Mạnh Linh
Mạnh Linh (6 tháng 4 năm 1929 – ?) là một nghệ sĩ sân khấu, diễn viên điện ảnh, nguyên Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam.[1][2] Ông đã được nhà nước Liên Xô trao tặng Huân chương Lenin và Bằng danh dự nghệ sĩ. Ông cũng từng được nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân trong đợt phong thưởng lần thứ 2 năm 1988 nhưng đã bị tước bỏ danh hiệu sau khi ông phải nhận án tù vào năm 1996.[3][4]
Mạnh Linh | |
---|---|
Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 1983 – 1989 |
Phó giám đốc | |
Tiền nhiệm | Dương Ngọc Đức |
Kế nhiệm | Nguyễn Trọng Khôi |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Phạm Văn Lạng |
Ngày sinh | 6 tháng 4, 1929 |
Nơi sinh | Yên Dũng, Hà Bắc |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | Diễn viên |
Khen thưởng | Huân chương Kháng chiến hạng Nhất Huân chương Kháng chiến hạng Nhất Huân chương Lao động hạng Nhì Huân chương Lenin |
Danh hiệu | Nghệ sĩ Nhân dân (1988 – 1996) |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Năm hoạt động | 1958 – 1996 |
Vai diễn | Tướng Thuấn trong Tướng về hưu |
Sự nghiệp sân khấu | |
Năm hoạt động | 1945 – 1996 |
Vai diễn | Hồ Chí Minh trong Bài ca Điện Biên |
Thời trẻ
sửaMạnh Linh tên thật là Phạm Văn Lạng, sinh ngày 6 tháng 4 năm 1929 tại phủ Lạng Giang, huyện Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Giang).[5] Theo Địa chí Bắc Giang từ điển, ông sinh ra trong một gia đình thành thị nghèo, sau khi học hết lớp nhất thì bỏ học đi theo một gánh hát cải lương và đi khắp nơi đến tận Thừa Thiên Huế. Năm 1945, ông trở về phủ Lạng Giang và gia nhập gánh hát Xuân Đài. Cách mạng Tháng Tám nổ ra, Mạnh Linh đã tham gia cướp chính quyền ở địa phương. Về sau, ông tham gia đoàn tuyên truyền của Hội Phật giáo cứu quốc.[6]
Tháng 5 năm 1948, ông tham gia thành lập đội tuyên truyền xung phong của Ty Thông tin Bắc Giang, sau chuyển thành Đoàn văn công nhân dân Bắc Giang. Mạnh Linh lần lượt được đề bạt làm Đoàn phó, rồi Đoàn trưởng và phụ trách Phòng Văn nghệ Ty Văn hóa, kiêm Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ Bắc Giang. Đến tháng 8 năm 1956, ông được điều về Đoàn văn công Trung ương.[6]
Phát triển sự nghiệp
sửaNăm 1959, bộ phim truyện điện ảnh đầu tiên của miền Bắc Việt Nam sau 1954, đồng thời là phim truyện đầu tiên của điện ảnh Cách mạng Việt Nam ra đời. Mạnh Linh đã đảm nhận vai chính trong bộ phim ghi dấu ấn lịch sử cho điện ảnh Việt Nam này.[7]
Ông vốn là một nghệ sĩ sân khấu chuyên mảng kịch nói. Ông được xem là thế hệ diễn viên sân khấu thứ hai của Việt Nam sau Thế Lữ, Đào Mộng Long, Song Kim.[8] Lúc bấy giờ, Đoàn kịch nói Trung ương (nay là Nhà hát Kịch Việt Nam) chia làm 3 đoàn bao gồm Đoàn kịch Bắc, Đoàn kịch Nam bộ và Đoàn kịch Thanh niên. Mạnh Linh được phân công làm Đoàn trưởng Đoàn kịch Bắc.[9][10] Năm 1972, Dương Ngọc Đức trở thành đạo diễn kiêm Chỉ đạo nghệ thuật Nhà hát Kịch. Một thời gian sau, Dương Ngọc Đức được bổ nhiệm làm Giám đốc, còn Mạnh Linh cùng Lê Văn Sinh, Lê Trọng Sâm được bổ nhiệm làm Phó giám đốc.[11]
