Continental (hãng đĩa)

Công ty ghi âm băng dĩa nhạc nổi tiếng của VNCH, chủ trì nghệ thuật bởi nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông
(Đổi hướng từ Hãng đĩa Continental)

Hãng dĩa Continental là một công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ghi âm nổi tiếng của Việt Nam Cộng hòa. Hãng này ban đầu chuyên ghi âm, sản xuất dĩa nhạc dành cho máy hát, về sau mở thêm phân khúc băng magnetophon và băng cassette.

Hãng dĩa Continental
Một dĩa nhạc của hãng Continental: EP 45 vòng C. 167–966–73
Thành lập1960 (1960)
Nhà sáng lập
Giải thể30 tháng 4 năm 1975 (1975-04-30)
Hãng phân phốiQuầy 167, thương xá Tax
Thể loại
Quốc giaViệt Nam Cộng hòa
Trụ sởThương xá Tax, 135 đại lộ Nguyễn Huệ, quận Nhứt, Sài Gòn
Dĩa hát Continental
EP của nhiều ca sĩ
Phát hành1960 - 1975
Địa điểmSài Gòn, Việt Nam Cộng hòa
Phòng thuHãng dĩa Continental
Thể loại
Ngôn ngữTiếng Việt
Sản xuấtNguyễn Văn Đông
Băng nhạc theo chủ đề Continental
Album tổng hợp của nhiều ca sĩ
Phát hành1972 – 1974
Địa điểmSài Gòn, Việt Nam Cộng hòa
Phòng thuHãng dĩa Continental
Thể loại
  • Nhạc vàng
  • Tình khúc 1954-1975
  • Dân ca Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Sản xuấtNguyễn Văn Đông
Băng nhạc Premier
Album tổng hợp của nhiều ca sĩ
Phát hành1971 – trước 30 tháng 4 năm 1975
Địa điểmSài Gòn, Việt Nam Cộng hòa
Phòng thuHãng dĩa Continental
Thể loạiNhạc vàng
Ngôn ngữTiếng Việt
Sản xuấtPhượng Linh

Lịch sử sửa

Hãng dĩa Continental được doanh nhân Huỳnh Văn Tứ và nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông thành lập vào năm 1960 tại Sài Gòn. Ông Huỳnh Văn Tứ giữ chức vụ Giám đốc sản xuất, còn Nguyễn Văn Đông giữ chức vụ Giám đốc nghệ thuật. Những năm đầu hãng chỉ phát hành dĩa tân nhạc, tuy nhiên từ năm 1966 hãng thay đổi chủ trương sang phát triển song song hai bộ môn tân nhạc và cổ nhạc.[1] [2] Về tân nhạc, hãng phát hành băng dĩa thể loại nhạc vàngtình khúc 1954-1975. Trong cổ nhạc, hãng sản xuất các chương trình cải lương và tân cổ giao duyên. Tính đến năm 1972, hãng có mạng lưới đại lý khắp 44 tỉnh của Việt Nam Cộng hòa.[3]

Nhằm hiện thực hóa chủ trương nêu trên nhưng vốn là người sáng tác bên tân nhạc, Nguyễn Văn Đông đã chủ động học hỏi cổ nhạc soạn giả Hoàng Khâm, các danh cầm Văn Vĩ, Năm Cơ, Hai Thơm,...để cộng tác cùng các soạn giả cải lương. Công ty đã phát hành trên 50 tuồng cải lương kinh điển như Đoạn tuyệt, Mắt em là bể oan cừu, Mưa rừng, Nửa đời hương phấn, Sân khấu về khuya, Tiếng hạc trong trăng,...,[4][2] đồng thời với hàng trăm chương trình tân cổ giao duyên.[chú thích 1] Hãng sử dụng máy móc tân kỳ, âm thanh hay nên dĩa tân cổ giao duyên bán chạy. Nghệ sĩ Thanh Nga cộng tác từ 1966, thu âm rất nhiều sản phẩm, đơn cử bản "Tình thơ mộng" (tân nhạc Hoàng Trọng & Vĩnh Phúc, vọng cổ Nguyễn Liêu) trong dĩa C.167-466-33 được đón nhận nồng nhiệt.[5] Giám đốc nghệ thuật Nguyễn Văn Đông cũng công nhận rằng cổ nhạc "nuôi" tân nhạc.[6]

