Hồng Vân (ca sĩ)

Ca sĩ nhạc tiền chiến Việt Nam

Hồng Vân (tên đầy đủ: Nguyễn Thị Hồng Vân, sinh ngày 12 tháng 2 năm 1949) là một nữ ca sĩ nhạc tiền chiếndân ca Việt Nam. Bà cùng với Tuyết Hằng và Thu Hà lập thành một ban tam ca nổi tiếng gọi là ban tam ca Đông Phương trước năm 1975 tại Sài Gòn.

Nghệ sĩ Ưu tú
Hồng Vân
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Thị Hồng Vân
Ngày sinh
12 tháng 2, 1949 (75 tuổi)
Nơi sinh
Thừa Thiên, Quốc gia Việt Nam
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpCa sĩ
Ngâm sĩ
Nhà giáo
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (2001)
Sự nghiệp âm nhạc
Nghệ danhHồng Vân
Năm hoạt động1967 - nay
Dòng nhạcDân ca
Nhạc tiền chiến
Nhạc vàng
Nhạc quê hương
Nhạc cụGiọng hát
Thành viên củaTam ca Đông Phương
Ca khúcTiếng sông Hương
Xe chỉ luồn kim
Thần Kinh thương nhớ
Sự nghiệp điện ảnh
Vai diễnTừ Cung trong Ngọn nến hoàng cung[1]

Tiểu sử sửa

Bà sinh ngày 12 tháng 2 năm 1949 tại Huế.[2]. Bà sinh ra trong một gia đình hoàng tộc, có bà nội mang dòng họ Tôn Nữ. Cả gia đình đều rất yêu nghệ thuật, tuy nhiên cha mẹ cô đã chia tay từ khi còn nhỏ, khiến cô phải về Quảng Ngãi sinh sống. Bà đã từng học nhạc với các nhạc sĩ Lê Thương, Hùng Lân,... và thuộc tất cả các bài thơ của Huy Cận, Đinh Hùng từ khá sớm.[3].

Năm bà 18 tuổi, bà đi lấy chồng sớm và vào Sài Gòn. Tuy nhiên, dù đã lấy chồng sớm, bà vẫn rất ham học. Bà vẫn tham gia các buổi tọa đàm ngâm thơ tại Sài Gòn.[3].

Năm 1967, bà bắt đầu ngâm thơ trong ban Tao Đàn và hát ở đài phát thanh. Bà cùng Tuyết Hằng và Thu Hà tạo nên ban Tam ca Đông Phương nổi tiếng khắp miền Nam Việt Nam trước năm 1975, chuyên hát dân ca Việt Nam. Ngoài ra, bà còn hát nhạc tiền chiến và một số bài hát nhạc vàng.

Sau năm 1975, bà ở lại Việt Nam. Bà đã từng đi hát ở các đoàn Bông Sen, Bông Hồng và Hương Miền Nam.[4] Cho đến bây giờ, bà vẫn còn đi hát và đang làm giảng viên cho Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh.

Bà được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú vào năm 2001. Vào năm 2013, bà bị tai nạn và cướp tài sản, khiến bà bị chấn thương rất nặng.[5].

Ban tam ca Đông Phương sửa

Ban tam ca Đông Phương
Nguyên quánSài Gòn
Việt Nam Cộng Hòa
Thể loạiDân ca
Nhạc cụGiọng hát
Năm hoạt động1969 - 1975
Hãng đĩaContinental,...
Thành viênTuyết Hằng
Thu Hà
Hồng Vân

Ban tam ca Đông Phương là một nhóm tam ca Việt Nam được thành lập vào năm 1969[6] bởi Tuyết Hằng, Hồng Vân và Thu Hà, một thời gian có hát trong phòng trà Đêm Màu Hồng[7] của Phạm Đình Chương ở Sài Gòn.