Vào giai đoạn đầu của Chiến tranh biên giới Việt–Trung năm 1979, đơn vị tự vệ của Nhà hát Kịch được thành lập. Mạnh Linh trở thành Chính trị viên của đơn vị.[12] Năm 1983, Dương Ngọc Đức nhậm chức Tổng thư ký của Hội nghệ sĩ sân khấu, Mạnh Linh trở thành người kế nhiệm vị trí Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam.[11]
Diễn viên
sửaNăm 1970, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của lãnh tụ Vladimir Lenin, Mạnh Linh cùng Can Trường và Hoàng Uẩn được cử sang Liên Xô để chuẩn bị cho việc dựng vở kịch Chuông đồng hồ điện Kremlin.[13] Đây là vở kịch của mô tả bối cảnh nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười. Mạnh Linh được phân vào vai kỹ sư Zabolin, nhân vật được xây dựng dựa trên hình tượng Lenin.[14] Năm 1978, ông tiếp tục vào vai Lenin trong vở Khúc thứ ba bi tráng cũng nằm trong bộ 3 vở kịch có đề tài về Cách mạng Tháng Mười của nhà viết kịch người Liên Xô Nikolai Pogodin.[15][16] Sau khi vở kịch được công diễn đã nhận được nhiều lời khen từ khán giả cả nước.[17]
Sau thành công của 2 vở Chuông đồng hồ điện Kremlin và Khúc thứ ba bi tráng, Nhà hát Kịch Việt Nam quyết định hoàn thành nốt tác phẩm Người cầm súng, tác phẩm mở đầu cho bộ 3 thành tựu nghệ thuật xuất sắc nhất của Nikolai Pogodin.[18] Mạnh Linh tiếp tục nhận vai Lenin trong vở kịch này.[15] Sau 3 vở kịch của Nikolai, Mạnh Linh tiếp tục vào vai Lenin trong vở Con ngựa xanh trên thảm cỏ đỏ của Mikhail Shatrov. Việc liên tiếp thể hiện thành công vai diễn này, ông được cho là "đã gây ra một "cơn sốc" xúc động cho khán giả Việt Nam về vị lãnh tụ không chỉ của cách mạng Nga mà của cả cách mạng Việt Nam".[19] Năm 1984, nhân kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà hát Kịch Việt Nam đã huy động hơn 200 diễn viên để dựng vở kịch Bài ca Điện Biên, trong đó người đóng vai chủ tịch Hồ Chí Minh chính là Mạnh Linh,[20] cũng là Giám đốc Nhà hát lúc bấy giờ.[21][22]
Dàn dựng
sửaBên cạnh vai trò diễn viên, Mạnh Linh còn là người dàn dựng cho nhiều vở kịch đặc sắc của Nhà hát Kịch như vở Người thầy cũ của Thiết Vũ, Sư già và em bé của Kính Dân, Chiếc vuốt cọp của Thanh Hương.[11] Năm 1987, chuẩn bị cho chương trình Giao lưu sân khấu với bạn bè quốc tế, Nhà hát Kịch Việt Nam đã cử Mạnh Linh cùng Doãn Hoàng Giang và Doãn Châu sang Tiệp Khắc để nghiên cứu về Karel Čapek – nhà viết kịch hàng đầu của Tiệp Khắc, nổi tiếng với các tác phẩm chống Phát xít có giá trị cao. Sau khi ba người trở về, Nhà hát đã quyết định dựng vở kịch Bệnh trắng (tiếng Séc: Bílá nemoc)[23] – tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn này viết về mâu thuẫn giữa một bác sĩ mang tư tưởng hòa bình và một viên thống chế theo Phát xít.[24]