Thời kỳ đầu hãng Continental chuyên ghi âm, phát hành dĩa nhạc dành cho máy hát, về sau lại khuếch trương hình thức băng magnetophon[chú thích 2] (thời này còn gọi đơn giản là "băng lớn") và băng cassette. Bước chuyển này nằm trong chiến lược thích ứng với thị hiếu thính giả từ đầu thập niên 1970, vì lúc đó công nghệ thu âm băng nhạc từ nước ngoài tràn vào Việt Nam làm sa sút nghiêm trọng thị trường dĩa nhựa Sài Gòn. Băng nhựa có đặc điểm âm thanh hay hơn, lời ca rõ hơn so với dĩa nhựa, nên Continental cũng không tránh được sự cạnh tranh từ các sản phẩm băng nhựa nhãn hiệu Trường Sơn, Thanh Thúy,...[7] Bằng hình thức ghi âm mới mẻ này, công ty Continental đã phát hành nhiều băng tân nhạc theo chủ đề cũng như băng cổ nhạc, đồng thời ra mắt thêm nhãn băng Premier.

Nhờ bàn tay của hãng Continental, một số ca sĩ như Giao Linh hay cặp song ca Thanh Tuyền - Chế Linh đã thành danh, đến được với đông đảo thính giả.[8][9]

Băng nhạc Continental sửa

Hãng Continental sử dụng băng cassette làm phương tiện hữu hiệu để phát hành các tuồng cải lương đã được rút gọn từ vài tiếng đồng hồ thành 90 phút. Nguyễn Văn Đông làm công việc sản xuất chương trình: phối hợp với các soạn giả rút gọn tuồng cho vừa thời lượng của băng, viết nhạc nền cũng như các đoạn tân nhạc cho các vở diễn.[6]

Ngoài ra, hãng còn cho ra một số băng nhạc theo chủ đề thể loại tân nhạc, mở màn là Continental 1: Một bông hồng cho tình yêu được phát hành ngày 18 tháng 1 năm 1972.[10] Nhạc hiệu của băng là đoạn nhạc hòa tấu bản "Chiều mưa biên giới", lời giới thiệu nếu có do giọng nữ xướng ngôn viên tên Hiền diễn đọc.

Năm 1974, hãng phát hành công trình nghệ thuật Continental 6 chủ đề Dân ca 3 miền - Nam, Trung, Bắc chuyên thể loại dân ca Việt Nam, nhan đề tiếng AnhVietnamese Traditional Songs.[11] Để có được kết quả này, dựa trên phác thảo của Nguyễn Văn Đông, Y Vân đã dày công trong hai năm sưu tầm, sàng lọc các làn điệu dân ca rồi phát triển theo hướng hiện đại. Hãng Continental bỏ vốn lớn gồm cả các chi phí đi khảo sát thực tế nếu có, sưu tập khí nhạc, trình bày theo đúng nguyên bản, đúng tập tục cổ truyền. Tác phẩm được gửi tặng đại sứ quán các nước đóng tại đô thành và đại diện phụ trách văn hóa Việt Nam ở nước ngoài. Bên cạnh sự khích lệ của cơ quan đại diện tại Việt Nam Cộng hòa, Tổng Giám đốc UNESCO René Maheu do có hiểu biết về văn hóa Việt Nam đã hứa gửi chuyên gia hỗ trợ củng cố hồ sơ đề nghị công nhận di sản dân ca Việt Nam. Bộ hồ sơ đã được ban giám đốc hãng Continental và Y Vân hoàn tất trình Bộ Ngoại giao và Bộ Thông tin phê duyệt, dự định trình đi vào đầu năm 1975 nhưng vĩnh viễn gác lại vì hoàn cảnh lịch sử.[12][13]

Thống kê chưa đầy đủ băng nhạc theo chủ đề Continental:

Continental 1: Một bông hồng cho tình yêu (1972) sửa

Danh sách bài

Continental 5: Quê hương tìm lại ngày vui (1974) sửa

Danh sách bài

Continental 6: Dân ca 3 miền – Nam, Trung, Bắc (1974) sửa

Danh sách bài

Continental: Nhạc hồng tình yêu sửa

Danh sách bài

Băng nhạc Premier sửa

Năm 1971, hãng Continental phát hành một nhãn hiệu băng hoàn toàn mới là Premier, cũng tại quầy 167 thương xá Tax, tức quán nhạc Kim Oanh. Nhãn hiệu này chỉ để phát hành băng nhạc theo chủ đề dưới hình thức băng magnetophon và băng cassette, không phát hành dĩa nhựa.[14] Băng Premier mang nhiều nét tương đồng với băng Sơn Ca. Trước hết, Premier cũng do nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông chủ trì dưới nghệ danh Phượng Linh. Thứ nữa, mở đầu các băng Premier đều có đoạn nhạc hiệu độc đáo kèm lời giới thiệu phần đa là do giọng nữ xướng ngôn viên tên Hiền (cũng là người diễn đọc lời giới thiệu-tạm biệt của băng Sơn Ca và băng theo chủ đề Continental); nhiều băng có kèm lời tạm biệt ở cuối.

Hiện thống kê được chương trình Premier có sáu băng nhạc chủ đề:

Premier 1: Tìm về kỷ niệm (1971) sửa

Danh sách bài

Premier 2: Một thuở yêu nhau (1972) sửa

Danh sách bài

Premier 3: Thuở ban đầu (1972) sửa

Danh sách bài

Premier 4: Kể chuyện tình yêu (1973) sửa

Danh sách bài

Premier 5: Quê hương và người tình (1973) sửa

Danh sách bài

Premier 6: Những chuyện tình khắc khoải dở dang sửa

Danh sách bài

Xem thêm sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Một bài ca tân cổ giao duyên được định nghĩa là sáu câu vọng cổ được cắt bớt đi hai đến ba câu để chèn vào đó một đoạn tân nhạc. Theo bản tin Cổ nhạc Việt Nam số 3, NXB Ðồng Nai (trước 1975).
  2. ^ Có người còn gọi tắt loại băng này là "băng ma-nhê" ("magnet") hoặc "băng reel" (reel-to-reel), riêng miền Bắc Việt Nam khi tiếp cận loại băng này thì quen gọi thông tục là "băng cối" hoặc là "băng Akai" do sự phổ biến của loại máy phát nhạc do hãng điện tử Akai Nhật Bản chế tạo.
  3. ^ Xướng ngôn viên tên Hiền. Bà cũng đọc lời mở đầu và kết thúc cho băng nhạc Sơn Ca và băng theo chủ đề Continental. Xem thêm bài về băng nhạc Sơn Ca.
  4. ^ Ghi theo bìa sau tờ nhạc của NXB Việt Nhạc.
  5. ^ Khác bài "Ngày xưa anh nói" của Thúc Đăng & Thanh Tuyền.
  6. ^ Đây là nhan đề gốc, chứ không phải "Huyền thoại một chiều mưa".
  7. ^ Bìa băng ghi "Thy Linh" theo nghệ danh của Trương Hoàng Xuân, nhưng tờ nhạc do NXB Nhạc Quê Hương xuất bản năm 1967 ghi tên tác giả như trên.
  8. ^ Ngoài ra còn có các lời Việt khác của Nguyễn Xuân Mỹ, Anh Hoa và Phạm Duy. Bản thu của Ánh Tuyết có câu đầu là "Màn đêm buông dần xuống ánh đèn bừng lên...".
  9. ^ Đây là nhan đề đúng của bài mở đầu bằng: "Chuyện tình của tôi tan vỡ từ lâu rồi....", chứ không phải "Đôi mắt người xưa". Xem thêm: Nhầm lẫn về sáng tác của Ngân Giang.
  10. ^ Đây là tựa gốc trên tờ nhạc. Bài này cũng khác với bài "Hoa mười giờ" của Đài Phương Trang & Ngọc Sơn.
  11. ^ Bài này khác bài "Tuyệt vọng" của Đỗ Lễ.
  12. ^ Trên dĩa nhựa tân nhạc SC-115 116 mã số TN-036-172 do hãng dĩa Sơn Ca cũng do Nguyễn Văn Đông làm giám đốc nghệ thuật phát hành thì ghi thẳng nghệ danh thường dùng là Ngân Giang thay vì dùng nghệ danh Nguyễn Vĩ như băng Premier 5 này.[16]
  13. ^ Có nơi ghi nhầm tên tác giả là tên hai người chụp hình làm hình bìa tờ nhạc, gồm Nhật Linh (ca sĩ, chính là nghệ danh của nhạc sĩ Mộng Long khi đi hát) và Trang Kim Phụng.

