Nguyễn Thị Bảo

(Đổi hướng từ Nguyễn Thị Bửu)

Nguyễn Khắc Thị Bảo (còn đọc trại là Bửu[1]) (chữ Hán: 阮克氏寶; 7 tháng 9 năm 180112 tháng 9 năm 1851), phong hiệu Tứ giai Thục tân (四階淑嬪), là một cung tần của vua Minh Mạng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Tứ giai Thục tân
四階淑嬪
Thông tin chung
Sinh7 tháng 9 năm 1801
Mất12 tháng 9 năm 1851 (50 tuổi)
Phu quânNguyễn Thánh Tổ
Minh Mạng
Hậu duệTùng Thiện vương Miên Thẩm
Quy Đức Công chúa Vĩnh Trinh
Lại Đức Công chúa Trinh Thận
Thuận Lễ Công chúa Tĩnh Hòa
Hai hoàng tử tảo thương
Tên húy
Nguyễn Khắc Thị Bảo
(阮克氏寶)
Thụy hiệu
Đoan Liệt Thục Tân
端烈淑嬪
Tước hiệuCung tân (宮嬪) - Mỹ nhân - Cung tân
Thục tân (淑嬪)
Thứ nhân
Tiếp dư (婕妤)
Thục tân (淑嬪) (truy tặng)
Thân phụNguyễn Khắc Thiệu

Tiểu sử sửa

Thân thế sửa

Thục Tân Nguyễn Khắc Thị Bảo sinh vào giờ Ngọ ngày 15 tháng 7 (âm lịch) năm Tân Dậu (tức 23 tháng 8 năm 1801), là con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu (1764 - 1816), nguyên quán ở Bình Chương, Gia Định, một khai quốc công thần của nhà Nguyễn. Mẹ bà là phụ nhân Nguyễn Thị Phú.

Năm Gia Long thứ 13 (1814), bà Bảo nhập cung vào hầu vua Minh Mạng khi ông vẫn còn ở nơi tiềm để[1].

Nhập cung sửa

Năm 1819, bà hạ sinh con trai đầu lòng là Miên Thẩm, hoàng tử có quý tướng. Vua Gia Long thấy vậy vui mừng, ban cho hai mẹ con bà 10 lạng vàng[2]. Thuở nhỏ Miên Thẩm hay khóc và nhiều bệnh, bà Bảo ngày đêm lo chăm sóc, tìm danh y chữa trị nhưng vẫn không thuyên giảm. Chưa đầy năm, hoàng tử càng khóc dữ dội, mắt mờ đi mà lại chảy máu[2]. Đột nhiên có vị đạo sĩ tên Vân đến xin gặp bà và bảo: “Đây là tinh khí của Thái Bạch Kim Tinh giáng xuống, làm lễ tiễn là khỏi”. Làm lễ xong thì hoàng tử nín khóc thật[2].

Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi, bà Bảo được liệt vào hàng Cung tần, năm 1831 giáng xuống làm Mỹ nhân, năm 1833 khởi phục làm Cung tần. Năm 1836 bà được ban huy hiệu là Thục tân (淑嬪) ở hàng Tứ giai. Sử sách ghi lại, bà Thục tần có mối quan hệ khá thân thiết với Tiệp dư Lê Thị Ái, mẹ của Tuy Lý vương Miên Trinh. Thời Minh Mạng có 2 đợt sách phong cung giai các năm 1836 và 1838 trong đó đợt 1838 có 3 vị Tần nhận phong là Huệ tân, Hòa tân và Lệ tân nên có thể tạm đoán bà Thục tân được phong năm 1836. Trong số hậu phi lúc đó có Hiền phi Ngô Thị Chính đứng đầu, Trang tân Trần Thị Tuyến thứ 2, Thục tân Nguyễn Thị Bảo thứ 3 và An tân Hồ Thị Tùy thứ 4.

Thục tân Nguyễn Khắc Thị Bảo là người điềm đạm, giản dị, không ưa châu báu, chỉ thích thiên nhiên cây cỏ. Quanh viện Đoan Trang của bà có đủ các thứ hoa, bốn mùa lúc nào cũng có hoa nở hương thơm, lá xanh một góc trời. Mỗi sáng và chiều, bà đích thân cho bầy chim trong viện ăn, sau đó xách nước tưới hoa[3].

Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), bà Thục tân bị liên can đến án người nhà ăn trộm vàng trong cung, nên bị tước đoạt hết sách phong[4]. Năm sau (1837), bà được khôi phục làm Tiếp dư ở hàng Lục giai[4]. Năm Tự Đức thứ 2 (1849), Tùng Quốc công Miên Thẩm con trai bà cho xây Tiêu Viên và tâu xin vua cho rước mẹ về đó phụng dưỡng[1].

Ngày 17 tháng 8 (âm lịch) năm Tân Hợi, Tự Đức năm thứ 4 (1851), tiền triều Tiệp dư Nguyễn Khắc Thị Bảo qua đời, hưởng thọ 51 tuổi[1]. Khi đó Tùng Quốc công dâng sớ xin cấp lại sách phong cho mẹ với lời lẽ rất thống thiết đau thương[2]. Vua Tự Đức động lòng, gia ân hoàn lại sách phong Thục tân cho bà[4], ban thụyĐoan Liệt (端烈)[1]. Tùng Quốc công đau thương hết lễ, dựng lều tranh ở cạnh mộ bà mà để tang ba năm[2].

Sau khi mẹ qua đời, Miên Thẩm đã cải tạo ngôi nhà ở của mình trong phủ làm nhà thờ, một gian hai chái, bộ tuồng gỗ kiểu nhà rường, vách xây gạch, cửa bản khoa, mái lợp ngói liệt; nội thất bài trí ba án thờ, đặc biệt một tủ đựng các mộc bản văn thơ Tùng Thiện Vương (chưa được kiểm tra). Bức hoành đề Thục Tần Đoan Liệt từ đường” (淑嬪端烈祠堂) với lạc khoản “Tự Đức Nhâm Ngọ” (1882), bài vị trên bàn thờ ghi Tiền triều Tiếp dư Tự Đức tứ niên bát nguyệt thập nhất nhật hoăng, tặng Thục Tân Nguyễn Khắc Thị thụy Đoan Liệt thần chủ”, lại phối thờ bài vị thân phụ và thân mẫu của bà Thục tần.

Hậu duệ sửa

Thục tần Nguyễn Thị Bảo có với vua Minh Mạng tổng cộng 4 hoàng tử và 3 hoàng nữ[1], trong đó chỉ có Tùng Thiện vương Miên Thẩm và 3 vị công chúa là sống qua tuổi trưởng thành. Cả bốn người đều có sự nghiệp văn chương đồ sộ, và 3 công chúa được xưng tụng là Nguyễn triều Tam khanh.

Trong văn hóa đại chúng sửa

Năm Tác Phẩm Diễn Viên Nhân Vật
2020 Phượng khấu Diễm Châu Nguyễn Diệp Bửu

Tham khảo sửa

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d e f Nguyễn Phúc tộc thế phả, tr.244
  2. ^ a b c d e Đại Nam liệt truyện, tập 3, quyển 6 – phần Tùng Thiện Quận vương Miên Thẩm
  3. ^ Nguyễn Đắc Xuân (1994), Chuyện các bà trong cung Nguyễn (chương 14), Nhà xuất bản Thuận Hóa
  4. ^ a b c Đại Nam thực lục, tập 7, tr.223