Với nhiều đóng góp sân khấu kịch, năm 1988, ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.[25][26]
Tai tiếng và cuối đời
sửaNăm 1996, khán giả Việt Nam bất ngờ trước tin Mạnh Linh liên quan đến vụ án xù nợ của con gái. Ông bị buộc tội đồng phạm với con gái trong việc vay tiền mà không trả được và phải nhận án 8 năm tù giam. Nhưng vì tuổi cao sức yếu (lúc này ông đã 70 tuổi) mà ông được về quê ở Gia Lương, Bắc Ninh để dưỡng bệnh cho đến khi hưởng lệnh đặc xá.[27] Đây cũng là nguyên nhân khiến cho ông bị tước danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân của Việt Nam.[28] Tính đến năm 2024, trường hợp của Mạnh Linh được xem là trường hợp duy nhất bị tước danh hiệu này.[29]
Sau khi được đặc xá, ông chuyển về sống tại Hà Nội cùng vợ và các cháu. Không rõ ông qua đời vào năm nào.[30]
Tác phẩm
sửaSân khấu
sửaNăm | Vở kịch | Nhân vật | Tác giả | Đạo diễn | Chú | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|---|
1954 | Những người ở lại | Sơn | Nguyễn Huy Tưởng | NSND Thế Lữ | [31] | |
1955 | Chị Hòa | Sơn | Học Phi | [a] | [32] | |
1957 | Đầu sóng ngọn gió | Khả | Nguyễn Hùng | Vaxiliev | [32] | |
1959 | Một Đảng viên | Minh | Học Phi | NSND Thế Lữ, NSND Trần Hoạt | [a] | [33][34] |
1963 | Đêm mưa | Vịnh | Tất Đạt | NSND Dương Ngọc Đức, NSND Ngọc Phương | [35][36] | |
1965 | Lửa hậu phương | Chủ tịch Đệ | Kính Dân[b] | Mạnh Linh, NSƯT Lại Phú Cương | [37][38] | |
1968 | Quê hương Việt Nam | Bí thư Đoài | Xuân Trình | NSND Đình Quang | [39][40] | |
1970 | Đôi mắt | Thành | Vũ Dũng Minh | NSND Dương Ngọc Đức | [c] | [41][42] |
Chuông đồng hồ điện Kremlin | Kỹ sư Zabolin[d] | Nikolai Pogodin | Lesli | [14][43] | ||
1974 | Đại đội trưởng của tôi | Sư trưởng Quỳnh | NSƯT Đào Hồng Cẩm | NSND Đình Quang | [e] | [32][44] |
1977 | Khúc thứ ba bi tráng | Vladimir Lenin | Nikolai Pogodin | NSND Dương Ngọc Đức | [c] | [45][46] |
Người cầm súng | [6] | |||||
1979 | Platon Krechet | Chủ tịch Berest | Oleksandr Korniychuk | NSND Xuân Đàm | [32] | |
Con ngựa xanh trên thảm cỏ đỏ | Vladimir Lenin | Mikhail Shatrov | [19] | |||
Quảng trường đỏ | Vladimir Lenin | [47] | ||||
1984 | Bài ca Điện Biên | Hồ Chí Minh | Tất Đạt | NSND Doãn Hoàng Giang, NSƯT Dương Viết Bát | [19][48] | |
1985 | Lịch sử và nhân chứng | Hoài Giao | NSND Doãn Hoàng Giang | [49][50] |
Điện ảnh
sửaNăm | Tên phim | Vai diễn | Đạo diễn | Nguồn |
---|---|---|---|---|
1959 | Chung một dòng sông | Vận | NSND Nguyễn Hồng Nghi, NSND Phạm Kỳ Nam[f] | [52] |
1962 | Một ngày đầu thu | Kiên | Huy Vân, NSND Hải Ninh | [53] |
1963 | Khói trắng | Bí thư Đảng ủy Quyết | NSƯT Nguyễn Tiến Lợi, Lê Thiều | [54] |
1979 | Con chim biết chọn hạt | Giám đốc | NSƯT Vũ Phạm Từ | [5] |
1980 | Đất mẹ | Đại úy Giáp | NSND Hải Ninh | [55] |
1986 | Cuộc chia tay không hẹn trước | Thứ trưởng Trương Đồng | NSND Bạch Diệp | [56] |