Tham khảo sửa

  1. ^ Ngành Mai (20 tháng 1 năm 2017). “Hãng dĩa hát Continental phải chạy theo tân cổ giao duyên để sống còn”. Người Việt. Truy cập 26 tháng 8 năm 2022.
  2. ^ a b Du Tử Lê (16 tháng 12 năm 2009). “Nguồn gốc "Tân cổ giao duyên" và nguyên nhân "lấn sân" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông”. Người Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2010. Truy cập 24 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ “Khắp toàn quốc đang chờ đợi cuốn băng nhạc Premier 2” (2057). Sài Gòn: Nhật báo Tiền Tuyến. 29 tháng 1 năm 1972. tr. 8.
  4. ^ Trường Kỳ (26 tháng 11 năm 2008). “Nguyễn Văn Đông: Giữa binh nghiệp và âm nhạc”. TiVi Tuần-san. Truy cập 20 tháng 08 năm 2022.
  5. ^ Ngành Mai (16 tháng 8 năm 2018). “Hãng dĩa Continental làm ăn khá nhờ Thanh Nga ca 'Tình Thơ Mộng'. Người Việt. Truy cập 26 tháng 8 năm 2022.
  6. ^ a b Nguyễn Ngọc Ngạn (29 tháng 4 năm 2018). Paris By Night 125 - Chiều Mưa Biên Giới (Đại nhạc hội). Saigon Performing Arts Center, Fountain Valley, CA: Trung tâm Thúy Nga.
  7. ^ Hoài Việt Hoài (11 tháng 2 năm 1972). “Một năm thịnh hành của băng nhựa” (2068). Sài Gòn: Nhật báo Tiền Tuyến. tr. 9.
  8. ^ “Tâm tình của Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông như "Hồi ký" tiếp theo các cuộc phỏng vấn thu âm”. Người Việt Tây Bắc. 17 tháng 10 năm 2016. Truy cập 26 tháng 8 năm 2022.
  9. ^ “Chế Linh giải mật nghi án tình cảm với Thanh Tuyền”. Tiền Phong Online. 14 tháng 7 năm 2021. Truy cập 26 tháng 8 năm 2022.
  10. ^ “Cuốn băng tuyệt vời của lính. Nguyễn Văn Đông với chương trình băng nhạc Continental số 1” (2047). Sài Gòn: Nhật báo Tiền Tuyến. 18 tháng 1 năm 1972. tr. 12.
  11. ^ Nguyễn Thụy Kha (28 tháng 11 năm 2018). “Y Vân - dấn thân vì nghiệp nhạc”. Người Lao Động. Truy cập 24 tháng 8 năm 2022.
  12. ^ Trần Hữu Ngư (2016). “Bài phỏng vấn độc quyền nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông”. Ủa, sao kỳ lạ vậy?. Hà Nội, Việt Nam: NXB Mỹ Thuật. ISBN 978-604-78-4939-0.
  13. ^ Phan Anh Dũng (5 tháng 10 năm 2011). “Một công trình để đời của nhạc sĩ Y Vân”. Richmond, VA: Tạp chí Cỏ Thơm. Bản gốc lưu trữ 26 tháng 8 năm 2022. Truy cập 26 tháng 8 năm 2022.
  14. ^ Gibbs, Jason (23 tháng 3 năm 2018). “Nguyễn Văn Đông: 'Đường đời mưa bay gió cuốn'. Viết cho BBC Tiếng Việt. Truy cập 26 tháng 8 năm 2022.
  15. ^ Hoài Nam (10 tháng 11 năm 2018). “Hòai Nam: NHỮNG CA KHÚC NHẠC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT (80 - phần II) - NHẠC PHIM - Eternally (Terry's Theme, Limelight), Chaplin & Parsons, Turner, Ánh Đèn Màu”. Tủ sách Tâm Vấn (t-van.net).
  16. ^ “SC-115,116 TN-036-172”.