Minh, Vân Anh, Lan Minh, Quốc Khánh | ||
2002 | Nghỉ hè ra phố | |||
Viết tiếp trang gia phả | Hạnh Đạt, Thanh Tùng, Bích Ngọc, Hồng Chương, Mai Hương, Phú Đôn, | |||
Khỏa nước sông Quy | Yến Vy, Tấn Hùng, Hoàng Khiêm, Đường Minh Giang, Hồng Chương | Phim ngắn tập | ||
Bác Cả người sung sướng... | Khôi Nguyên, Minh Nguyệt, Trần Hạnh, Thanh Hòa, Quang Thiện, Mạnh Tuấn, Bình Trọng, | |||
Đất và người | Cụ cố | Duy Hậu, Hán Văn Tình, Phạm Hồng Minh, Phát Triệu, Duy Thanh | Phim dài tập | |
2003 | Về quê ăn Tết | Hồng Chương, Ngọc Thoa, Duy Thanh, Thanh Hiền, Kim Hoàn.. | Điện ảnh truyền hình | |
Chuyện xảy ra trước Tết | Cụ Tự | Duy Thanh, Quang Thiện, Hạnh Đạt, Thanh Hiền, Hồng Chương, Vĩnh Xương, Trần Hạnh | ||
Đối mặt | Duy Thanh, Hồng Giang, Lý Thanh Kha, Minh Phong, Xuân Thảo, | Phim ngắn tập | ||
Khi đàn chim trở về | Cụ Thuấn | Thu Hạnh, Ngọc Thủy, Tạ Nghi Lễ, Ngọc Thiện, Thế Hưng, Hương Huyền | Phim dài tập (2 phần) | |
2004 | Khoảnh khắc giao mùa | Quốc Khánh, Tùng Dương, Ngọc Dung, Thanh Tuyết, Đức Long | Điện ảnh truyền hình | |
Đường đời | Bố Hải | Hoàng Hải, Đồng Thu Hà, Trung Hiếu, Thương Huyền, Hồng Chương, Diễm Lộc, Dũng Nhi, Đặng Lưu Hà | Phim dài tập | |
2005 | Ban mai xanh | Minh Tiệp, Phương Điệp, Lý Anh Tuấn, Bích Ngọc, Thanh Quý, Vân Anh, Hương Giang, Đức Tùng | ||
Hương Đất | Mai Hoa, Lan Hương 'Bông', Bùi Bài Bình, Dũng Nhi, Đỗ Kỷ, Nguyễn Thu Hà, Bạch Diện, Thùy Liên, Tô Kim Phụng, Văn Báu
, Bùi Bài Bình, Dũng Nhi, Đỗ Kỷ, Nguyễn Thu Hà, Bạch Diện, Thùy Liên, Tô Kim Phụng, Phạm Dương, Văn Báu, Thanh Giang, Hà Văn Cầu | |||
2007 | Làng ven đô | Thanh Mai, Xuân Dương, Tuấn Dương, Đình Xuyên, Khôi Nguyên, Mai Ngọc Căn | Phim ngắn tập | |
2008 | Gió từ Phố Hiến | Trần Nhượng, Quang Thắng, Tiến Minh, Hoàng Lan, Khôi Nguyên | ||
Vòng nguyệt quế | Ông Trưởng Họ | |||
2010 | Căn bệnh kỳ lạ | Văn Hiệp, Kim Xuyến, Hồng Quang, Thu Hương, Hồng Chương, Ngọc Anh | Điện ảnh truyền hình | |
2012 | Đàn trời | Xẩm Ky | Hoàng Dũng, Kiều Thanh, Diệu Thuần, Dũng Nhi, Anh Tú, Trung Anh | Phim dài tập |
Hai phía chân trời | Xuân Bắc, Vi Cầm, Kiều Thanh, Quốc Trị, Kiều Anh | |||
2013 | Trò đời | Cụ cố Hồng | Minh Hăng, Bảo Thanh, Việt Bắc, Chiến Thắng, Phú Đôn | |
2019 | Người giữ lửa | Phạm Cường, Trần Nhượng, Trần Đức, Thế Bình, Tiến Mộc, Tùng Dương |
Liên kết ngoài sửa
Tham khảo sửa
- ^ toquoc.vn. “Ngôi nhà bình yên, rợp bóng cây của nghệ sĩ 'xuất hiện trên ảnh thờ' nhiều nhất Việt Nam”. toquoc.vn. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
- ^ a b c Thegioidienanh.vn (3 tháng 11 năm 2017). “'Ông nội quốc dân' Hồng Chương phải viết giấy cam đoan mới lấy được vợ kém 14 tuổi”. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
- ^ a b “Nghệ sĩ Hồng Chương: Thêm lộc nhờ... râu tóc”. Báo điện tử Tiền Phong. 13 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
- ^ “Cuộc đời lận đận của ông lão tóc bạc thân quen trong phim Việt”. Tin tức online. 18 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
- ^ “'Ông Bụt' làng phim Việt không màng danh hiệu, vui thú điền viên”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.
- ^ “NS Hồng Chương cuộc sống tuổi già an yên với vợ kém 14 tuổi”. www.yan.vn. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2022.