Đứa con và người lính | Trung đoàn trưởng Thừa | Châu Huế | [56] | |
1988 | Tướng về hưu | Tướng Thuấn | NSND Nguyễn Khắc Lợi | [57] |
1989 | Phận đời không muốn nhớ | Bố Khoái | Trần Quốc Huấn | |
1992 | Vụ áp phe Đông Dương | Tộc trưởng Vàng | NSND Trần Đắc | [8] |
Truyền hình
sửaNăm | Tên phim | Vai diễn | Đạo diễn | Kênh | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|
1995 | Những người sống bên tôi | NSƯT Tất Bình | VTV1 | ||
Lặng lẽ tuổi trăng tròn | NSND Bạch Diệp | ||||
1996 | Những người sống bên tôi (phần 2) | NSƯT Tất Bình | VTV3 | ||
Người Hà Nội | Hoàng Tích Chỉ, Đoàn Lê |
Khen thưởng
sửa- Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất.
- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.
- Huân chương Lao động hạng Nhì.
- Huân chương Lenin (do Liên Xô trao tặng).
Đời tư
sửaMạnh Linh có hai người con trai và hai người con gái. Người con trai cả của ông mất sớm, để lại cho ông bà 3 người cháu nội; con trai thứ từng nghiện ma túy, có hai người con trai nhưng cũng nhờ ông bà phụ giúp nuôi nấng. Một trong hai người con gái của ông là thủ phạm trong vụ án xù nợ năm 1996, chịu án đến năm 2003 thì hết hạn.[27]
Chú thích
sửa- ^ a b 1 trong 3 tác phẩm giúp nhà viết kịch Học Phi nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996.
- ^ tên thật Lê Như Dực.
- ^ a b 1 trong các tác phẩm giúp NSND Dương Ngọc Đức nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV năm 2012.
- ^ dựa trên hình tượng của Vladimir Lenin
- ^ 1 trong 3 tác phẩm giúp Đào Hồng Cẩm nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996.
- ^ nghệ danh Phạm Hiếu Dân.[51]
Tham khảo
sửa- ^ Đức Kiên (13 tháng 9 năm 2009). “Hậu "giám đốc" họ làm gì?”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2022.
- ^ Doãn Châu (2007), tr. 203.
- ^ Đỗ Văn Trụ & Phạm Vũ Dũng (2003), tr. 148.
- ^ Chu Thu Hằng (4 tháng 10 năm 2007). “Nghệ sĩ và sự vinh danh”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2022.
- ^ a b Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 211.
- ^ a b c Nguyễn Quang Ân (2002), tr. 438.
- ^ Dạ Vũ (14 tháng 4 năm 2014). “'Chung một dòng sông' và dấu ấn lịch sử phim Việt”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2022.
- ^ a b Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 212.
- ^ “Lịch sử hình thành”. Nhà hát Kịch Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2022.
- ^ Doãn Châu (2007), tr. 61.
- ^ a b c Doãn Châu (2007), tr. 79.
- ^ Thạch Sơn (25 tháng 3 năm 1979). “Nhà hát Kịch trong tư thế chiến đấu”. Báo Nhân Dân. 9055: 3. ISSN 0866-7977. OCLC 951314970.
- ^ Nguyễn Thế Vinh (2003), tr. 47.
- ^ a b Doãn Châu (2007), tr. 78.
- ^ a b Doãn Châu (2007), tr. 107.
- ^ Mạnh Linh (1980). “I acted Lenin character - Je joue le rôle de Lénine” [Tôi đóng vai Lenin]. Tạp chí văn hóa nghệ thuật. 1 (30): 75–80. OCLC 36105639.
- ^ Doãn Châu (2007), tr. 102.