Tuyết Hằng từng tham gia thu âm các trường ca như "Mẹ Việt Nam", "Con đường Cái Quan" của Phạm Duy, thu thanh cho phần diễn xuất của nghệ sĩ Thanh Nga trong nhạc kịch "Cô gái điên" của Hoàng Thi Thơ (có trích vào phim Người cô đơn năm 1972).[7] Tuyết Hằng biết được một số bài dân ca qua thời gian cộng tác thu thanh với nhạc sĩ Hùng Lân. Bà từng là nhân viên Đài Tiếng Nói Tự Do, sau chuyển sang đài Mẹ Việt Nam. Đài Tiếng Nói Tự Do chuyên phát thanh từ Huế trở ra miền Bắc nên các tiết mục dân ca trên đài lại không được biết nhiều ở miền Nam, do đó bà muốn phổ biến thể loại này. Hồng Vân thì có tiếng ngâm thơ rất hay, còn Thu Hà là bạn từ trước của Tuyết Hằng. Ba con người cùng hợp lại thành một ban tam ca, không hẹn mà gặp lại đến từ ba miền Việt Nam, đó là Thu Hà miền Bắc, Hồng Vân miền Trung và Tuyết Hằng miền Nam.[7]

Ban tam ca Đông Phương chủ yếu biểu diễn dân ca cổ truyền ba miền. Nhiều tiết mục đã được Đài Phát thanh Sài Gòn tuyển lựa vào một cuốn băng tổng hợp gửi đi dự giải dân ca quốc tế ở Đài Bắc, Trung Hoa Dân Quốc đạt giải Nhất.[8] Các nhạc sĩ hòa âm tiết mục cho ban thường là Phạm Trọng và Anh Linh (cựu thành viên ban AVT nổi tiếng).[7]

Sau năm 1975, chỉ có Hồng Vân ở lại Việt Nam, còn Tuyết Hằng và Thu Hà sang Hoa Kỳ định cư. Thu Hà làm bác sĩ tại San Jose, California.[9]

Sau này tại Hoa Kỳ, có ban tam ca Đông Phương Hải Ngoại được thành lập gồm các thành viên là Sơn Ca, Diệu Hoàng và Thúy Lan.[10].

Album sửa

Trước 1975 sửa

  • Băng Dân ca Việt Nam - Chansons folkloriques du Viet-Nam - Vietnamese Folk Songs: riêng cho ban tam ca Đông Phương
  • Băng Continental 6: Dân ca 3 miền - Nam, Trung, Bắc (1974)
  • Băng Hoàng Thi Thơ 2: Việt Nam như đóa hoa xinh
  • Băng Nguyên Thảo 2

Danh sách tiết mục sửa

Phim ảnh sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ T. Hiệp (ngày 29 tháng 7 năm 2015). “Ca sĩ Hồng Vân hạnh phúc được kiều bào chào đón”. Người Lao Động.
  2. ^ “Nguyễn Thị Hồng Vân”. Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
  3. ^ a b “NSƯT Hồng Vân: Dòng máu hoàng tộc vẫn đi hát hàng đêm”. VTC.vn.
  4. ^ Tuấn Minh (ngày 24 tháng 5 năm 2019). “NSƯT Hồng Vân: Nhận xét âm nhạc cần sự tế nhị”. PetroTimes.
  5. ^ Ngát Ngọc (ngày 17 tháng 4 năm 2013). “NSƯT Hồng Vân bị cướp ngay trước nhà lúc 1 giờ sáng”. Báo Thanh Niên.
  6. ^ “NSƯT Hồng Vân: Bao giờ thôi hết tơ vương?”. Tuổi Trẻ Online. 5 tháng 5 năm 2013. Truy cập 30 tháng 8 năm 2022.
  7. ^ a b c d Jimmy Hà; Tuyết Hằng (13 tháng 11 năm 2019). The Jimmy Show - Tuyết Hằng (Tam Ca Đông Phương). The Jimmy Show.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ “Hồng Vân nói về ban tam ca Đông Phương” (1070). Sài Gòn: Nhật báo Hòa Bình. 2 tháng 6 năm 1972. tr. 4.
  9. ^ “Nhớ tới 'Ngũ Hổ' của Đại Đội Văn Nghệ Trung Ương thuộc QLVNCH”. Người Việt trích lại Ngày Nay Minnesota số 430, ngày 1 tháng 5 năm 2007. 1 tháng 5 năm 2007. Truy cập 30 tháng 8 năm 2022.
  10. ^ “Dân ca 3 miền - Tam Ca Đông Phương Hải Ngoại”. Amazon.com.