Nguyễn Nhân Chiến
Nguyễn Nhân Chiến (sinh 1960) là một chính khách người Việt Nam. Ông nguyên là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh.[1]
Nguyễn Nhân Chiến | |
---|---|
Chức vụ | |
Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh | |
Nhiệm kỳ | 24 tháng 4 năm 2015 – 28 tháng 6 năm 2016 1 năm, 65 ngày |
Tiền nhiệm | Nguyễn Sỹ |
Kế nhiệm | Nguyễn Hương Giang |
Phó Chủ tịch | Nguyễn Xuân Thu |
Nhiệm kỳ | 22 tháng 2 năm 2015 – 25 tháng 9 năm 2020 5 năm, 216 ngày |
Tiền nhiệm | Trần Văn Túy |
Kế nhiệm | Đào Hồng Lan |
Phó Bí thư | Nguyễn Tử Quỳnh |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh | |
Nhiệm kỳ | 14 tháng 4 năm 2011 – 24 tháng 4 năm 2015 4 năm, 10 ngày |
Tiền nhiệm | Trần Văn Túy |
Kế nhiệm | Nguyễn Tử Quỳnh |
Phó Chủ tịch | Nguyễn Tử Quỳnh Nguyễn Lương Thành Ngô Vĩnh Kiên |
Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh | |
Bí thư | Trần Văn Túy |
Thông tin chung | |
Sinh | 20 tháng 2, 1960 xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Nơi ở | phường Tiền An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh |
Nghề nghiệp | chính khách |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | Không |
Đảng phái | ![]() |
Vợ | Ngô Thị Khường |
Họ hàng |
|
Con cái |
|
Học vấn | Tiến sĩ Kinh tế |
Trường lớp |
Xuất thânSửa đổi
Ông sinh ngày 20 tháng 2 năm 1960 tại thôn Chi Hồ, xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ông hiện cư trú ở Số nhà 195, đường Nguyễn Gia Thiều, phường Tiền An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.[2]
Giáo dụcSửa đổi
- Giáo dục phổ thông: 10/10[2]
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam[2]
- Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội[2]
- Tiến sĩ Kinh tế.[2][3]
- Cử nhân lí luận chính trị[2]
Sự nghiệpSửa đổi
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 15/5/1983.[2]
Ông từng là đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh khóa 15, nhiệm kỳ 2001-2006; nhiệm kỳ 2011-2016.[2]
Ngày 14 tháng 4 năm 2011, trong kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh lần thứ 23, ông Nguyễn Nhân Chiến đã được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay ông Trần Văn Túy. Trước đó, vào ngày 13 tháng 4, ông Nguyễn Nhân Chiến - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh - được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.[4]
Ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam ở Đơn vị bầu cử Số 2: Gồm thị xã Từ Sơn và các huyện: Tiên Du, Yên Phong, được 255.984 phiếu, đạt tỷ lệ 90,24% số phiếu hợp lệ.
Ngày 11 tháng 2 năm 2015, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa 18 bầu ông làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2010 - 2015.[5][6]
Ngày 24 tháng 4 năm 2015, Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh khóa XVII đã bầu ông Nguyễn Nhân Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, giữ vị trí Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.[7]
Tháng 9 năm 2015 tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020, ông tái đắc cử chức Bí thư tỉnh ủy[8].
Ngày 26 tháng 1 năm 2016, ông được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.[9]
Tháng 9 năm 2020 tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, ông thôi không tham gia Ban chấp hành, Ban thường vụ tỉnh uỷ và thôi không giữ chức Bí thư tỉnh uỷ Bắc Ninh khoá XX. Người kế nhiệm ông trong chức vụ này là bà Đào Hồng Lan.[10]
Ngày 2 tháng 12 năm 2021, ông nghỉ hưu theo chế độ.
Gia đìnhSửa đổi
Cha ông là Nguyễn Nhân Ngữ, một cựu tù nhân Côn Đảo, được trả tự do năm 1955. Ngày 22 tháng 7 năm 2020, con trai của ông Nguyễn Nhân Chiến, Nguyễn Nhân Chinh (36 tuổi) được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh chỉ định giữ chức Bí thư Thành ủy Bắc Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025. Ông Chinh sinh năm 1984, quê xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh tốt nghiệp đại học chuyên ngành cờ vua, thạc sĩ quản lý giáo dục. Ông được kết nạp Đảng năm 2011[11]. Sau phản ánh của dư luận rồi yêu cầu của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh đã điều động, bổ nhiệm ông Chinh làm Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh vào ngày 6 tháng 8 năm 2020, đến ngày 4 tháng 1 năm 2021 thì ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở này.[12]
Trong thời gian tại chức, ông Nguyễn Nhân Chiến được cho là đã lợi dụng chức vụ khi bổ nhiệm khoảng 20 người thân thích trong gia tộc, gồm anh chị em ruột, con cháu, thông gia, họ hàng... vào các vị trí lãnh đạo tại địa phương, trên địa bàn do mình quản lý.
Tham khảoSửa đổi
- ^ Võ Hải - Hoàng Thuỳ (ngày 30 tháng 5 năm 2017). “Bí thư Bắc Ninh đề nghị cấm đưa đơn tố cáo lên mạng xã hội”. Báo VnExpress. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
- ^ a b c d e f g h Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở 63 tỉnh thành
- ^ “Nguyễn Nhân Chiến”. VietNamNet. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2018.
- ^ Quốc Đô - Anh Thế, Bắc Ninh bầu Chủ tịch UBND tỉnh mới, Dân Trí, Thứ Năm 14/04/2011 - 20:31, truy cập 24/11/2020.
- ^ Ông Nguyễn Nhân Chiến giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh
- ^ “Đồng chí Nguyễn Nhân Chiến được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh”. Báo Hà Nội mới. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|access-date=
(trợ giúp) - ^ Tin, ảnh: Thái Hùng (TTXVN), Bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, Tin tức TTXVN, Thứ Sáu, 24/04/2015 17:13, truy cập 4/12/2020.
- ^ “Nhân sự mới Tỉnh ủy Bắc Ninh”. Báo điện tử chính phủ. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|access-date=
(trợ giúp) - ^ “Công bố danh sách 19 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 28 tháng 1 năm 2016.
- ^ https://nld.com.vn/thoi-su/bi-thu-bac-ninh-nguyen-nhan-chien-khong-co-ten-trong-danh-sach-bch-khoa-moi-20200925100843379.htm
- ^ “Con trai bí thư tỉnh ủy làm bí thư Thành ủy Bắc Ninh: 'Việc này không vướng quy định nào'”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2020.
- ^ “Chỉ trong 6 tháng, ông Nguyễn Nhân Chinh đã 'kinh qua' 3 vị trí lãnh đạo tại Bắc Ninh”.