- ^ Đỗ Đức Hiếu (1984), tr. 240.
- ^ a b c Nguyễn Thị Minh Thái (1995), tr. 185.
- ^ Doãn Châu (2007), tr. 123.
- ^ Thùy Linh (9 tháng 4 năm 2013). “Nghệ sỹ Văn Hiệp qua đời”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2022.
- ^ Cao Minh (4 tháng 9 năm 2012). “Kỷ niệm 24 năm ngày mất của nhà thơ-nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (29/8/1988-29/8/2012): Điều không thể mất”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2022.
- ^ Doãn Châu (2007), tr. 132.
- ^ Suvin (1986), tr. 842–844.
- ^ Văn phòng Bộ Văn hóa và Thông tin (2000), tr. 94.
- ^ Thanh Phàn (8 tháng 12 năm 1988). “114 nghệ sĩ được tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú đợt 2”. Báo Sài Gòn giải phóng. 4169: 4. OCLC 1190867422.
- ^ a b “Nghệ sĩ Mạnh Linh vinh quang và cay đắng”. VnExpress. 23 tháng 4 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
- ^ “Nghệ sĩ hoạt động tự do cũng được xét tặng danh hiệu”. Tuổi Trẻ Online. 16 tháng 8 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
- ^ Bằng Linh (10 tháng 7 năm 2021). “Danh hiệu nghệ sĩ: Nếu không còn xứng đáng thì nên tự trả lại”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
- ^ Anh Thư (17 tháng 2 năm 2022). “Diễn viên 'Tướng về hưu' sau 34 năm: Người qua đời, người bị ung thư”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2022.
- ^ Lưu Quang Vũ (1979), tr. 79.
- ^ a b c d Nguyễn Thị Minh Thái (1995), tr. 184.
- ^ Doãn Châu (2007), tr. 41.
- ^ Obrazt︠s︡ova và đồng nghiệp (1984), tr. 31.
- ^ Xuân Trình (1995), tr. 161–162.
- ^ Doãn Châu (2007), tr. 50.
- ^ Doãn Châu (2007), tr. 68.
- ^ Kính Dân (1999), tr. 114.
- ^ Xuân Trình (1995), tr. 211.
- ^ An Nhiên (13 tháng 12 năm 2019). “Nhà viết kịch Xuân Trình - Người đi trước thời đại”. Báo Biên phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2022.
- ^ Nguyễn Quang Ngọc (2003), tr. 728.
- ^ Doãn Châu (2007), tr. 81.
- ^ Ủy ban Nghệ thuật, Liên đoàn Nhà văn Liên Xô (1989). Театр (bằng tiếng Nga). 1–4. Искусство. tr. 154. ISSN 0131-6885.
- ^ Lê Hoài Nam (30 tháng 12 năm 2008). “Vở kịch "Đại đội trưởng của tôi" và chuyện kể của một vị tướng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2022.
- ^ Nguyễn Thị Mỹ Dung (2001), tr. 235.
- ^ Babakhodzhaev (1990), tr. 107.
- ^ Nguyễn Thị Như Trang (2003), tr. 248.
- ^ Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2002), tr. 508.
- ^ Đoàn Ánh Dương (2020), tr. 57.
- ^ Nguyễn Vinh Phúc (2009), tr. 970.
- ^ Lê Thị Bích Hồng (30 tháng 4 năm 2020). “Đạo diễn Phạm Kỳ Nam: 'Chung một dòng sông' - phim truyện đầu tiên của Việt Nam”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2022.
- ^ Bùi Chu (1984), tr. 77.
- ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 209.
- ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 211.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 805.
- ^ a b Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 213.
- ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 236.
Thư mục
sửa- Tiếng Việt
- Bùi Chu (1984). Đặc trưng và ngôn ngữ điện ảnh. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn Hóa. OCLC 615320901.
- Doãn Châu (2007). Nhà hát kịch Việt Nam: 55 năm nhìn lại. Hà Nội: Nhà xuất bản Sân khấu. OCLC 277171091.
- Đoàn Ánh Dương (2020). Sáng Tạo Trong Tình Thế Chuyển Đổi: Văn học và xã hội Việt Nam sau đổi mới. Sách Tao Đàn. ISBN 9786043065787.
- Đỗ Đức Hiếu (1984). Từ điển văn học. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. OCLC 951284627.
- Đỗ Văn Trụ; Phạm Vũ Dũng (2003). Niên giám danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú. Hà Nội: Bộ Văn hóa và Thông tin. OCLC 762193446.
- Hoàng Thanh; Vũ Quang Chính; Ngô Mạnh Lân; Phan Bích Hà (2003). Nguyễn Thị Hồng Ngát; và đồng nghiệp (biên tập). Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Tập 1. Hà Nội: Cục Điện ảnh Việt Nam. OCLC 53129383.
- Kính Dân (1999). Những chặng đường sân khấu: hồi ký. Viện sân khấu xuất bản. OCLC 551499689.
- Lưu Quang Vũ (1979). Diễn viên và sân khấu. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa. OCLC 931828916.
- Ngô Mạnh Lân; Ngô Phương Lan; Vũ Quang Chính; Đinh Tiếp; Lại Văn Sinh (2005). Nguyễn Thị Hồng Ngát; và đồng nghiệp (biên tập). Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Tập 2. Hà Nội: Cục Điện ảnh Việt Nam. OCLC 53129383.
- Nguyễn Quang Ân (2002). Địa chí Bắc Giang từ điển. Sở văn hóa thông tin Bắc Giang và Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam. OCLC 701740065.
- Nguyễn Quang Ngọc (2003). Địa chí Nam Định. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. OCLC 56834566.
- Nguyễn Thị Minh Thái (1995). Sân khấu và tôi. Hà Nội: Nhà xuất bản Sân khấu. OCLC 35808873.
- Nguyễn Thị Mỹ Dung (2001). Những chân dung phác thảo. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động. OCLC 604692360.
- Nguyễn Thị Như Trang (2003). 101 giai thoại làng văn nghệ. Nhà xuất bản Thanh niên. OCLC 54371935.
- Nguyễn Thế Vinh (2003). Gặp gỡ các nghệ sĩ: cảm nhận và ghi chép. Nhà xuất bản Lao động. OCLC 54048539.
- Nguyễn Vinh Phúc (2009). 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Nhà xuất bản Trẻ. OCLC 464263194.
- Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội (2002). Việt Nam trong thế kỷ XX. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. OCLC 223552622.
- Văn phòng Bộ Văn hóa và Thông tin (2000). Hành trình vào thiên niên kỷ mới. Hà Nội: Bộ Văn hóa và Thông tin. tr. 94. OCLC 645819839.
- Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994). Diễn viên điện ảnh Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. OCLC 33133770.
- Xuân Trình (1995). Lời không nói trên sân khấu. Hà Nội: Nhà xuất bản Sân khấu. OCLC 221994830.
- Khác
- Suvin, Darko (1986). “Capek, Karel”. Trong Smith, Curtis C. (biên tập). Twentieth-century science-fiction writers (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 2). Chicago: St. James Press. ISBN 9780912289274. OCLC 14238382.
- Babakhodzhaev, Marat Abdusamatovich (1990). V.I.Lenin ghoi︠a︡lari va khorizhiĭ sharq (bằng tiếng Uzbek). Ŭzbekiston SSR "Fan" nashriëti. ISBN 9785648008533.
- Obrazt︠s︡ova, Anna Georgievna; Smirnov, Boris Aleksandrovich; Khaĭchenko, E.; Kotovskai︠a︡, Melitina Petrovna (1984). Театральное искусство Востока: особенности развития : сборник научных трудов [Nghệ thuật sân khấu phương Đông: đặc điểm phát triển: tuyển tập các bài báo khoa học] (bằng tiếng Nga). Гос. ин-т театрального искусства им. А.В. Луначарского. OCLC 15084634.